08 Nhóm Vitamin Cho Mắt Sáng Khỏe, Phòng Ngừa Cận Thị
Xem nhanh nội dung bài viết
Trong thời buổi công nghệ, trẻ em và người lớn đều thường xuyên sử dụng các loại thiết bị điện tử như máy vi tính, điện thoại hằng ngày. Điều này làm cho tỷ lệ số người mắc bệnh cận thị ngày càng cao trong xã hội. Sử dụng các loại vitamin tốt cho mắt là cách để chúng ta có thể bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, tăng cường thị lực, phòng ngừa cận thị.
8 Nhóm Vitamin Tốt Cho Mắt Sáng Khỏe, Ngừa Cận Thị
Vitamin A bổ mắt
Vitamin A với cấu trúc dẫn chất là carotenoid, là thành phần tham gia và cấu tạo võng mạc mắt. Từ đó vitamin A giúp duy trì và tăng cường khả năng nhìn thấy của mắt trong điều kiện ánh sáng yếu, phòng ngừa bệnh quáng gà, lão hóa mắt theo độ tuổi. Vitamin A cũng có vai trò bảo vệ biểu mô giác mạc, ngăn ngừa các tổn thương đến giác mạc.
Ngoài ra, vitamin A còn giúp mắt tổng hợp và ổn định lớp mucin của mắt, đồng thời hỗ trợ tổng hợp chất nhờn trong mắt và thúc đẩy quá trình lành biểu mô. Từ đó vitamin A đem lại hiệu quả phục hồi các tế bào biểu mô giác mạc, cải thiện tình trạng khô mắt và điều chỉnh thị lực.
Chỉ sử dụng vitamin A liều cao đối với các đối tượng nguy cơ cao như: trẻ từ 6-36 tháng tuổi, bà mẹ sau sinh 1 tháng… Những đối tượng này được uống vitamin A định kỳ, thông thường 6 tháng một lần. Nhu cầu vitamin A hàng ngày ở trẻ em là 400mcg và người trưởng thành là 600mcg. Tối đa sử dụng dưới 25.000IU (tương đương 7.500mcg) vitamin A.
Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung vitamin A hằng ngày qua thực phẩm. Một số loại thức ăn giàu vitamin A như gan, trứng, sữa, dầu cá, đu đủ, xoài chín, gấc, cà rốt, khoai lang, các loại rau xanh đậm màu.
Vitamin C chống oxy hóa cho mắt
Mắt là bộ phận hoạt động thường xuyên, tiếp xúc trực tiếp trong một thời gian dài với các tác nhân như tia UV, tia sáng xanh, khói bụi… Vì vậy mắt rất dễ bị tổn thương. Nhờ vào tính chống oxy hóa mạnh mẽ của vitamin C, mắt được bảo vệ cả về cấu trúc và chức năng.
Tính chống oxy hóa mạnh và tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành của vitamin C có thể kiểm soát tình trạng viêm trong mắt, hỗ trợ điều trị bất kỳ tổn thương trong các mô mắt. Từ đó hạn chế được các bệnh về mắt thường gặp như cận thị, viễn thị, đục thủy tinh thể…, duy trì chức năng thị lực khỏe mạnh.
Khuyến cáo liều lượng vitamin C bổ sung mỗi ngày để tốt cho mắt cụ thể như sau:
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 15mg
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 25mg
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 45mg
- Trẻ vị thành niên 14 – 18 tuổi: 75mg (với nam) và 65mg (với nữ)
- Người lớn trên 19 tuổi: 90mg (với nam) và 75mg (với nữ)
- Liều lượng tối đa có thể dùng hằng ngày đối với người trưởng thành là từ 1.000 – 2.000 mg.
Nên bổ sung vitamin C từ các loại thực phẩm rau củ quả như cam, chanh, ổi, đu đủ, su hào, xoài, dâu và dứa, ớt chuông, bông cải xanh và cải xoăn… Bổ sung vitamin thiên nhiên vừa đảm bảo bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, ngăn ngừa cận thị lại vừa an toàn lành tính với cơ thể.
