[GIẢI ĐÁP] Uống Vitamin E Có Ảnh Hưởng Đến Kinh Nguyệt Không?
Xem nhanh nội dung bài viết
“Uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?” hay “Uống vitamin E như thế nào cho hiệu quả?”,… là những thắc mắc thường trực của nhiều chị em phụ nữ. Nhiều người cho rằng vitamin E có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản và tình trạng kinh nguyệt của phụ nữ. Vậy ý kiến này có đúng hay không và chúng ta nên sử dụng vitamin E ra sao cho an toàn?
Uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Trên thực tế, vitamin E thực sự đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sinh lý ở cơ thể nữ giới. Một trong số đó chính là tác dụng giúp nâng cao khả năng tiếp nhận estrogen trong nội mạc tử cung. Từ đó, vitamin E góp phần điều trị hiệu quả các chứng kinh nguyệt không đều hoặc các bệnh có liên quan đến tuyến sinh dục. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định uống vitamin E không làm rối loạn kinh nguyệt.
Vai trò của vitamin E với sức khỏe con người
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh và phản ứng với các độc tố như chì, cacbon tetraclorua, thủy ngân, benzen,… Như chúng ta đã biết, vitamin E góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ màng tế bào chống lại tác hại của các gốc tự do, hỗ trợ ngăn ngừa rối loạn tâm thần, thiếu máu, nhiễm virus và còn duy trì sắc đẹp. Ngoài ra, đây còn là vi chất có tác dụng tới khả năng sinh sản của cả nam giới và phụ nữ.
Đối với nam giới
- Vitamin E là dưỡng chất giúp tăng khả năng di động của tinh trùng nhờ ngăn ngừa sự tác động của các gốc tự do. Từ đó, tinh trùng có thể di chuyển nhanh hơn, dễ gặp trứng hơn và làm tăng khả năng thụ tinh.
- Vitamin E hoạt động như một hàng rào bảo vệ tinh trùng khỏi những yếu tố gây hại, đảm bảo số lượng tinh trùng hợp lý có thể gặp trứng để thụ tinh. Thông thường, trong 1ml tinh dịch cần chứa khoảng 20 triệu tinh trùng và bất kỳ sự sụt giảm nào cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản nam giới.
- Vitamin E còn giúp làm tăng nồng độ hormone testosterone trong cơ thể nam giới từ đó làm tăng ham muốn trong chuyện chăn gối.
- Theo một số nghiên cứu từ thực thế, những ai thường xuyên bổ sung đầy đủ vitamin E có tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cao hơn 29% so với những người đàn ông khác.
Đối với phụ nữ
- Cung cấp lượng vitamin E đầy đủ mỗi ngày giúp làm tăng lưu lượng máu chảy tới động mạch. Từ đó, vitamin E hỗ trợ làm tăng độ dày niêm mạc tử cung, cải thiện khả năng sinh sản của phụ nữ.
- Vitamin E cũng góp phần vào quá trình điều trị bệnh xơ nang vú. Đây là hiện tượng các khối u lành tính xuất hiện ở vú trong thời kỳ kinh nguyệt, gây sưng và đau cho phụ nữ.
- Ngoài ra, nhiều liệu pháp điều trị cũng sử dụng vitamin E trong ứng phó hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là hội chứng gây mất cân bằng nội tiết tố, làm chậm tốc độ trao đổi chất của cơ thể, dễ dẫn đến thiếu chất và suy yếu buồng trứng.
- Trái ngược với hiểu lầm rằng vitamin E sẽ làm rối loạn kinh nguyệt, loại dưỡng chất này giúp giảm các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt là những triệu chứng đau bụng khi hành kinh, nhức mỏi và triệu chứng bốc hỏa, rối loạn ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.
