Tổng Hợp Bài Tập Yoga Trị Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
Xem nhanh nội dung bài viết
“Thập nhân cửu trĩ” là một thành ngữ khá quen thuộc để khái quát tỷ lệ mắc bệnh trĩ của cộng đồng. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm nên mọi người thường gặp phải tâm lý ngại ngùng khi chia sẻ về các dấu hiệu cũng như những khó khăn mà họ gặp phải khi sống chung với căn bệnh này.
Vậy bệnh trĩ có nguy hiểm không? Và có cách nào để điều trị bệnh hiệu quả? Yoga có vai trò gì đối với quá trình điều trị bệnh trĩ? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để cung cấp thêm cho độc giả những bài tập yoga trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả.
Các bài tập yoga trị bệnh trĩ tại nhà
Bài tập giống như đang đi bộ
Một bài tập đúng như cái tên gọi của nó khá nhẹ nhàng rất giống tư thế khi đi bộ hằng ngày của mọi người.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
- Đầu tiên, hãy giữ cho cơ thể của mình trong tư thế thẳng đứng, miệng khép hờ và lưu ý là không mím chặt môi, đồng thời giữ cho hai cánh tay buông lỏng tự do không nên gượng ép. Điều quan trọng là đứng sao cho tư thế có trọng lực tập trung dồn vào bụng dưới.
- Lưu ý nhỏ cho mọi người là hãy giữ cho các ngón chân phải bám thật chặt vào đất để làm trụ.
- Cố gắng co thắt hậu môn, thóp ra thóp vào thật nhẹ nhàng và chậm rãi sau đó nâng chân lên và di chuyển nhẹ nhàng, hít thở thật đều đặn để cơ thể có sự trao đổi tốt nhất, sau đó đi bộ chậm rãi và hít thở thật đều đặn.
- Giữ nguyên tư thế đó trong vòng 7 – 10 phút sau đó thả lỏng dần dần để hậu môn được thư giãn trong khoảng 4 phút rồi tiếp tục chu trình.
- Kiên trì luyện tập đều đặn 3 lần trên một ngày là tốt nhất, đây là bài tập khá đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và cải thiện bệnh trĩ.
Bài tập đặt chân lên tường
Động tác đặt chân lên tường là yếu tố tác động trực tiếp lên vùng bụng dưới và hậu môn. Sự tác động này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu đến cơ quan này. Tư thế này có vai trò rất tốt trong việc xoa dịu các cơn đau do trĩ mang lại.
Cách thực hiện:
- Đây là động tác được đánh giá là khá dễ thực hiện bởi chỉ cần một tấm thảm hoặc giường có điểm tựa là chúng ta có thể dễ dàng thực hiện các thao tác này rồi.
- Đầu tiên hãy giữ cho mông được áp sát mông vào mặt phẳng của tường, cố giữ cho diện tích tiếp xúc càng nhiều càng tốt càng nhiều, mặt hướng lên trần nhà.
- Sau đó tiếp tục gác chân lên tường, hãy cố gắng điều chỉnh tư thế sao cho chân áp chặt vào tường và vuông góc với mặt đất.
- 2 tay luôn giữ ở trạng thái song song theo hướng chân, mắt nhắm lại và tập trung vào việc hít thở đều đặn tránh dồn dập ngắt quãng.
- Thực hiện lặp đi lặp lại động tác này tầm 3 – 5 phút, lặp đi lặp lại 4 – 5 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bài tập Malasana
Táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ và Malasana là một trong số các bài tập yoga hỗ trợ vấn đề này hiệu quả nhất.
Cách thực hiện như sau:
- Đứng thẳng trên thảm tập, sau đó từ từ hạ gối và ngồi xổm xuống. Trong tư thế này, cố gắng giữ sao cho hai chân càng sát nhau càng tốt.
- Tiếp theo là đến động tác đưa phần bắp đùi dạng ra 2 bên sao cho rộng hơn vai, đảm bảo gót chân vẫn giữ nguyên ở tư thế cũ.
- Lưu ý ngả người thân trên về phía trước và thở ra từ từ nhẹ nhàng theo nhịp, tránh thở dốc.
- Đưa khuỷu tay lên và ấn vào phần mặt trong đầu gối, 2 bàn tay chạm vào nhau.
- Giữ nguyên tư thế này trong 30 – 60 giây, hít vào từ từ, duỗi thẳng đầu gối ra.
- Lặp đi lặp lại động tác nhiều lần để có kết quả khả quan hơn.
Bài tập tư thế con cá
Đây cũng được đánh giá là một trong số các bài tập yoga hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
- Đầu tiên là trải một tấm thảm xuống sàn nhà và đặt cơ thể của mình nằm xuống, điều chỉnh sao cho 2 đầu gối khép chặt lại và duỗi thẳng trên thảm.
- Tiếp theo là các bước điều chỉnh tay: hai tay đưa xuống bên dưới mông sao cho lòng bàn tay úp xuống sàn nhà.
