#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Bệnh Trĩ Có Nguy Hiểm Không? Thông Tin Bổ Ích Cho Người Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ thường gặp phải là do thói quen ăn uống ít chất xơ, táo bón lâu ngày,…Đây là căn bệnh mà bất kể ai cũng có thể mắc phải. Bệnh này thường liên quan đến hậu môn, huyết quản xung quanh hậu môn. Nhiều người đang có thắc mắc về bệnh trĩ có nguy hiểm không? 

Bệnh trĩ là căn bệnh ở vùng nhạy cảm gây khó chịu, nhưng vẫn còn nhiều người ngại đi khám và có nhiều băn khoăn lo lắng về bệnh trĩ có chết không? Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Để giải đáp thắc mắc về bệnh trĩ, hãy cùng tìm hiểu thông tin bổ ích cho người bệnh trĩ ở bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

bệnh trĩ có nguy hiểm không
Bệnh trĩ gây khó chịu là nỗi ám ảnh của nhiều người

Trĩ là bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Căn bệnh này xảy ra là do dãn quá mức đám rối tĩnh mạch gây ra tình trạng phình tĩnh mạch ở mô quanh hậu môn. 

Bệnh trĩ gồm có 2 loại đó là: Trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội: Là tình trạng búi trĩ phình ra to, sưng ở trên đường lược ( hình răng cưa ranh giới giữa lớp trong cùng của hậu môn, trực tràng). Do trĩ nội nằm ở trong trực tràng nên giai đoạn sớm sẽ không nhìn thấy và chỉ khi đi ngoài ra máu mới biết.

Trĩ nội sẽ được chia làm 4 cấp độ như sau: 

  • Cấp độ 1: Đây là cấp độ nhẹ, búi trĩ vẫn nằm ở trong hậu môn.
  • Cấp độ 2: Búi trĩ sẽ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện và sau đó chui vào sau khi đi xong.
  • Cấp độ 3: Ở giai đoạn này, búi trĩ đã lòi ra ngoài khi đi đại tiện và lúc này phải dùng tay để ấn vào.
  • Cấp độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất, búi trĩ tự lòi ra ngoài ngay cả khi đi đại tiện như ngồi xổm, làm việc nặng. 

Trĩ ngoại: Tình trạng búi trĩ xuất hiện ở bên dưới đường lược và nằm phía dưới lớp da hậu môn. Bệnh trĩ ngoại thường sẽ gây ra đau rát, khó chịu do bị tổn thương khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài.

Như vậy, có thể thấy rằng bệnh trĩ nếu ở cấp độ nhẹ thường không gây ra nguy hiểm nhưng lại khiến cho việc sinh hoạt hàng ngày trở nên bất tiện hơn. Cụ thể, người bệnh luôn khó chịu ngứa ngáy, đau rát, tiết dịch ở vùng hậu môn gây trở ngại trong sinh hoạt và khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti hơn cuộc sống. 

Khi nào nên đi khám và điều trị bệnh trĩ?

Bệnh trĩ không chỉ gây phiền toái trong việc đi đại tiện mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tinh thần người bệnh. Mặc dù, bệnh trĩ ở giai đoạn đầu không quá nguy hiểm nhưng nếu người bệnh không thăm khám và điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ sẽ gây ra các biến chứng nặng. 

Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết: Nếu nhận thấy hậu môn xuất hiện các bất thường và khó khăn trong việc khi đi đại tiện sẽ làm áp lực đến trực tràng, đường tiêu hóa. Lúc này, cần phải đi khám trĩ ngay khi mới phát hiện các biểu hiện của bệnh. 

Sau khi đến thăm khám ở cơ sở y tế, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh như sau:

  • Trường hợp nhẹ: Sẽ được điều trị tại nhà theo đơn bác sĩ và tuân theo đúng hướng dẫn, cùng chế độ ăn uống phù hợp. Cụ thể cần ăn nhiều chất xơ ( rau xanh, trái cây,..), ngâm hậu môn, hạn chế làm việc nặng, ngồi xổm,..
  • Trường hợp nặng: Bác sĩ sẽ đưa ra cho người bệnh phác đồ điều trị điều trị kịp thời. Một số phương pháp trị bệnh trĩ như sau: thắt dây cao su, chích xơ, phẫu thuật.
Nên thăm khám điều trị bệnh kịp thời
Nên thăm khám điều trị bệnh trĩ kịp thời để giảm biến chứng nặng

Nguy cơ biến chứng nếu không điều trị trĩ kịp thời

Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng bệnh lý nghiêm trọng dưới đây.

