Vitamin K1, K2, K3 Là Gì? Những Thực Phẩm Giàu Vitamin K
Xem nhanh nội dung bài viết
Vitamin K khi kết hợp với Canxi sẽ hỗ trợ hệ xương chắc khỏe, thiếu hụt loại vitamin này dẫn đến tình trạng loãng xương. Bên cạnh đó, đây là loại vitamin thiết yếu mà cơ thể sử dụng cho quá trình đông máu trong cơ thể, đặc biệt rất hiệu quả khi điều trị nhiều bệnh chảy máu trong. Nếu chẳng may bị thương, loại vitamin K này sẽ góp phần giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn, bớt gây nguy hiểm.
Vitamin K là gì?
Khái niệm
Vitamin K là một hợp chất hữu cơ, công thức hoá học là 2-methyl-1,4-naphthoquinone. Vitamin này có khả năng hòa tan trong chất béo, ít tan trong nước.
Phân loại
Vitamin K có 3 dạng chính:
- Vitamin K1 – phylloquinone: Đây là loại vitamin tự nhiên, có nhiều trong các loại rau củ như cải, cà chua…
- Vitamin K2 – menaquinones: Loại này là vitamin tự nhiên được tổng hợp bởi một loại vi khuẩn có lợi sống cộng sinh trong đường ruột của con người.
- Vitamin K3 – menadione: Khác với hai loại trên, loại vitamin này được tổng hợp nhân tạo, có khả năng tan trong nước, loại này chủ yếu dùng trong dược học, có chứa độc tính nên bị hạn chế sử dụng cho con người.
Uống vitamin K có tác dụng gì?
Vai trò của Vitamin K đối với cơ thể
Tốt cho sức khỏe xương
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vitamin K hỗ trợ rất tốt trong việc duy trì xương chắc khỏe, cải thiện mật độ xương, đồng thời giảm nguy cơ gãy xương.
Cải thiện trí nhớ
Khi nồng độ vitamin K trong máu tăng thì có thể cải thiện trí nhớ theo từng giai đoạn ở người lớn tuổi. Vitamin K cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Khi người lớn tuổi bổ sung vitamin K có thể hỗ trợ cải thiện khả năng nhận thức và ít gặp khó khăn hơn khi nhớ lại ký ức.
Tốt cho tim mạch
Vitamin K hỗ trợ giữ huyết áp thấp hơn thông qua việc ngăn chặn quá trình khoáng hóa, nơi các khoáng chất tích tụ trong động mạch. Việc này cho phép tim bơm máu tự do khắp cơ thể.
Quá trình khoáng hóa diễn ra một cách tự nhiên theo tuổi tác và nó là nguy cơ chính gây ra bệnh tim. Bổ sung đầy đủ vitamin K cũng được chứng minh giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Giúp đông máu nhanh
Các chuyên gia nhận định vitamin K là chất cần thiết cho quá trình đông máu nhanh chóng. Vitamin K hỗ trợ ngăn ngừa vấn đề đông máu ở trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin này.
Vitamin K giúp làm đẹp da
Vitamin K làm đẹp làn da giúp cải thiện độ đàn hồi và ngăn ngừa nếp nhăn, làm mờ quần thâm ở mắt. Một số nghiên cứu cũng cho thấy bôi vitamin K lên da mặt ngăn phòng mụn trứng cá và đặc biệt còn hỗ trợ trị sẹo, tổn thương do mụn trứng cá gây nên.
Dấu hiệu nhận biết thiếu Vitamin K
Với những vai trò quan trọng kể trên của vitamin K đối với cơ thể, hẳn bạn cũng phần nào hình dung được cơ thể thiếu vitamin K sẽ như thế nào. Một số dấu hiệu dễ nhận biết nhất mà bạn có thể quan sát được như:
- Thường xuyên bị các vết bầm tím ở chân tay mà không rõ nguyên nhân, hoặc dễ bị bầm tím khi chỉ bị tổn thương nhẹ.
- Xuất huyết đường tiêu hóa, điển hình là đi đại tiện có máu, tiểu ra máu, nôn ra máu.
- Thường xuyên bị chảy máu cam
Thiếu vitamin K gây bệnh gì?