- Hít một hơi nhẹ nhàng rồi từ từ nâng phần ngực và phần lườn trên lên, tránh tình trạng gồng mình quá sức, trọng tâm chủ yếu đặt ở tay và lưu ý là đỉnh đầu phải chạm được vào sàn nhà.
- Giữ yên tư thế này và hít ra thở vào nhịp nhàng khoảng 4 lần sau đó quay trở lại vị trí ban đầu.
- Đều đặn mỗi ngày 5 – 7 lần thực hiện động tác này để có sự cải thiện rõ rệt.
Bài tập Sarvanga Asana
Bài tập này được đánh giá là có tác dụng khá tốt trong quá trình làm giảm ức chế của cơ bụng, hỗ trợ làm giảm tình trạng táo bón các cơ và hậu môn hoạt động được nhịp nhàng hơn.
Cách thực hiện bài tập này như sau:
- Nằm ngửa trên sàn nhà hoặc thảm tập, sau đó co hai đầu gối lên áp sát vào ngực.
- Đưa hai khuỷu tay chống xuống sàn nhà, đồng thời nâng từ từ phần mông lên cao.
- Hít một hơi thật sâu rồi kéo từ từ hai đầu gối về trước ngực. Đồng thời đưa 2 khuỷu tay chống xuống sàn và đưa mông lên cao hơn nữa.
- Sau khi đã thực hiện được tư thế thì kết hợp với việc hít vào thở ra nhẹ nhàng, chậm rãi tránh dồn dập mất sức.
- Lưu ý nhớ duỗi thẳng chân và để trọng lượng dồn xuống 2 vai và 2 tay thì đỡ eo để giữ thăng bằng trong các thao tác tiếp theo.
- Ban đầu chỉ nên giữ trong 3 – 5 giây, về sau khi đã quen thì tăng dần thời gian lên, đừng cố gượng ép cơ thể của mình quá.
Một số lưu ý khi áp dụng cách trị bệnh trĩ bằng tập yoga
Khi áp dụng các bài tập yoga này để đảm bảo hiệu quả đạt được ở mức tốt nhất, chúng ta cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều sau:
- Chúng ta nên hạn chế đứng quá lâu trong một tư thế hoặc ngồi xổm trong thời gian dài vì đó là nguyên nhân dẫn đến lưu lượng máu không lưu thông, gây dồn ứ lại trong hậu môn càng làm cho tình trạng trĩ chuyển biến xấu.
- Hãy đảm bảo và xây dựng cho mình chế độ ăn lành mạnh để cải thiện sức khỏe tăng sức đề kháng. Cần ăn bổ sung các vitamin khoáng chất và chất xơ để việc đi đại tiện được diễn ra dễ dàng tránh gây cọ xát lớn vào hậu môn.
- Tuyệt đối tránh xa các đồ ăn cay nóng, các chất kích thích bởi sự tồn tại của nó trong cơ thể không tốt trong quá trình điều trị.
- Đặc biệt cũng không nên quá lo lắng trong quá trình điều trị, giữ cho tâm trạng thoải mái lạc quan kết hợp với lối sống và sinh hoạt đều đặn cùng với các phương pháp yoga tại nhà là công cụ hữu hiệu nhất để giảm các triệu chứng của trĩ.
Bệnh trĩ là gì?
Tình trạng phồng lên của một hoặc nhiều tĩnh mạch tại ống hậu môn là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh trĩ. Theo cấu trúc cơ thể, máu được bơm từ tim chảy qua động mạch rồi đi tới các mô vùng hậu môn để nuôi dưỡng.
Sau khi cung cấp đầy đủ oxi và các dưỡng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của tế bào, máu sẽ được bơm ngược trở lại theo các tĩnh mạch để trở về tim, tạo thành một vòng tuần hoàn liên tục.
Nhưng đó là vòng tuần hoàn bình thường hoàn toàn theo chu trình tự nhiên. Nhưng nếu vì một lý do nào đó khiến cho máu ở hậu môn chảy qua tĩnh mạch nhưng về tim không hết, mà hệ tuần hoàn vẫn tiếp tục bơm máu để cung cấp cho động mạch sẽ gây ra sự ứ trệ, làm cho tĩnh mạch dần bị căng phồng lên.
Nếu để tình trạng này tiếp diễn trong thời gian lâu mà không có các biện pháp tác động sẽ dẫn đến tĩnh mạch giảm độ co dãn của nó, kéo theo tĩnh mạch dần mỏng đi rồi sa xuống tạo thành búi trĩ.
Theo con số thống kê của Bộ y tế, bệnh trĩ là một bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh lý về hậu môn – trực tràng khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh gặp phải rất nhiều khó khăn. Bệnh được sinh ra chủ yếu dựa vào hai lý do chính là hậu quả của sự gia tăng áp lực quá lớn lên hậu môn và cấu trúc mô liên kết không còn được hoàn chỉnh khi tuổi tác cao.
Phân loại và các cấp độ bệnh trĩ
Dựa vào vị trí của búi trĩ ở hậu môn mà khoa học đã phân chia căn bệnh này thành hai loại để thuận tiện cho việc đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Khi búi trĩ nằm ở phía trên đường lược (ống hậu môn – trực tràng), có một lớp niêm mạc bao quanh và lớp biểu bì chuyển tiếp thì đó được gọi là trĩ nội.
