[Giải Đáp] Bé Bị Tay Chân Miệng Không Ăn Được Phải Làm Sao?
Xem nhanh nội dung bài viết
Tay chân miệng là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân là do virus Enterovirus gây nên. Nhiều phụ huynh thắc mắc rằng “Bé bị tay chân miệng không ăn được phải làm sao?” Hãy cùng Vivita tìm hiểu ở ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Lý giải vì sao bé bị tay chân miệng không ăn được
Bé bị tay chân miệng thường không ăn được là do:
- Do các vết loét trong miệng gây đau rát: Tay chân miệng gây ra các vết loét ở họng, miệng hoặc lưỡi. Những vết này gây đau rát và khiến trẻ cảm thấy khó khăn khi ăn uống. Ngoài ra, các loại thức ăn cay nóng, mặn, chua,… có thể khiến tình trạng rát trở nên tệ hơn nhiều.
- Do cơ thể bị mệt mỏi khi sốt, đau họng: Bệnh này thường khiến trẻ sốt, uể oải, mệt mỏi. Lúc này, việc ăn uống của bé cũng trở nên khó khăn hơn.
- Do hệ tiêu hóa hoạt động kém: Khi bị tay chân miệng, tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng trẻ không muốn ăn.
- Tâm lý lo lắng, sợ hãi: Trẻ bị tay chân miệng thường có thấy lo lắng khi ăn uống vì sợ điều này sẽ khiến các vết loét nghiêm trọng hơn.
- Mất nước: Khi bị chân tay miệng, trẻ em có thể bị tiêu chảy, nôn mửa từ đó dẫn tới mất nước. Lúc này, bé sẽ cảm thấy lờ đờ và không thèm ăn.
Các bậc phụ huynh lưu ý nên đưa trẻ đi thăm khám và kết hợp với các cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà để giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng và tránh để lại những biến chứng xấu cho sức khỏe sau này.
Giải pháp dành cho bé biếng ăn khi bị bệnh tay chân miệng
Chế biến thức ăn mềm, dễ nuốt
Các mẹ hãy chế biến các loại món ăn mềm, dễ nuốt, loãng vì đây là những lựa chọn tốt cho tiêu hóa và tránh khiến cho các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Phụ huynh có thể tham khảo các loại cháo nấu nhuyễn, súp, sinh tố,…
Trang trí món ăn đẹp mắt, thơm ngon, hấp dẫn
Các món ăn được trang trí đẹp mắt, hấp dẫn với mùi vị thơm ngon cũng góp phần khiến bé tăng cảm giác thèm ăn. Phụ huynh có thể sử dụng các khuôn để tạo hình cơm, rau củ thành các con vật, loại hoa,… trang trí vào bữa cơm cho bé.
Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên kết hợp nhiều loại thực phẩm có màu sắc khác nhau để tăng sự hấp dẫn cho món ăn. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể cho bé cùng tham gia vào quá trình trang trí để tăng sự hứng thú của bé.
Ưu tiên món bé thích
Ưu tiên các món bé thích trong thực đơn cũng giúp bé vui vẻ và ăn ngon miệng hơn. Các phụ huynh hãy quan sát sở thích ăn uống của bé và lựa chọn những món ăn mà phù hợp với khẩu vị để kích thích sự thèm ăn của chúng. Điều này cũng sẽ giúp trẻ bị tay chân miệng ăn nhiều hơn. Ngoài ra, cha mẹ đừng quên thay đổi các cách chế biến của món ăn để khiến trẻ không bị nhàm chán.
Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ
Việc chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày giúp trẻ dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Khi trẻ bị tay chân miệng thì hệ tiêu hóa sẽ hoạt động khó khăn hơn bình thường. Chính vì vậy, việc chia nhỏ thức ăn sẽ làm hạn chế tình trạng đầy bụng và khó tiêu. Ngoài ra, điều này cũng khiến trẻ bớt cảm thấy đau rát mỗi khi ăn.
Theo các bác sĩ, phụ huynh nên chia thành từ 5 – 6 bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính như thông thường. Mỗi bữa có thể cách nhau từ 3 – 4 tiếng. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên khuyến khích các bé uống nhiều nước sau mỗi bữa ăn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn.