Vitamin E bổ mắt
Vitamin E là một vitamin tan trong dầu có tính oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin E giúp bảo vệ mắt khỏi tác nhân bên ngoài như tia sáng mặt trời, ánh sáng từ thiết bị điện tử, đồng thời vừa thúc đẩy tuần hoàn máu bên trong, giúp nuôi dưỡng mô mắt, hỗ trợ cải thiện tình trạng cận thị, suy giảm thị lực. Thiếu vitamin E sẽ khiến các gốc tự do có hại tăng sinh quá mức, đẩy nhanh quá trình lão hoá mắt.
Nhu cầu vitamin E của một người lớn là khoảng 15mg mỗi ngày. Tuyệt đối không được lạm dụng vitamin E vì vitamin E có thể tích lũy trong cơ thể, gây quá liều và ngộ độc.
Một chế độ ăn uống đầy đủ vitamin E là điều kiện cần và đủ để duy trì sức khỏe đôi mắt. Lựa chọn bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin E cao trong chế độ ăn hằng ngày như: các loại hạt và dầu ăn từ hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, macca, hướng dương, điều, đậu nành, olive…), các loại cá béo (cá hồi, các trịch, các ngừ…), bơ và các loại rau lá xanh (rau bine, cải xoăn…).
Vitamin B1
Vitamin B1 hay Thiamine có vai trò quan trọng trong chức năng của mọi tế bào. Vitamin B1 tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể, bao gồm mắt. Một số nghiên cứu cho thấy, Thiamine đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Bổ sung vitamin B1 giúp mắt hoạt động lâu dài hơn, hạn chế mỏi mắt, nhức mắt khi hoạt động ở cường độ cao kéo dài.
Theo lý thuyết, nhu cầu vitamin B1 cho cơ thể phải đạt 0,40mg/1.000kcal. Trên thực tế, nhu cầu vitamin B1 sẽ đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu khi sử dụng các loại lương thực cơ bản ít trải qua chế biến hơn (hạn chế xay xát gạo trắng, lựa chọn ăn gạo lứt), ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt họ đậu, đồng thời hạn chế sử dụng đường ngọt và rượu.
Vitamin B2
Vitamin B2 hay riboflavin, là loại vitamin nhóm B có vai trò trong việc bảo vệ mắt khỏi các bệnh lý thường gặp. Vitamin B2 có vai trò chủ yếu trong các phản ứng oxy hóa ở tế bào trong tất cả các mô của cơ thể, bao gồm mô mắt.
Theo WHO, nhu cầu cần thiết của vitamin B2 là 0,55mg/1.000kcal. Tính ra lượng vitamin B2 cần thiết mỗi ngày theo đối tượng được khuyến cáo như sau:
- Bé gái từ 14 – 18 tuổi: 1.0 mg vitamin B2/ ngày.
- Nữ từ 19 tuổi trở lên: 1.1 mg vitamin B2/ngày.
- Phụ nữ mang thai: 1.4 mg vitamin B2/ngày.
- Phụ nữ cho con bú: 1.6 mg vitamin B2/ ngày.
Thực phẩm giàu vitamin B2 như trứng, sữa bò, ức gà, cá hồi, bánh mì, ngũ cốc, quả hạnh, rau chân vịt, nội tạng, thịt lợn… Một chế độ ăn cân bằng đảm bảo cơ thể nhận đủ vitamin B2 mỗi ngày. Bạn cũng có thể bổ sung thêm bằng cách uống các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin tổng hợp, vitamin bổ mắt.
Vitamin B3
Niacin hay Vitamin B3 là loại vi chất có vai trò trong chuyển hóa thức ăn, đồng thời nó hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể. Vitamin B3 còn có chức năng làm tăng khả năng trao đổi chất của các tế bào mắt đã bị lão hóa và giúp những tế bào này hoạt động hiệu quả trong thời gian dài. Từ đó vitamin B3 có vai trò quan trọng trong bảo vệ chức năng thị lực và ngăn ngừa các bệnh về mắt.
Trong một nghiên cứu mới nhất về loại vitamin này cho thấy Niacin liên quan đến việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp ở mắt.
Nhu cầu khuyến cáo vitamin B3 như sau:
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 6mg vitamin B3/ngày.
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 8 mg vitamin B3/ngày.
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 12 mg vitamin B3/ngày
- Nam giới từ 14 tuổi trở lên: 16mg vitamin B3/ngày.
- Nữ giới từ 14 tuổi trở lên: 14mg vitamin B3/ngày.
