#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

[Giải Đáp] Bị Trĩ Nhẹ Có Tự Khỏi Được Không? Người Bệnh Nên Làm Gì Khi Bị Trĩ?

Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không? ”Đây chắc chắn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đối với những người bệnh ở giai đoạn đầu, nếu biết cách điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống hợp lý thì có thể khỏi được. Trong bài viết này, hãy cùng Vivita giải đáp chi tiết hơn về thông tin này nhé.

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ nên biết

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới. Khi các tĩnh mạch bị giãn quá mức, chúng sẽ tạo thành các búi trĩ và gây nên nhiều triệu chứng khó chịu.

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ nên biết
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới.

Trĩ thường được chia thành trĩ nội và trĩ ngoại, như sau:

  • Trĩ nội: Các búi trĩ hình thành ở bên trong trực tràng, không gây đau đớn nhưng có thể khiến người bệnh chảy máu khi đi đại tiện.
  • Trĩ ngoại: Các búi trĩ hình thành ở bên ngoài hậu môn, thường gây đau, ngứa và sưng.

Các dấu hiệu của bệnh trĩ cấp độ nhẹ như sau:

  • Chảy máu khi đi đại tiện.
  • Đau rát hậu môn.
  • Sưng tấy ở vùng da quanh hậu môn.
  • Sa búi trĩ.

Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không và bằng cách nào?

Trường hợp 1, nếu bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ thì có thể thuyên giảm và thậm chí là khỏi hoàn toàn nếu như được sử dụng các biện pháp hiệu quả, phù hợp. 

Dưới đây là phương pháp điều trị để hỗ trợ trị bệnh:

  • Điều trị nội khoa: dùng thuốc uống, thực phẩm chức năng….
  • Xây dựng các chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ uống có gas và các loại bia rượu.
  • Tập thể dục thể thao phù hợp, tránh ngồi quá lâu và nên đi đại tiện đúng giờ. Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh.
Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không và bằng cách nào
Nếu bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ thì có thể tự thuyên giảm nếu có phương pháp điều trị thích hợp

Trường hợp 2, nếu bệnh trĩ ở giai đoạn 2 trở lên thì không thể tự khỏi được, người bệnh cần dùng các biện pháp điều trị để tránh tình trạng trở nên nặng hơn. Ngoài ra, những đối tượng bị các bệnh lý như tiểu đường, bệnh mạch máu, béo phì,… cũng có thể làm cho bệnh trĩ trở nên nặng hơn.

Các biến chứng có thể xảy ra khi bệnh tiến triển nặng là:

  • Sa búi trĩ, gây đau đớn, khó chịu.
  • Tắc mạch gây tình trạng đau dữ dội sưng tấy.
  • Hoạt tử búi trĩ.
  • Nứt kẽ hậu môn.
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nên làm gì khi biết mình bị trĩ?

Đi khám để biết chính xác tình trạng bệnh

Khi thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh trĩ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Từ đó sẽ giúp người bệnh xác định được tình trạng, nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tùy từng trình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị khác nhau như nội khoa hoặc ngoại khoa. 

Uống và bôi thuốc theo chỉ định bác sĩ

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp với từng người bệnh. Vì vậy, mọi người hãy sử dụng thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ dẫn từ bác sĩ, tránh tự ý tăng hoặc giảm liều nếu chưa được cho phép. Ngoài ra, quý khách cũng cần tuân thủ liệu trình và kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh hàng ngày

Quý khách cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh hàng ngày như sau:

Về chế độ ăn uống:

  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh để tăng cường chất xơ và giúp phân mềm hơn.
  • Hạn chế các loại sản phẩm cay nóng, đồ có gas, rượu, bia,….
  • Tránh các loại thức ăn gây táo bón.

Về chế độ sinh hoạt:

  • Tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên.
  • Tránh ngồi im hoặc đứng ở một chỗ quá lâu.
  • Nên đi đại tiện đúng giờ, tránh rặn quá mạnh.

Về vệ sinh hàng ngày:

  • Sử dụng các loại giấy vệ sinh mềm, không nên lau quá mạnh.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm mỗi khi đi vệ sinh.
Bị trĩ nên ăn rau gì
Bị trĩ nên ăn rau xanh nhiều chất xơ

Câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ

Khi nào cần đi khám bệnh trĩ?

Khi xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây thì hãy nên đi khám bệnh trĩ:

  • Chảy máu khi đi đại tiện.
  • Đau rát, ngứa ngáy và sưng tấy ở vùng hậu môn.
  • Sa búi trĩ: búi trĩ lòi ra ngoài.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
  • Khó chịu, đau nhức khi ngồi.

Khi nào thì nên đi cắt trĩ?

Nên đi cắt trĩ khi người bệnh gặp vấn đề như:

  • Chảy máu nhiều, tắc mạch, nhiễm trùng.
  • Sa nghẹt búi trĩ, gây đau đớn dữ dội.
  • Không đáp ứng được với các phương pháp điều trị nội khoa.
  • Trĩ ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4.

Bị trĩ nên nằm ngủ như thế nào?

Khi bị trĩ thì nên nằm nghiêng để giảm áp lực lên tĩnh mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn. Ngoài ra, có thể dùng gối kê chân lên cao khoảng 10 – 15 cm giúp giảm sưng, giảm đau. Đặc biệt, người bệnh lưu ý tránh nằm ngửa quá lâu để giảm áp lực lên vùng hậu môn.

Người bị bệnh trĩ nên kiêng ăn gì?

Người bị bệnh trĩ nên kiêng ăn các loại thực phẩm như sau:

  • Thực phẩm cay nóng.
  • Đồ uống có gas.
  • Rượu bia, cà phê.
  • Các loại thịt đỏ, đồ ăn chế biến sẵn.

Bị bệnh trĩ nên ăn rau gì?

Bị bệnh trĩ nên ăn các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ xanh, bông cải xanh, rau bina,… hỗ trợ bổ sung nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng. Ngoài ra, người bệnh có thể ăn thêm các loại trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.

Bệnh trĩ không nên ăn trái cây gì?

Khi bị bệnh trĩ, mọi người hãy tránh ăn trái cây quá chua hoặc quá cứng sẽ gây kích thích niêm mạc ruột, khó tiêu và táo bón.

Bệnh trĩ kiêng ăn thịt gì?

Bệnh trĩ kiêng ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và nội tạng động vật. Những loại thịt này có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh trĩ không nên làm gì?

Khi bị bệnh trĩ, mọi người tránh:

  • Không nhịn đại tiện sẽ khiến phân trở nên cứng hơn và làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ.
  • Tránh ngồi quá lâu gây đau rát hậu môn.
  • Không hoạt động quá mạnh hoặc tập thể dục quá sức.
  • Tránh gãi hoặc cọ xát mạnh vùng hậu môn.
  • Không ngồi xổm quá lâu.
  • Không dùng giấy vệ sinh khô cứng.

Hy vọng với những thông tin trên, quý khách đã có thể giải đáp được thắc mắc về câu hỏi “Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?”. Để tư vấn thêm về các sản phẩm trị trĩ, quý khách vui lòng liên hệ đến Vivita để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)