Nhiễm khuẩn búi trĩ

Đây là biến chứng khi búi trĩ lòi ra ngoài cọ xát với quần áo làm tổn thương và bị rách phần da bên ngoài gây chảy máu, nhiễm trùng. Nhiễm khuẩn búi trĩ kèm theo các biểu hiện như: Sưng to, tấy đỏ, đau rát, sốt nhẹ, lở loét hậu môn, tiết nhiều dịch nhầy,..Đặc biệt, khi dịch nhầy tiết ra nhiều làm ẩm ướt búi trĩ vi khuẩn dễ dàng tấn công. 

Sa nghẹt búi trĩ ở hậu môn

Búi trĩ khi có kích thước quá lớn và kèm các biểu hiện như: Sưng, căng mọng, đau rát, nổi cục,..sẽ gây chèn ép, tắc nghẽn ống hậu môn. Tình trạng sa nghẹt búi trĩ ở hậu môn làm cho người bệnh khó chịu, khó khăn khi đi đại tiện gây ra lở loét, nhiễm trùng, phù nề, tắc hậu môn, hoại tử và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận hành các chức năng trong cơ thể.

Hoại tử búi trĩ

Khi búi trĩ bị viêm nhiễm trong thời gian dài khiến cho vi khuẩn ăn sâu vào trong trực tràng, gây tổn thương niêm mạc hậu môn, áp xe hậu môn trực tràng. Ngoài ra, khi tình trạng tắc nghẽn máu lâu ngày, không lưu thông nuôi dưỡng búi trĩ và dẫn đến hoại tử búi trĩ. 

Nhiễm trùng máu

Tình trạng viêm nhiễm nặng ở búi trĩ lâu ngày là nguyên nhân gây ra biến chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ đó là nhiễm trùng máu. Biến chứng này rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công vào máu. Khi đó sẽ rất khó điều trị và gây nguy hiểm đến tính mạng.

biến chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ gây ra nhiều biến chứng dẫn đến hoại tử

Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả, cần phải kết hợp ăn uống sinh hoạt lành mạnh, cụ thể như sau:

Bổ sung nhiều chất xơ vào bữa ăn

Ăn thực phẩm nhiều chất xơ là cách phòng ngừa trĩ hiệu quả, giúp ngăn ngừa táo bón, tiêu hóa tốt. Thực phẩm có chứa chất xơ có ở trong trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt,..

ăn thực phẩm giàu chất xơ
Ăn thực phẩm giàu chất xơ

Uống nhiều nước hàng ngày

Nước giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể, do đó cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Uống nước không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn quá trình tiêu hóa dễ dàng và phòng ngừa táo bón.

Không nhịn đại tiện lâu

Một trong những cách phòng ngừa bệnh trĩ đó là không nên nhịn đại tiện. Bởi vì, việc nhịn đại tiện quá lâu sẽ dẫn đến áp lực nên hậu môn trực tràng, khiến cho phân bị ứ đọng và trở lên cứng, khô trong ruột. Khi đó, gây ra tình trạng táo bón và gây ra việc đi đại tiện khó khăn, tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.

Tránh ngồi quá lâu

Nên thường xuyên vận động, đi lại tránh ngồi quá lâu. Vì khi ngồi lâu chèn ép mạch máu, sẽ làm cho máu không được lưu thông qua vùng hậu môn, trực tràng tăng thêm áp lực. Từ đó làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.