Còn nếu búi trĩ xuất hiện ở dưới đường lược, bao phủ bên trên nó là một lớp biểu mô vảy, nằm bên dưới của lớp da bao quanh hậu môn, tình trạng đó là trĩ ngoại.
Và trong mỗi thể trĩ đó, y học đã phân loại thành 4 cấp độ khác nhau theo level từ nhẹ đến nặng:
- Cấp độ 1: là cấp độ nhẹ nhất. Ở cấp độ này chúng ta sẽ thấy búi trĩ nằm hoàn toàn ở trong ống hậu môn và không gây khó khăn gì lắm đối với cuộc sống thường ngày.
- Cấp độ 2: tình trạng nặng hơn một chút. Ở cấp độ này búi trĩ vẫn ở trong ống hậu môn, tuy nhiên khi chúng ta đi đại tiện nó sẽ lòi ra một chút và sau đó lại quay trở về vị trí cũ.
- Cấp độ 3: tình trạng bệnh và vị trí của búi trĩ chuyển biến phức tạp hơn. Các búi trĩ có thể tự sa ra bên ngoài hậu môn nếu như người bệnh có dấu hiệu đi đứng nhiều, ngồi xổm lâu trong tư thế cố định. Đến giai đoạn này rồi thì cần có sự can thiệp của dao kéo để điều trị bệnh.
- Cấp độ 4: là cấp độ nặng nhất. Lúc này búi trĩ sẽ ở vị trí bên ngoài ống hậu môn.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Nguyên nhân đầu tiên là tình trạng cơ thể bị thiếu nước thiếu chất xơ gây ra tình trạng táo bón thường xuyên. Tình trạng này nếu tiếp diễn thường xuyên sẽ vô tình làm các tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn quá mức do áp lực quá mạnh, lâu dần khiến máu không lưu thông được, ứ đọng lại và tạo thành búi trĩ.
Một nguyên nhân khác đó chính là do đặc thù của công việc, nếu lao động nặng thường xuyên phải bốc vác hay ngồi lâu khi làm việc trong văn phòng cũng là một trong những nguyên nhân gây áp lực lớn lên ổ bụng. Và chính điều này sẽ làm cản trở sự lưu thông máu qua lại từ tim đến tĩnh mạch hậu môn, búi trĩ sẽ dần dần được hình thành từ đó.
Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng này cũng một phần do tuổi cao: Càng về già cơ thể sẽ chuyển hóa kém đi khiến cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng bị căng giãn quá mức, nhão và lỏng lẻo kéo theo sự hình thành búi trĩ.
> Xem thêm: Viên sủi hỗ trợ tiêu trĩ Satuchin giá bao nhiêu tiền?
Các biến chứng khôn lường của bệnh trĩ
Với căn bệnh nào cũng vậy nếu không có biện pháp điều trị kịp thời cũng như không thay đổi các thói quen xấu đều sẽ để lại các biến chứng khôn lường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người bệnh.
Và đối với bệnh trĩ, nếu không có sự can thiệp kịp thời của các phương pháp khoa học lâu dần sẽ để lại các biến chứng như:
- Tắc mạch: Cả trĩ nội và ngoại đều có thể bị biến chứng này. Đây là tình trạng ở giai đoạn khá nặng, cơ thể người bệnh sẽ có biểu hiện phù nề ở hậu môn gây đau rát, viêm nhiễm theo đó sẽ xuất hiện, dịch nhầy tiết ra gây ra tình trạng vô cùng khó chịu.
- Sa nghẹt: Biểu hiện của nó là búi trĩ sẽ lớn dần sưng phồng và chảy mủ và dẫn đến hoại tử.
- Biến chứng bệnh trĩ gây bội nhiễm: nếu để tổn thương hậu môn lâu ngày sẽ gây ra tình trạng viêm khe, viêm nhú.
- Ung thư trực tràng: Khi bị trĩ mức độ nặng đồng nghĩa với việc sẽ dẫn đến tình trạng hậu môn bị nhiễm khuẩn, hình thành các tế bào xấu dẫn đến ung thư trực tràng.
Quả thực, biến chứng của bệnh trĩ vô cùng nghiêm trọng cho nên chúng ta cần nhớ “phòng bệnh hơn trị bệnh”. Hãy tự ý thức trong thói quen sinh hoạt hằng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh hơn, kết hợp yoga hằng ngày là một bí quyết vô không chỉ giúp cải thiện vóc dáng mà còn giúp đẩy lùi các tác nhân cũng như là biến chứng mà bệnh trĩ gây nên.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các bài tập yoga trị bệnh trĩ tại nhà mà Vivita tổng hợp lại gửi tới bạn đọc. Để nắm thêm nhiều thông tin hữu ích khác, mời độc giả truy cập Website Vivita.vn. Để được tư vấn chi tiết về các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, vui lòng liên hệ chuyên viên tư vấn của chúng tôi qua Hotline 19002061.
Xem thêm: Bị trĩ có nên tập squat