Bổ sung thêm vitamin, khoáng chất
Bổ sung vitamin và khoáng chất là vô cùng quan trọng đối với những bé bị tay chân miệng. Bé sẽ được bổ sung dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng và khỏi bệnh nhanh hơn. Một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ bao gồm:
- Vitamin A: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi niêm mạc. Vitamin A thường có trong cà rốt, khoai lang, trứng, gan bò,…
- Vitamin C: Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và giúp vết thương, vết loét nhanh lành hơn. Vitamin C được tìm thấy trong các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, bông cải xanh,…
- Vitamin B: Hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Các loại thực phẩm có chứa vitamin B như thịt, trứng, sữa, hạt ngũ cốc,….
- Kẽm: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Các thực phẩm chứa hàm lượng kẽm dồi dào như thịt bò, sò, đậu nành,…
Lượng vitamin và khoáng chất cần bổ sung phụ thuộc vào tình trạng cân nặng, điều kiện sức khỏe,… của mỗi bé. Chính vì vậy, phụ huynh hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên môn, chuyên gia dinh dưỡng để có được lời khuyên phù hợp nhất nhé.
Gợi ý một số món ăn dinh dưỡng dành cho trẻ bị tay chân miệng
Súp bí đỏ
Súp bí đỏ là món ăn dễ nuốt, chứa nhiều dinh dưỡng phù hợp với trẻ em bị tay chân miệng. Hơn nữa, loại súp này còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E, B6 cùng khoáng chất như Magie, Kali,…
Bí đỏ còn là thực phẩm có tính mát nên hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do tay, chân, miệng gây nên. Loại quả này cũng giúp cung cấp nước để bù nước và điện giải cho bé.
Nguyên liệu:
- Bí đỏ 300g
- Nước lọc 150ml
- Dầu olive 1 muỗng cà phê
- Muối ¼ muỗng cà phê
Cách thực hiện:
- Sơ chế bí đỏ, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn.
- Phi thơm bí đỏ cùng dầu olive, đến khi bí mềm thì tắt bếp.
- Thêm nước lọc vào và đun sôi. Sau đó hạ lửa nhỏ và đun tiếp trong vòng 20 phút.
- Tắt bếp, cho hỗn hợp vào máy và xay nhuyễn. Đổ lại vào nồi, thêm muối và đun trong 5 phút nữa.
Súp ngô
Súp ngô là món ăn tốt cho hệ tiêu hóa vì nó được nấu nhuyễn. Ngoài ra, món ăn này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B1, B5, C, Kali, Magie,… hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe cho trẻ.
Nguyên liệu:
- Bắp ngô 200g
- Nước lọc 100ml
- Dầu olive 1 muỗng cà phê
- Muối ¼ muỗng cà phê
Cách thực hiện:
- Rửa ngô, tách hạt và phi thơm ngô cùng dầu olive.
- Thêm nước vào, đun sôi sau đó hạ lửa nhỏ và đun thêm trong vòng 15 phút nữa.
- Cho hỗn hợp vào máy xay và xay nhuyễn súp.
- Đổ hỗn hợp lại vào nồi, thêm muối và khuấy đều.
- Đun hỗn hợp thêm 5 phút nữa ở lửa nhỏ sau đó tắt bếp, chờ nguội và thưởng thức.
Trứng cuộn rau củ
Trứng cuộn rau củ có hương vị thơm ngon và nhiều màu sắc nên dễ kích thích sự thèm ăn của trẻ. Ngoài ra, món ăn này giàu protein hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Trứng mềm nên cũng giúp trẻ dễ nuốt, hạn chế gây đau nhức các vết viêm loét ở miệng.
Nguyên liệu:
- Trứng gà 2 quả
- Cà rốt, nấm mèo
- Dầu ăn 1 muỗng cà phê
- Muối ¼ muỗng cà phê
- Tiêu đen ¼ muỗng cà phê
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ và rửa sạch các loại rau củ sau đó cắt thành sợi.
- Đánh tan trứng cùng muối và tiêu đen.
- Cho dầu ăn vào chảo, để nóng rồi cho trứng vào, tráng mỏng.
- Để cà rốt, nấm mèo lên trên mặt trứng, sau đó cuộn lại.