Kiểm soát cân nặng

Tình trạng tăng cân mất kiểm soát sẽ khiến cho trọng lượng cơ thể tăng lên. Do đó, tạo áp lực nặng đến các cơ quan khác như hậu môn, trực tràng gây chèn ép đến búi trĩ. Bên cạnh đó, khi tăng cân quá nhanh sẽ gây ra lượng mỡ thừa chèn vào hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi. Vì vậy, mọi người nên kiểm soát cân nặng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Tập thể dục đều đặn

Duy trì thói quen vận động, tập luyện thể dục, thể thao đúng cách sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm áp lực lên tĩnh mạch, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, giảm nguy cơ bị bệnh trĩ.

Tập luyện thể dục đều đặn
Tập luyện thể dục đều đặn

Câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, vậy để giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh này. Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người bệnh thắc mắc về bệnh trĩ.

Tại sao lại bị bệnh trĩ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho hay: Người bị bệnh trĩ là do tĩnh mạch chịu áp lực quá lớn gây ra phình tĩnh mạch. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trĩ như:

  • Ngồi nhiều, ít vận động.
  • Táo bón, thói quen đi đại tiện ngồi bồn cầu quá lâu hay rặn mạnh khi đi ngoài.
  • Người thường xuyên ăn các loại thực phẩm cay, nóng, ăn ít chất xơ.
  • Uống ít nước, uống rượu bia nhiều.
  • Tiêu chảy mạn tính.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người thường xuyên phải lao động nặng
  • Quan hệ tình dục qua hậu môn.

Làm thế nào để không bị trĩ?

Để không bị mắc bệnh trĩ, mọi người cần duy trì thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh, cụ thể sau đây:

  • Ăn đa dạng các thực phẩm dinh dưỡng, nhất là thực phẩm giàu chất xơ như: Rau xanh, hoa quả, trái cây,…
  • Tập luyện thể dục mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước.
  • Không nên ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Kiểm soát cân nặng tránh tăng cân gây béo phì.
  • Thường xuyên vận động, không nên ngồi quá lâu.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn.
  • Tránh ngồi xổm hoặc ngồi đi đại tiện lâu. 

Bao nhiêu tuổi thì bị bệnh trĩ?

Bệnh trĩ vừa đau đớn, ngứa rát, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhất là hiện nay bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa gây ra nỗi lo lắng của nhiều người. Theo chuyên gia cho biết: Hiện tại số người mắc bệnh trĩ chiếm khoảng trên 50% dân số và thường xuất hiện ở độ tuổi từ trên 30 – 60 tuổi. Trong đó, tỷ lệ nữ giới bị nhiều hơn nam giới chiếm khoảng 61%. Bên cạnh đó, người mắc bệnh trĩ chủ yếu gặp phải ở người ít vận động, ăn nhiều tinh bột, đồ ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, người bị các bệnh về đường ruột như táo bón, tiêu chảy.

Bệnh trĩ có ảnh hưởng gì không?

Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ sẽ không gây nguy hiểm, nhưng nếu không có điều trị chấm dứt làm cho bệnh tiến triển ngày nặng hơn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tâm lý người bệnh, chất lượng cuộc sống giảm, làm người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Đặc biệt khi bệnh để biến chứng nặng như sa hậu môn, nhiễm trùng búi trĩ, nhiễm trùng máu, ung thư trực tràng.

Ngoài ra, khi bị bệnh trĩ nặng còn ảnh hưởng đến quan hệ tình dục suy giảm. Từ đó dẫn đến cuộc sống vợ chồng, bạn tình rạn nứt.

Tại sao bệnh trĩ lại ngứa?

Tình trạng búi trĩ bị sưng to ở hậu môn, trực tràng dẫn đến ngứa. Ngoài ra, dịch nhầy tiết ra nhiều gây ra ẩm ướt làm cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào hậu môn dẫn đến kích ứng, đau, rát, ngứa. 

Như vậy, với bài viết này sẽ giúp mọi người giải đáp được thắc mắc về bệnh trĩ có nguy hiểm không? Ngoài ra, nếu người bệnh cần tư vấn hoặc mua thuốc trị trĩ chất lượng, uy tín hãy liên hệ ngay đến Nhà Thuốc Vivita theo hotline: 19002061 -0888 533 350 để được hỗ trợ sớm nhất.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm



Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)