Mách mẹ 8 loại lá tắm cho trẻ bị tay chân miệng nhanh khỏi
Xem nhanh nội dung bài viết
Bệnh tay chân miệng là gì? Đây là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra. Bắt gặp các triệu chứng như sốt, viêm họng cùng với hình thành các vết phồng nước ngoài da. Đa số trường hợp bị bệnh này thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Vậy bên cạnh việc áp dụng thuốc đặc trị, trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì để hỗ trợ hiệu quả. Loại lá nào giúp giảm khó chịu, ngăn chặn sự phát triển của virut cho bé khi mắc bệnh. Trong bài viết này Vivita sẽ mách mẹo giúp các mẹ sử dụng những loại lá thích hợp để tắm cho bé nhé !
Trẻ bị tay chân miệng có cần kiêng tắm không?
Trẻ bị tay chân miệng không nên kiêng kỵ tắm rửa. Vì điều này có thể gây tổn thương da, nguy cơ nhiễm trùng. Để trẻ có thể nhanh chóng khỏi bệnh, các bà mẹ cần tắm mỗi ngày bằng nước ấm. Hơn nữa cần nấu kèm với các loại lá thảo dược để giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Một điều quan trọng nữa đó chính là không nên tự ý chọc vỡ bóng nước hoặc sử dụng các biện pháp dân gian. Những hành động này vô tình có thể gây tổn thương, nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
8 Loại lá tắm cho trẻ tay chân miệng giúp nhanh khỏi
Tắm lá trà xanh
Theo Đông y, lá trà xanh có tính hàn, vị chát đắng kết hợp với một chút hơi chua. Đây là loại lá rất tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, có khả năng sát khuẩn. Điều đó sẽ hỗ trợ lành vết thương nhanh hơn khi sử dụng ở bề mặt da. Cấu trúc của lá trà xanh chứa hoạt chất tanin giúp bám lại niêm mạc chặt chẽ. Nhằm hỗ trợ quá trình lành vết thương, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Nhờ những đặc tính này, lá trà xanh rất thích hợp dùng cho việc tắm ở trẻ bị tay chân miệng. Khi các vết bọng nước trên tay, chân của trẻ vỡ ra, trở thành những vết thương hở. Việc sử dụng lá trà xanh lúc này sẽ hỗ trợ hiệu quả để kiểm soát bệnh.
Tắm lá diếp cá
Lá diếp cá cũng mang tính hàn, có vị chua nhẹ kết hợp với một chút cay, mùi hơi tanh. Trong y học dân gian, lá diếp cá thường được sử dụng để trị ung thũng, vết loét, trĩ. Đặc tính kháng khuẩn viêm diếp cá có tác dụng tốt đối với các bọng nước trên da của trẻ.
Đặc biệt, khi những bọng nước vỡ thì sử dụng lá này sẽ hữu ích hơn bao giờ hết. Sử dụng lá diếp cá để tắm, mẹ bé nên giã nát, đun sôi để nguội rồi sử dụng.
Tắm lá rau má
Rau má có tính hàn, vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa. Với đặc tính này, nhiều bà mẹ đã sử dụng để tắm cho trẻ bị bệnh tay chân miệng. Nhằm làm dịu vùng da tổn thương, giúp làm sạch da tránh nhiễm khuẩn. Điều này hỗ trợ quá trình khỏi bệnh, lành vết thương nhanh hơn.
Tắm lá rau sam
Rau sam là loại rau vừa có tính hàn vừa giàu vitamin C cùng với các hoạt chất chống viêm. Khả năng kháng khuẩn của lá rau sam giúp hỗ trợ việc chống viêm tại các vết loét do bọng nước vỡ. Sử dụng lá tắm cho trẻ bị tay chân miệng nhanh khỏi, đạt hiệu quả cao.
Tắm lá kinh giới
Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì? Một trong những loại được các bà mẹ hay sử dụng khi bé mắc bệnh này đó chính là kinh giới. Lá cây kinh giới có tính ấm, vị cay, thường được sử dụng để giảm phong hàn và nhiệt trong cơ thể.
Trong lá kinh giới, chứa chất alkaloid giúp kháng viêm, sát trùng mạnh mẽ. Loại lá này được dùng ngoài da, hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, ban chẩn cùng những tình trạng nhiễm độc da. Với những công dụng hữu ích, lá kinh giới là lựa chọn tuyệt vời để sử dụng khi tắm cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng.