- Đợi trứng chín, tắt bếp và cắt thành từng miếng sao cho vừa ăn.
Cháo cá hồi
Cá hồi chứa hàm lượng lớn Omega-3. vitamin A, D cùng các khoáng chất như Kali, Photpho,… Ngoài ra, cháo thường được nấu nhuyễn nên giúp trẻ ăn dễ dàng hơn và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Nguyên liệu:
- Cá hồi 30g
- Gạo 50g
- Nước lọc 100ml
- Dầu olive ½ muỗng cà phê
- Muối ¼ muỗng cà phê
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cá hồi, hấp chín.
- Phi gạo cùng dầu olive sau đó đổ nước vào đun sôi.
- Hầm đến khi cháo chín mềm thì cho cá hồi vào và nấu thêm 10 phút.
- Thêm gia vị để vừa miệng.
Cháo yến mạch
Cháo yến mạch là món ăn tốt cho hệ tiêu hóa và chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của bé bị chân tay miệng. Yến mạch chứa chất xơ hòa tan nên hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có tính thanh mát, hỗ trợ làm hạ sốt.
Nguyên liệu:
- Yến mạch 30g
- Gạo 50g
- Nước lọc 100ml
- Dầu olive 1 muỗng cà phê
- Muối ¼ muỗng cà phê
Cách thực hiện:
- Rửa sạch yến mạch và gạo.
- Phi thơm yến mạch cùng dầu olive, sau đó thêm gạo vào và đảo đều.
- Thêm nước và đun sôi. Sau đó hạ lửa nhỏ và hầm cháo thêm 20 phút đến khi cháo mềm.
- Thêm gia vị cho vừa ăn.
Cháo thịt bò
Cháo thịt bò là món ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp protein, sắt cùng nhiều loại vitamin khác cho bé. Ngoài ra, cháo thịt bò cũng rất dễ hấp thụ vào cơ thể và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Nguyên liệu:
- Thịt bò 30g
- Gạo 50g
- Nước lọc 100ml
- Dầu olive 1 muỗng cà phê
- Muối ¼ muỗng cà phê
Cách thực hiện:
- Sơ chế thịt bò: rửa sạch, xay nhuyễn.
- Rửa sạch gạo.
- Phi thịt bò cùng dầu olive và thêm gạo vào, đảo cùng.
- Thêm nước vào và đun sôi.
- Hạ lửa nhỏ trong khoảng 20 phút để cháo chín mềm.
- Thêm gia vị cho vừa ăn.
Cháo gà hạt sen
Hạt sen có tính mát hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường dưỡng chất cho trẻ. Ngoài ra, thịt gà cung cấp protein cùng axit amin để hỗ trợ bé phát triển và tăng cường sức đề kháng.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ 50g
- Hạt sen khô 30g
- Thịt gà 50g
- Dầu olive 1 muỗng cà phê
- Nước lọc 100ml
- Muối ¼ thìa cà phê
- Hành lá, ngò rí
Cách thực hiện:
- Ngâm hạt sen trước 4 tiếng khi chế biến. Vo gạo và sơ chế thịt gà.
- Rửa sạch gà, sau đó luộc chín và xé nhỏ.
- Phi thơm hành lá cùng dầu olive, cho thêm gạo vào và xào cùng.
- Thêm nước vào nồi, đun sôi sau đó hạ lửa và đun tiếp trong 30 phút đến khi cháo chín mềm.
- Thêm hạt sen, thịt gà vào nồi, nấu 10 phút nữa.
- Bổ sung gia vị cho vừa ăn sau đó thêm ngò rí.
Cháo lươn
Cháo lươn là món ăn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon và dễ tiêu hóa. Món này còn có tính thanh mát nên hỗ trợ giảm sốt và các triệu chứng đau nhức miệng do bệnh này gây nên.
Nguyên liệu:
- Lươn 50g
- Gạo 50g
- Nước lọc 100ml
- Dầu olive 1 muỗng cà phê
- Muối ¼ cà phê
- Hành lá, ngò rí
Cách thực hiện:
- Sơ chế lươn và rửa sạch gạo, hành lá và ngò rí.
