Hướng Dẫn Sử Dụng Viên Đặt Trĩ Đúng Cách Và Hiệu Quả Cho Người Bệnh Trĩ
Xem nhanh nội dung bài viết
Theo thống kê, bệnh trĩ là một trong những căn bệnh không quá nguy hiểm phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, dấu hiệu của trĩ lại gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, đau nhức suốt cả ngày mà không thể tập trung làm việc hay sinh hoạt bình thường. Trong trường hợp này, viên đặt trĩ được xem là “cứu tinh” của người bệnh.
Trong bài viết dưới đây, Vivita sẽ hướng dẫn chi tiết cho khách hàng cách sử dụng và lưu ý khi dùng viên đặt.
Bệnh trĩ và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh trĩ là gì?
Trĩ (lòi dom) là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn ra và sưng to, tạo thành các búi trĩ. Búi trĩ có thể xuất hiện ở bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc ở bên ngoài hậu môn (trĩ ngoại).
- Trĩ ngoại: Tĩnh mạch sưng hình thành bên dưới da ở bên ngoài và xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại làm người bệnh cảm thấy ngứa và đau nhức, thỉnh thoảng chảy máu, đặc biệt khi đi ngoài.
- Trĩ nội: Tĩnh mạch sưng lên ở bên trong thực tràng và không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được. Trĩ nội có thể chảy máu khi đi ngoài, nhưng thường không đau như trĩ ngoại.
Theo nhiều nghiên cứu, mọi người đều có trĩ, nhưng về cơ bản không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đến khi trĩ sưng to hoặc lòi ra ngoài hậu môn, người bệnh mới có cảm giác đau nhức, khó chịu.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh trĩ và xuất hiện triệu chứng, kể cả thanh thiếu niên. Nhưng dân văn phòng hoặc độ tuổi từ 50 trở đi có nguy cơ mắc cao hơn cả (một nửa số người trên 50 tuổi bị trĩ).
Nguyên nhân gây bệnh trĩ phổ biến
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh đều có thể khiến mọi người bị trĩ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân thường thấy nhất chính là:
- Mang thai: Trong thời kỳ mang thai, trọng lượng của thai nhi và tử cung đang phát triển tạo áp lực lên khung xương chậu. Ngoài ra, tử cung to lên chèn ép vào các tĩnh mạch ở vùng chậu, gây ra tình trạng phù nề và giãn tĩnh mạch. Vậy nên, có đến 35% phụ nữ có thai bị trĩ.
- Lão hóa: Bệnh trĩ phổ biến nhất ở người lớn trong độ tuổi 45–65, hiếm gặp nhất ở trẻ em (búi trĩ chưa phát triển).
- Táo bón mãn tính: Khi rặn mạnh và kéo dài để đi đại tiện, áp lực lên tĩnh mạch hậu môn tăng cao, dễ gây giãn tĩnh mạch và trĩ.
- Ngồi lâu: Nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên ngồi lâu, ít vận động làm máu ở vùng hậu môn khó lưu thông, ứ trệ và hình thành búi trĩ.
- Chế độ ăn uống: Ăn thực phẩm ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng,… đều là nguyên nhân của bệnh trĩ.
- Béo phì: Người béo phì tạo áp lực lên vùng bụng và hậu môn lớn hơn, dễ gây bệnh trĩ.
Dấu hiệu giúp mọi người nhận biết trĩ từ sớm là ngứa hậu môn, có cục cứng sưng đau, chảy máu trực tràng, đau hoặc táo bón dài ngày.
Thông tin về viên đặt trĩ cần biết
Viên đặt trĩ là gì?
Viên đặt trĩ là một loại sản phẩm được bào chế như hình viên đạn, đưa trực tiếp vào hậu môn hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ. Sản phẩm thường có hình dạng thon dài, đầu nhọn để dễ dàng đưa vào trực tràng.