Thiếu vitamin K đồng thời cũng gây một số bệnh như:
- Rối loạn đông máu: Thiếu hụt vitamin K sẽ dẫn đến vấn đề rối loạn hoạt động của các yếu tố đông máu. Việc đó khiến quá trình đông máu diễn ra khó khăn hơn, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Các bệnh về tim mạch: Vitamin K2 có vai trò trong việc hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Do đó, nếu thiếu vitamin này thì động mạch dễ bị vôi hóa, các bệnh lý về tim mạch dễ xuất hiện.
- Loãng xương: Thiếu hụt vitamin K khiến cản trở quá trình chuyển hóa canxi và tổng hợp osteocalcin trong cơ thể. Người thiếu vitamin K rất dễ bị loãng xương hoặc gặp phải các vấn đề về xương khớp.
Nhu Cầu Bổ Sung Vitamin K Theo Độ Tuổi
Lượng cần dùng mỗi ngày là bao nhiêu
Cơ thể có thể dễ dàng tự hấp thu vitamin K từ thực phẩm thông qua các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, như đã nói thì vitamin này tan tốt hơn trong dầu, nên nó chỉ hấp thu vào cơ thể tốt nhất khi tiêu thụ cùng chất béo.
Lượng Vitamin K cần nạp vào cơ thể sẽ tùy theo từng độ tuổi khác nhau. Cụ thể, mỗi ngày sẽ cần:
- Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2 mcg
- Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi: 2,5 mcg
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 30 mcg
- Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 55 mcg
- Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 60 mcg
- Trẻ từ 14 đến 18 tuổi: 75 mcg
- Đàn ông trưởng thành từ tuổi 19: 120 mcg
- Phụ nữ sau 19 tuổi: 90 mcg
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: 75 – 90 mcg
Cách bổ sung Vitamin K Hiệu Quả
Bổ Sung Vitamin K Qua Chế Độ Ăn Hằng Ngày
Một số thực phẩm giàu vitamin K có thể bổ sung hoàn hảo cho bữa ăn có kể đến như: Rau bina (cải bó xôi), Rau xà lách, Súp lơ xanh, Cải xoăn, Bắp cải, Cà rốt, Trứng, Trái cây sấy khô, Húng quế,… Trong các loại thực phẩm thì món đậu tương Nhật Bản là thực phẩm giàu vitamin K2 nhất.
Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh chính là nguồn cung cấp Vitamin K tuyệt vời mà bạn cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Cải Brussels và bông cải xanh chứa rất nhiều vitamin K, cung cấp cho bạn khoảng 110 microgam trên mỗi khẩu phần ăn.
Trái cây: Trong các loại hoa quả thì Nho chứa nhiều vitamin K nhất, trung bình trong 100g quả nho tươi có chứa khoảng 14.6 mcg vitamin K. Đặc biệt, Vitamin K có nhiều trong các loại trái cây khô như: mận, việt quất, đào, trái sung, cà chua,… Có thể nhăm nhi hoa quả khô vào bữa phụ để bổ sung vitamin K, vừa ngon lại vừa tốt cho sức khỏe.
Ăn nhiều cá: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị mọi người nên ăn nhiều cá, điển hình là cá hồi. Cá chứa nhiều dầu, protein và khoáng chất lành mạnh hỗ trợ giảm huyết áp, đồng thời giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.
Ăn đậu nành lên men: Món ăn truyền thống này của người Nhật chứa một lượng lớn vitamin K. Chỉ cần 3 ounce đã cung cấp 850 microgam vitamin K. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loại đậu nành lên men này có thể làm chậm quá trình mất khối lượng xương ở phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh, có nghĩa là nó hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương.
Lưu ý khi bổ sung vitamin K qua thực phẩm: Lượng vitamin K bạn nhận được từ thực phẩm phụ thuộc rất nhiều vào cách chế biến món ăn. Để thu nạp được một lượng lớn vitamin K, bạn nên tham khảo thêm một số cách chế biến giữ lại nhiều vitamin K nhé.
