#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

[GÓC GIẢI ĐÁP] Bệnh Tay Chân Miệng Kiêng Gì? Bạn Biết Chưa?

Bệnh tay chân miệng kiêng gì” là câu hỏi khiến nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ đau đầu. Với tốc độ lây lan nhanh, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Bệnh này hiện nay chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên nếu kịp thời phát hiện trẻ bị tay chân miệng thì phụ huynh vẫn có thể theo dõi và điều trị tại nhà.

Để quá trình chăm sóc toàn diện cho con trẻ đang bị tay chân miệng, hãy cùng VIVITA.VN tìm hiểu thêm thông qua bài viết này nhé!

Bệnh tay chân miệng kiêng gì?

Bệnh tay chân miệng là gì? Dấu hiệu nhận biết

Khái niệm bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do virus coxsackie và enterovirus 71 gây ra. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh này không quá nghiêm trọng nhưng nó có thể lây lan từ người mắc bệnh sang những người tiếp xúc gần với bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết – Giai đoạn phát triển của bệnh

Tùy vào từng giai đoạn các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng sẽ khác nhau, chẳng hạn như:

Giai đoạn ủ bệnh 3-6 ngày: Không có triệu chứng gì.

Giai đoạn khởi phát từ 1-2 ngày: với các triệu chứng dễ nhận thấy như:

  • Trẻ bị sốt nhẹ cho đến sốt cao (38-39 độ)
  • Trẻ đau họng, đau rát ở răng và miệng
  • Chảy nước bọt nhiều
  • Trẻ biếng ăn và có thể bị tiêu chảy nhiều lần.

Giai đoạn toàn phát kéo dài từ 3-10 ngày: tình trạng trẻ trở nặng cùng các biểu hiện sau: phát ban bọng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông. Các mụn nước có hình bầu dục, màu xám, sờ có cảm giác cộm, không đau. Loét miệng ở niêm mạc má, lợi và lưỡi khiến trẻ quấy khóc khi ăn.

benh tay chân miệng kiêng gì
Bệnh tay chân miệng là gì? Triệu chứng như thế nào?

Bệnh tay chân miệng kiêng ăn gì?

Để bệnh nhân nhanh hồi phục sức khỏe nên cho người bệnh kiêng ăn những loại thực phẩm sau đây: 

  • Tránh các loại thực phẩm giàu arginine
    Arginine là một loại axit amin có khả năng làm virus nảy sinh nhiều hơn làm bệnh trở nặng hơn. Vì vậy, không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa nhiều arginine như đậu phộng, socola, nho khô,..
  • Tránh các loại thức ăn cứng, cay, nóng và thức ăn mặn
    Các loại thức ăn cay nóng, quá cứng hoặc quá mặn có thể làm các vết viêm loét trong miệng và cổ họng bị kích ứng nặng làm trẻ đau rát, khó chịu và lâu lành hơn.
  • Tránh các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa
    Thực phẩm chứa chất béo bão hòa như phô mai, bơ, da của gia súc/gia cầm… sẽ làm cho da trẻ tiết dầu nhiều, nhai nuốt khó khăn tác động đến những vết lở loét trong miệng, tình trạng phát ban trở nên trầm trọng hơn.
bệnh tay chân miệng kiêng gì
Bệnh tay chân miệng nên kiêng ăn gì?

Bệnh tay chân miệng còn kiêng gì nữa không?

Cùng với việc kiêng ăn những thực phẩm trên, trẻ cũng cần nên kiêng một số điều sau:

  • Kiêng đến những nơi công cộng
    Nhằm ngăn ngừa tình trạng lây lan, nếu phát hiện trẻ bị tay chân miệng hoặc nghi ngờ trẻ bị bệnh tay chân miệng qua các dấu hiệu nhận biết bệnh hãy cách ly trẻ tại nhà để chăm sóc và theo dõi. Tuyệt đối không cho trẻ đến trường và các khu tập trung đông người.
  • Không được gãi hoặc chạm vào các vết ban
    Các nốt phát ban xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân nên được giữ sạch sẽ và không cần che đậy quá kín. Cần rửa sạch vùng da nổi phát ban bằng xà phòng và nước ấm, sau đó lau khô. Không chạm vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi sẽ làm trẻ đau dẫn đến biếng ăn. Nếu trẻ bị loét quá nặng có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh để thoa lên tránh nhiễm trùng.
  • Không nên sử dụng các loại thìa, nĩa sắc nhọn
    Thìa, nĩa sắc nhọn làm bé khó chịu còn có thể gây tổn thương các vết loét trong khoang miệng.
  • Không nên ủ ấm trẻ quá mức
    Nhiều người nghĩa trẻ bị bệnh tay chân miệng phải ủ ấm là quan niệm hết sức sai lầm. Trẻ không cần ủ ấm quá mức sẽ dễ gây sốt cao, nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát, rộng rãi làm trẻ thoải mái hơn.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách
    Nên cho trẻ sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng sau mỗi bữa ăn, trước và sau khi ngủ thay vì dùng băng gạc thấm muối để vệ sinh khiến nốt loét vỡ ra làm đau hơn.
bệnh tay chân miệng kiêng gì
Bệnh tay chân miệng nên làm gì?

Giải đáp các câu hỏi liên quan “Bệnh tay chân miệng kiêng gì?”