Tắm lá bạc hà
Bạc hà với hàm lượng tinh dầu cao, chứa các chất chống oxi hóa và vitamin có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, loại cây này có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt giúp thanh lọc cơ thể. Khi trẻ mắc tay chân miệng, tắm với nước ấm có thêm bạc hà có thể giúp làm dịu cơ thể bé. Các triệu chứng sẽ giảm một cách nhanh chóng, đem lại cảm giác thoải mái cho bé.
Tắm lá nhọ nồi
Tắm lá chè vằng
Lá chè vằng trong y học cổ truyền được biết đến với khả năng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mụn nhọt. Với công dụng này giúp kiểm soát sự phát triển cũng như lây lan của các bọng nước trên da của trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Hơn nữa, lá chè vằng còn kích thích quá trình lành vết thương, đặc biệt hiệu quả đối với các vết loét do bọng nước gây ra.
Hướng dẫn cách tắm cho trẻ bị tay chân miệng
Để tắm cho trẻ bị tay chân miệng, hãy tuân theo các bước sau:
- Dùng nước ấm, không nóng, để tránh làm tổn thương da đã bị tổn thương do bệnh tay chân miệng.
- Nước tắm cần thêm một số thành phần tự nhiên như: Rau má, lá nhọ nồi, lá chè vằng,…để tắm cho bé giúp làm dịu vùng da tổn thương.
- Tránh tạo va hoặc cọ xát mạnh vào vùng da bị tổn thương, tắm cho bé cẩn thận, nhẹ nhàng.
- Lau nhẹ bằng khăn sạch và mềm để lau khô cơ thể, đặc biệt chú ý đến vùng da bị ảnh hưởng.
- Đảm bảo bé được mặc quần áo sạch, thoải mái, vết thương thoáng và không bị gò bó.
- Theo dõi vùng da bị tổn thương, sử dụng các loại lá có tính chất làm dịu hoặc thuốc đặc trị theo chỉ dẫn bởi bác sĩ.
- Rửa tay kỹ sau khi chăm sóc trẻ, đặc biệt sau khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương.
Nhớ rằng, việc chăm sóc vùng da bị tổn thương cần sự nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm tổn thương nặng hơn hoặc gây nhiễm trùng.
Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng thêm gì để nhanh khỏi?
Hãy tuân thủ những kiêng kỵ một số vấn đề sau:
- Kiêng sử dụng đồ ăn quá cay, quá mặn. Đảm bảo thức ăn được nấu chín và uống chín để tránh vi khuẩn gây bệnh.
- Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và khi bế trẻ.
- Lau sạch các bề mặt tiếp xúc thường xuyên như đồ chơi, bàn, ghế,… bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
- Kiêng cho trẻ tiếp xúc với những người bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ về bệnh.
- Cắt móng tay hoặc đeo bao tay để trẻ không tự ý gãi, chọc các bọng nước trên cơ thể tránh lây lan, tổn thương da.
- Tránh tự ý sử dụng thuốc cho trẻ nếu chưa được bác sĩ chỉ định. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Các sai lầm mẹ cần tránh khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, tránh một số sai lầm như sau:
- Ủ ấm quá mức: Tránh ủ ấm trẻ quá mức với hi vọng làm trẻ đổ mồ hôi để hạ nhiệt. Điều này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoải mái.
- Lạm dụng truyền nước: Tránh lạm dụng việc truyền nước. Chỉ nên áp dụng truyền nước khi trẻ có dấu hiệu mất nước nặng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao và theo chỉ định của bác sĩ.
- Lạm dụng thuốc: Tránh lạm dụng các loại thuốc, kể cả kháng sinh, hạ sốt và vitamin mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Kiêng tắm quá mức: Không kiêng tắm cho trẻ. Hãy tắm cho bé mỗi ngày bằng nước ấm để làm sạch cơ thể, giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm nguy cơ lây lan bệnh.
Hy vọng với mẹo sử dụng 8 loại lá tắm cho trẻ bị tay chân miệng sẽ giúp bé mau khỏi bệnh. Nếu quý khách cần giải đáp thêm thông tin về trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì, đừng ngần ngại liên hệ với Vivita để được tư vấn chi tiết nhé !