- Phụ nữ mang thai: 18 mg vitamin B3/ngày.
- Phụ nữ đang cho con bú: 17 mg vitamin B3/ngày.
Bổ sung vitamin B3 qua chế độ ăn cũng được khuyến cáo ở mọi đối tượng. Thực phẩm chứa nhiều B3 bao gồm: Gan, ức gà, thịt gà, cá ngừ, gà tây, cá hồi, thịt lợn, thịt bò, đậu phộng. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung vitamin B3 thông qua các viên uống bổ sung vitamin tổng hợp.
Vitamin B6
Vitamin B6 hay Pyridoxine được chứng minh là có thể cải thiện sức khỏe của mắt và ngăn ngừa các bệnh về mắt. Điều này có thể là do vitamin B6 có vai trò tham gia quá trình chuyển hóa các chất thần kinh liên quan đến mắt và não bộ.
Cùng với các loại vitamin khác, bổ sung đầy đủ vitamin B6 có thể ngăn ngừa chứng rối loạn thị giác và các vấn đề liên quan đến thị lực bao gồm cận thị, viễn thị. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vitamin B6 có tác dụng giúp làm chậm và ngăn ngừa sự khởi phát của các bệnh về mắt điển hình như thoái hóa điểm vàng.
Nhu cầu vitamin B6 hằng ngày cho mắt được khuyến cáo như sau:
- Trẻ từ 1-3 tuổi: 0,5mg vitamin B6/ngày.
- Trẻ từ 4- tuổi: 0,6mg vitamin B6/ngày.
- Trẻ từ 9-13 tuổi: 1mg vitamin B6/ngày.
- Trẻ từ 14-19 tuổi: Nam là 1,3mg vitamin B6/ngày, nữ là 1,2 mg vitamin B6/ngày
- Người từ 20-50 tuổi: 1,3mg vitamin B6/ngày.
- Người lớn > 50 tuổi: nam là 1,7mg vitamin B6/ngày, nữ là 1,5mg vitamin B6/ngày
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú là 2,1-2,2mg vitamin B6/ngày
Vitamin B6 có nhiều trong các loại thực phẩm tự nhiên như: Thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm, cá, trứng, pho mát, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, mầm đậu nành, đậu phộng, rau bina, cà rốt, súp lơ, bắp cải,dưa hấu, chuối,… Vitamin B6 cũng được tổng hợp một phần trong cơ thể bởi một số vi khuẩn đường ruột.
Vitamin B9 và B12
Cùng với vitamin B6, vitamin B9 và vitamin B12 cũng có vai trò tác động liên quan đến sức khỏe của mắt. B9 hay còn gọi là Acid Folic, và vitamin B12 cùng đóng vai trò chính trong quá trình tạo máu. Một chế độ bổ sung đầy đủ hai loại vitamin này giúp cho cơ thể đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe, đồng thời tăng cường khả năng nuôi dưỡng tế bào mắt.
Sự kết hợp vitamin B6, B9, B12 góp phần làm giảm nguy cơ phát triển AMD (bệnh thoái hóa võng mạc theo tuổi tác) lên đến 34%.
Khuyến cáo lượng vitamin B9 cho người lớn là 400 microgam mỗi ngày. Dùng liều cao hơn ở phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc có thể mang thai lên đến 800 mcg. Vitamin B9 được tìm thấy nhiều trong trái cây và các loại rau lá màu xanh đậm: các loại đậu, măng tây, rau chân vịt, súp lơ, bơ, trứng, củ dền, cam chanh…
Nhu cầu vitamin B12 được khuyến cáo:
- Người lớn: 2 mcg vitamin B12/ ngày.
- Phụ nữ có thai và cho con bú là 2,6 mcg vitamin B12/ ngày.
- Trẻ em tập đi: 0,7 mcg vitamin B12/ ngày.
- Trẻ em niên thiếu: 2 mcg vitamin B12/ ngày.
Thực phẩm tự nhiên có chứa vitamin B12 bao gồm chủ yếu là thực phẩm có nguồn gốc động vật như: cá, tôm, cua, gan, thịt, trứng, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát và sữa chua. Cơ thể không tự tổng hợp vitamin B12, do đó đặc biệt với những người ăn chay trường nên bổ sung vitamin B12 thông qua viên uống thực phẩm chức năng.