Bệnh tay chân miệng có kiêng ra gió không?

Trẻ bị tay chân miệng không cần phải kiêng ra gió. Thay vào đó bạn chỉ cần cho trẻ ở nơi thoáng mát, đảm bảo môi trường được vệ sinh sạch sẽ, không tiếp xúc với không khí ô nhiễm và nước bẩn tránh nhiễm trùng vết thương. 

Bệnh tay chân miệng có kiêng tắm hay không?

Hầu hết cha mẹ đều nghĩ rằng trẻ bị tay chân miệng cần được kiêng tắm là điều không có cơ sở khoa học. Hạn chế tắm sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Nếu trẻ bị tay chân miệng được chăm sóc kỹ lưỡng thì những vết mụn nước thường biến mất sau khoảng 2-3 tuần. Đây là dấu hiệu trẻ dần khỏi bệnh, các mẹ nên tiếp tục để bé ở nhà từ 7-10 ngày cho bé khỏe hẳn và khỏi bệnh hoàn toàn mới được đến trường.

Các lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Khi chăm sóc trẻ bị bệnh cần đặc biệt lưu ý và thực hiện những điều sau:

  • Người chăm sóc trẻ cần rửa tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn và sau khi chăm sóc trẻ
  • Hạn chế tiếp xúc gần gũi với trẻ như ôm, hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống.
  • Khử trùng các bề mặt, vật dụng, đồ chơi mà trẻ tiếp xúc hằng ngày.
  • Cho trẻ rửa tay, vệ sinh cá nhân thật kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Các loại thực phẩm tốt cho người bệnh tay chân miệng

Vì bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên cách tốt nhất là bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con trẻ nhằm tăng sức đề kháng chống lại virus gây bệnh. Các loại thực phẩm thích hợp cho trẻ bị tay chân miệng bao gồm:

  • Cháo loãng hoặc súp
    Để bổ sung tinh bột cho trẻ đang bệnh các mẹ có thể nấu cháo loãng hoặc súp kết hợp với các loại thịt, rau củ quả để tăng thêm vitamin và khoáng chất. Một số loại cháo dễ dàng thực hiện như cháo lươn đậu xanh, cháo tôm rau ngót, cháo sườn bí đỏ, súp óc heo, súp tôm gà…
  • Ăn trứng
    Trong trứng có nhiều protein, chất sắt và vitamin tốt cho sức khỏe bé. Các món làm từ trứng rất đa dạng và thường mềm giúp bé dễ ăn, dễ nuốt.
  • Uống nước mát chẳng hạn như nước dừa, nước sâm, nước râu bắp…
    Các loại nước mát sẽ giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm dịu các vết loét.
  • Cho trẻ ăn đu đủ và dưa hấu
    Vitamin C có trong dưa hấu giúp ngăn các vết loét lan rộng (nhưng không được ăn cam, chanh, kiwi,.. vì vị chua sẽ làm bé rát họng). Trong đu đủ chứa rất nhiều vitamin, giúp bé tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa. Mách bạn: ướp lạnh dưa hấu và đu đủ cho trẻ ăn để làm dịu các vết loét hoặc ép thành nước, làm sinh tố cho trẻ uống.
  • Ăn chè sắn và các loại đậu
    Sắn dây có tác dụng dịu mát toàn cơ thể còn các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành… chứa hàm lượng cao các khoáng chất bổ sung năng lượng cho cơ thể. Các bà mẹ có thể chế bến sắn dây và các loại đậu thành món chè sắn, chè đậu,.. 
  • Cho trẻ uống sữa đã làm mát
    Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng nên cần thêm vào thực đơn cho trẻ giúp tăng đề kháng nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn có lợi. Sữa mát sẽ giúp làm dịu các vết loét và làm cho bé cảm thấy dễ chịu hơn vì vậy trước khi cho trẻ uống mẹ cũng nên làm mát sữa.
  • Thử ngay món kem mát lạnh
    Cảm giác mát lạnh của kem có thể giúp giảm đau tạm thời, từ đó bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Và đây cũng là món ăn yêu thích của trẻ nên trẻ con thấy kích thích mà quên đi khó chịu.
bệnh tay chân miệng kiêng gì
Bệnh tay chân miệng nên ăn gì?

Cách phòng bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng bùng phát vào các thời điểm giao mùa trong năm nên bệnh nhân mắc bệnh xảy ra thường xuyên trên cả nước. Theo khuyến cáo của Bộ y tế để phòng chống bệnh tay chân miệng cần chủ động thực hiện các hướng dẫn sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày;
  • Thực hiện ăn chín uống chín. Vật dụng ăn uống phải được khử khuẩn trước khi sử dụng;
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập,… bằng các chất tẩy vệ sinh thông thường.
  • Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Bệnh tay chân miệng rất nguy hiểm nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc và kiêng cữ đúng cách cho trẻ. Bởi vậy mà các phụ huynh nếu phát hiện con trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được bác sĩ lên phương pháp điều trị nhanh nhất.

Với những thông tin hữu ích từ Vivita.vn hi vọng có thể giúp các bạn giải đáp thắc bệnh tay chân miệng kiêng gì và các vấn đề liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 1900 2061 để được các Dược sĩ giải đáp.

Tìm hiểu thêm: [Giải đáp] Virus Tay Chân Miệng Tồn Tại Bao Lâu

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)