Công dụng của viên đặt trĩ
Về cơ bản, các loại viên đặt trĩ có tác dụng:
- Giảm đau, giảm viêm: Các thành phần trong viên đặt có tác dụng làm giảm đau, ngứa, rát và sưng viêm ở vùng hậu môn. Nhờ đó, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, sinh hoạt không còn khó khăn.
- Làm co mạch máu: Sản phẩm giúp co các mạch máu bị giãn, làm giảm kích thước búi trĩ và giảm chảy máu.
- Làm mềm phân: Giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm áp lực lên búi trĩ.
- Làm lành vết thương và vết nứt kẽ hậu môn: Táo bón làm vách hậu môn bị nứt, chảy máu nhiều hơn khi đi đại tiện.
- Ngăn hình thành búi trĩ mới.
- Chống viêm nhiễm: Viên đặt có chứa kháng sinh hoặc các chất kháng viêm giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng.
Ai phù hợp sử dụng thuốc đặt trĩ?
Viên đặt trĩ thường được chỉ định cho những người bị bệnh trĩ, đặc biệt là các trường hợp trĩ nội. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
Hướng dẫn cách dùng viên đặt trĩ đơn giản tại nhà
Bước 1: Rửa sạch tay và vùng hậu môn bằng nước ấm, xà phòng hoặc nước muối sinh lý. Sau đó, mọi người lau khô tay và vùng hậu môn bằng khăn bông mềm sạch.
Bước 2: Nếu viên đặt quá mềm, khách hàng có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 10 phút để cứng lại. Mọi người nằm nghiêng sang một bên, 1 chân duỗi thẳng, chân còn lại co về phía bụng (tư thế tốt nhất). Ngoài ra, mọi người có thể ngồi xổm hoặc quỳ.
Bước 3: Đặt đầu nhọn của viên đặt vào hậu môn, sau đó dứt khoát đẩy vào bên trong. Mọi người chỉ nên đẩy vào khoảng 2-3cm tùy theo chiều dài của viên đặt, không nên đưa vào quá sâu.
Bước 4: Nằm nghỉ khoảng 30 phút để sản phẩm được hấp thụ tốt hơn vào cơ thể và không tụt ra ngoài khi di chuyển.
Lưu ý khi sử dụng viên đặt trĩ tại nhà
Để viên đặt phát huy hiệu quả, người dùng phải biết cách sử dụng và lưu ý thêm một số yếu tố sau:
- Trước và sau khi đặt thuốc, mọi người cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh nhiễm trùng. Đặc biệt là trước khi đặt, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm và lau khô.
- Một lưu ý cách đặt viên trĩ mà người dùng cần biết là không nên đặt quá nông hoặc quá sâu. Mọi người nên nằm nghiêng để đặt, miễn sao thấy thoải mái nhất.
- Trong quá trình đặt, mọi người lưu ý: Mỗi người nên sử dụng riêng một hộp thuốc để tránh lây nhiễm, không tự ý tăng giảm liều và phải theo đúng liệu trình của bác sĩ. Vì đôi khi, khách hàng thấy triệu chứng đã giảm và ngưng đặt, nhưng lại rất dễ tái phát.
- Trong chế độ ăn uống: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tăng cường chất xơ, giúp nhuận tràng và đặc biệt là phải uống nhiều nước.
- Chế độ sinh hoạt: Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe và lưu thông máu, hạn chế ngồi lâu một chỗ. Ngoài ra, chuyên gia cũng khuyến khích mọi người nên đi đại tiện đúng giờ, vào buổi sáng để tránh bị táo bón.
- Trước khi sử dụng bất kỳ loại sản phẩm nào, mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Qua bài viết, khách hàng đã tìm hiểu về bệnh trĩ, viên đặt trĩ và hướng dẫn sử dụng chi tiết. Nếu mọi người cần tìm hiểu các loại viên đặt hiệu quả, đừng ngần ngại liên hệ ngay với dược sĩ Vivita qua số 1900 2061 nhé!