Bổ Sung Vitamin K Qua Viên Uống Thực Phẩm Chức Năng
Ngoài cách bổ sung vitamin K qua thực phẩm ăn hàng ngày, người thiếu vitamin có thể dùng cách tiêm hoặc bổ sung bằng viên uống thực phẩm chức năng chứa Vitamin K. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Một số viên uống bổ sung vitamin K nổi tiếng được ưa chuộng
- Viên uống vitamin K 100mcg Puritan’s Pride hỗ trợ đẹp da, tốt cho xương khớp của Mỹ
- Thực Phẩm Bổ Sung NOW – MK-7 Vitamin K-2 100 mcg (60 viên)
- Các loại viên uốn bổ sung multivitamin phần lớn điều có chứa vitamin K. Các thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến như: Doppel Herz, DHC Nhật Bản, Multivitamin Healthy Care, Blackmores, Nature’s Way, Kirkland,…
Lưu ý khi sử dụng vitamin K
Tác dụng phụ có thể gặp phải?
Thường thì ít có các trường hợp gặp tác dụng phụ khi sử dụng vitamin K đúng liều lượng. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao có thể bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
Một số tác dụng không mong muốn khi dùng liều cao vitamin K phải kể đến như
- Giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng
- Trẻ nhỏ lười vận động
- Gây khó thở và hay cáu gắt
- Phù nề toàn thân, cứng cơ bắp
- Xanh xao, vàng mắt hoặc vàng da
- Phát ban, nổi mẩn đỏ hoặc ngứa vùng da
- Đầu óc quay cuồng, khó thở hoặc ngất xỉu
Thời điểm uống tốt nhất?
Như đã chia sẻ thì vitamin K là một chất tan trong dầu. Vì vậy, nó hấp thu một cách tốt nhất là khi được dùng cùng bữa ăn giàu chất béo.
Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra thời điểm “tốt nhất” trong ngày để bổ sung vitamin K. Do vậy, bạn có thể sử dụng vào buổi sáng, buổi trưa hoặc buổi tối kèm theo một cốc nước lọc.
Vitamin K Chống Chỉ Định Cho Đối Tượng Nào?
- Nếu đang có tiền sử mắc các bệnh lý về máu, gan hay bệnh ở túi mật, bệnh tiểu đường, bệnh về thận… bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Không tự ý sử dụng sẽ ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú dùng Vitamin K không thực sự an toàn. Do đó, chỉ nên dùng Vitamin K khi có sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Những người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
- Những người có dấu hiệu của những tác dụng phụ đã liệt kê ở trên.
Không nên dùng chung với những thực phẩm và thuốc nào?
Một số thuốc không được dùng chung với Vitamin K, bởi chúng sẽ xảy ra những tương tác không mong muốn. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách sử dụng vitamin K đúng và đạt kết quả tốt hơn.
Nhiều loại thuốc có thể cản trở tác dụng của vitamin K, bao gồm thuốc kháng axit, thuốc làm loãng máu, kháng sinh, aspirin và thuốc điều trị ung thư, co giật, cholesterol cao…
Vitamin K mua ở đâu?
Vitamin K hiện nay được bày bán khá rộng rãi và tự do trên thị trường, rất dễ để tìm mua, nhưng cũng chính vì lẽ đó quý khách rất dễ mua phải hàng kém chất lượng, hạn sử dụng ngắn ngày…
Để đảm bảo tốt cho sức khỏe, nên mua vitamin K tại các nơi có chuyên gia, dược sĩ hay bác sĩ tư vấn để đảm bảo dùng đúng loại, đúng quy trình, không gây ra ảnh hưởng xấu đến cơ thể và sức khỏe.
Để an tâm khi chọn mua và dùng Vitamin, quý khách hàng có thể chọn một trong nhiều địa chỉ được nhiều khách hàng lựa chọn và gắn bó là Vivita. Đến với Vivita, mọi người sẽ được tư vấn những sản phẩm vitamin chất lượng cao, uy tín hàng đầu trên thị trường chăm sóc sức khỏe.
Đội ngũ dược sĩ tư vấn chu đáo, chi tiết về mọi thông tin liên quan đến sản phẩm và được kiểm tra mã vạch trước khi mua giúp quý khách hàng yên tâm trong suốt quá trình sử dụng. Bạn đọc có thể tham khảo các sản phẩm Vitamin K tại Vivita.vn để đặt mua hàng nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
Hy vọng qua những chia sẻ về Vitamin K là gì và những thực phẩm chứa nhiều vitamin K đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của loại vitamin này. Ngoài việc sử dụng Vitamin K, bạn cũng cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ vitamin thiên nhiên cho cơ thể như trong các loại thực phẩm trái cây rau quả.
Tài liệu tham khảo từ: healthline.com; ods.od.nih.gov; nhà thuốc Vivita