Một số dưỡng chất bổ mắt khác
Lutein và Zeaxanthin
Lutein và zeaxanthin là hai nhóm chất thuộc họ carotenoid, thường được chiết xuất từ các loài thực vật. Nghiên cứu đã tìm thấy hai nhóm chất này có trong điểm vàng và võng mạc của mắt, chúng tham gia chức năng lọc ánh sáng xanh có hại tiềm tàng, do đó bảo vệ mắt bạn khỏi các tác nhân UV, tia sáng xanh gây hại.
Lutein và zeaxanthin hiện nay được sử dụng nhiều trong các loại viên uống bổ mắt, giúp ngăn ngừa bệnh về mắt như cận thị, bệnh đục thủy tinh thể và ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh AMD.
Omega 3 bổ mắt
Thực tế lâm sàng cho thấy Omega 3 có vai trò trong việc duy trì chức năng thị lực, giúp mắt khỏe mạnh hơn. Đặc biệt Omega 3 cần thiết với những người bị bệnh về mắt như: cận thị, loạn thị, viễn thị, tăng nhãn áp.
Thành phần DHA trong dầu cá Omega 3 có tác động đến khả năng hoạt động của các tế bào trong võng mạc. Thiếu hụt DHA sẽ dẫn đến chức năng của các tế bào nhạy sáng suy giảm và tăng nguy cơ mắc các bệnh về thị lực.
Bổ Sung Vitamin Tốt Cho Mắt Đúng Cách
Bổ sung từ thực phẩm hằng ngày
Các vitamin có nguồn gốc từ thực phẩm mà chúng ta ăn vào. Bổ sung các vitamin tốt cho mắt thông qua thực phẩm cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là có lợi cho cơ thể nhất. Các loại thực phẩm giàu vitamin nhất thường được biết đến là:
- Các loại rau xanh: Rau bina, bông cải xanh, cải xoăn
- Quả màu đỏ: Cà rốt, gấc
- Các loại cá béo: Cá hồi, cá thu, cá trích…
- Khoai lang
- Việt quất
- Quả óc chó
- Quả ớt
- Quả bơ
- Dâu tây
- Các loại gan động vật (heo, bò)
- Thịt đỏ
Bổ sung từ thực phẩm chức năng bổ mắt
Cung cấp vitamin cho mắt thông qua thực phẩm lành mạnh hằng ngày là tốt nhất. Tuy nhiên lượng vitamin bổ sung bằng con đường này thường thiếu hụt và khó kiểm soát liều lượng. Vì vậy bổ sung vitamin bổ mắt qua các viên uống thực phẩm chức năng cũng được các bác sĩ khuyên dùng.
Quý khách có thể tham khảo và chọn mua các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ mắt uy tín chất lượng tại Vivita – hệ thống nhà thuốc chuyên cung cấp vitamin, thực phẩm chức năng và quà tặng sức khỏe, cam kết chính hãng – chất lượng – giá tốt.
Với phương châm MUA VITAMIN – ĐẾN VIVITA – HÀNG LUÔN LUÔN MỚI, Vivita luôn thực hiện 3 Cam kết khi khách hàng chọn mua sản phẩm tại đây:
- Cam kết 100% chính hãng, đầy đủ tem nhãn.
- Cam kết hàng mới, nói không với hàng cận date, hết hạn sử dụng
- Cam kết tư vấn đúng hàng, đúng giá từ đội ngũ dược sĩ có chuyên môn cao, tận tâm, hỗ trợ 24/7.
Để mua thực phẩm chức năng bổ mắt tại nhà thuốc Vivita ở HCM, quý khách hàng có thể đến:
- Nhà Thuốc Vivita số 1: Số 58 Trần Quý Cáp, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Hotline/ Zalo: 0902 666 962
- Nhà Thuốc Vivita số 1: Số 58 Trần Quý Cáp, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Hotline/ Zalo: 0889 118 267
Lời kết
Trên đây hệ thống nhà thuốc Vivita đã chia sẻ thông tin về 8 nhóm Vitamin tốt cho mắt, giúp mắt sáng khỏe, phòng ngừa cận thị. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới để được chuyên viên hỗ trợ giải đáp.
* Bài viết được tham khảo từ nguồn: healthline.com, medicalnewstoday.com.