- Phi hành lá cùng dầu olive sau đó thêm gạo vào và xào cùng.
- Đổ nước vào, đun sôi và hầm cháo thêm khoảng 20 phút đến khi cháo chín mềm.
- Thêm gia vị cho vừa ăn sau đó tắt bếp.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng trong việc ăn uống
Kiêng thực phẩm khô cứng, cay nóng, nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm khô cứng sẽ khiến vết loét bị chảy máu, đau nhức. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống cũng như phục hồi của trẻ. Các loại thực phẩm khô cứng cần kiêng như: hạt hạnh nhân, hạt dẻ, bánh quy, khoai tây chiên, rau củ chưa được nấu mềm hay các loại trái cây cứng, sụn thịt,…
Các loại thực phẩm cay nóng có thể khiến niêm mạc gặp kích ứng và làm tăng cảm giác khó chịu. Các loại thực phẩm cay nóng có thể kể đến như ớt, tiêu, tương ớt, cà ri,…
Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra, trẻ có thể bị khó tiêu, đầy bụng nếu ăn quá nhiều các món như vậy. Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, xúc xích rán, thực phẩm chế biến sẵn, các món đồ ăn nhanh,….
Không ép trẻ ăn nhiều, ăn nhanh
Các vết loét trong miệng khiến bé gặp khó khăn khi ăn. Vì vậy, nếu phụ huynh bắt bé ăn nhiều, ăn nhanh có thể khiến cho chúng càng thêm sợ hãi đối với việc ăn uống. Ngoài ra, việc ăn nhiều, ăn nhanh cùng một thời điểm có thể khiến bé dễ mắc nôn, ói. Điều này sẽ làm cơ thể mất nước và suy nhược.
Việc ép trẻ ăn nhiều, ăn nhanh cũng khiến cho tâm lý của bé bị ảnh hưởng. Chúng sẽ thường cảm thấy căng thẳng, sợ hãi khi bị thúc ép bởi ba mẹ. Chính điều này khiến cho bé trở nên biếng ăn hơn nữa.
Vậy nên, thay vì ép trẻ ăn nhiều, ăn nhanh thì các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn uống từ từ, chia nhỏ thành nhiều bữa. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tạo bầu không khí thoải mái, không nên quát mắng trẻ nếu chúng không chịu ăn.
Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng virus tay chân miệng thường lây qua đường tiêu hóa, đường hô hấp. Vì vậy, việc rửa tay có thể giúp loại bỏ virus gây bệnh. Các bậc cha mẹ nên rửa tay thật kỹ bằng xà phòng trước và sau khi cho trẻ ăn để tránh lây bệnh.
Ngoài ra, việc rửa tay sạch sẽ cũng giúp hạn chế mang vi khuẩn bên ngoài lây lan cho trẻ. Điều này cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng hơn. Tạo thói quen rửa tay cũng giúp bậc cha mẹ và trẻ nhỏ bảo vệ sức khỏe bản thân.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi ăn
Vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi ăn hỗ trợ ngăn ngừa bội nhiễm các vết loét. Khi vệ sinh sạch sẽ khoang miệng sẽ loại bỏ được các thức ăn thừa và vi khuẩn, từ đó phòng tránh tình trạng bội nhiễm.
Ngoài ra, các thức ăn thừa bám ở miệng có thể khiến cho tình trạng đau rát nặng hơn. Vậy nên vệ sinh răng miệng cũng hỗ trợ giảm hiện tượng này để bé cảm thấy thoải mái hơn.
Vệ sinh dụng cụ ăn uống của trẻ sau khi sử dụng
Vệ sinh dụng cụ ăn uống cho trẻ cũng là cách để ngăn ngừa virus lây nhiễm. Vậy nên, cha mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ các loại dụng cụ như bát, đĩa, chén, dao, nĩa, yến ăn, khăn ăn, bình sữa,… Ngoài ra, việc rửa sạch dụng cụ cũng giúp loại bỏ các virus bán trên đó và ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập vào các vết loét.
Mong rằng qua bài viết “Bé bị tay chân miệng không ăn được phải làm sao?” trên đã giúp quý khách có thêm được nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi Vivita để biết thêm nhiều tips chăm sóc sức khỏe cho bé trong thời gian tới.