- Vitamin E giúp đảm bảo cho túi ối dày hơn, tăng tác dụng bảo vệ túi ối. Với chức năng bảo vệ và che chở thai nhi trong tử cung, thành túi ối dày dặn sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ vỡ túi ối, giữ cho thai kỳ khỏe mạnh.
Một số tác dụng khác
- Loại vitamin tan trong dầu này giúp giữ cho làn da bảo toàn vẻ mịn màng, tươi trẻ và hạn chế nếp nhăn do tuổi tác.
- Vitamin E còn cải thiện tình trạng da khô sạm, nhăn nheo, nhiều thâm nám, thiếu sức sống, tóc khô và dễ gãy rụng.
- Vitamin E giúp tăng khả năng chống chịu với các gốc tự do dư thừa, tia cực tím của môi trường bên ngoài và bảo vệ da trước những tổn thương.
- Bổ sung đủ vitamin E trong thai kỳ giúp tử cung của em bé gái phát triển và hạn chế tình trạng teo tinh hoàn ở em bé trai.
- Sau khi sinh, sử dụng vitamin E cũng hỗ trợ ngăn ngừa và hạn chế rạn da, giúp mẹ bầu tự tin, nhanh chóng lấy lại vóc dáng.
Bổ sung vitamin E thế nào là đúng?
Cơ thể con người không thể tự sản xuất vitamin E và cũng không thể dự trữ trong lâu dài. Vì thế, cơ thể cần được bổ sung đầy đủ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, tránh những hội chứng do thiếu chất gây ra. Nhu cầu hằng ngày của mỗi người lớn là khoảng 15mg và có nhiều phương thức để bổ sung vitamin E như: ăn uống, thực phẩm chức năng và vitamin E bôi ngoài da.
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin E
- Các loại dầu thực vật như: Dầu oliu (1,94mg), dầu mè (6,4mg), dầu mầm gạo (20mg), dầu hạnh nhân (5,3mg), dầu hướng dương (5,6mg),..
- Mầm thóc, giá đỗ, các loại rau xanh như rau cải xanh, củ cải, thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả…
- Bơ (chứa khoảng 4mg vitamin E), hạnh nhân (26mg vitamin E/ 100g), củ cải (chứa khoảng 17% lượng cần thiết cho cơ thể trong một ngày), hạt dẻ, rau bina,…
Những lưu ý khi bổ sung vitamin E tổng hợp
- Đảm bảo bổ sung vừa đủ vitamin E kèm chất béo: Là vitamin tan trong dầu (mỡ), quá trình hấp thụ vitamin E diễn ra ở phần giữa của ruột non và liên quan mật thiết tới quá trình tiêu hóa mỡ. Do đó, để hấp thụ vitamin E, cơ thể cần phải có muối mật, men lipase của tụy, vừa đủ chất béo, dầu mỡ.
- Không lạm dụng vitamin E: Nếu sử dụng vitamin E liều cao trong thời gian dài gây dư thừa sẽ làm triệu tiêu các chất chống oxy hóa, tổn hại đến tế bào. Việc bổ sung quá liều còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Thậm chí là nguy cơ tử vong khi tiêm vitamin E liều cao vào tĩnh mạch.
- Không nên bổ sung vitamin E kéo dài: Cần cẩn thận trong khẩu phần ăn hằng ngày và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ khi uống vitamin E. Ví dụ, phụ nữ sau 30 chỉ nên uống trong vòng 1 – 2 tháng, sau đó ngưng một thời gian rồi mới sử dụng tiếp.
- Không phải ai cũng nên bổ sung vitamin E tổng hợp: Chỉ những người bị bệnh, da khô sạm, tóc khô dễ gãy, bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, ung thư, suy thận, hoặc có chỉ định của bác sĩ mới nên bổ sung vitamin E qua thực phẩm chức năng, tiêm tĩnh mạch,..
- Tuân thủ kỹ hướng dẫn sử dụng: Sử dụng vitamin E tổng hợp đúng liều lượng, thời gian theo khuyến cáo của nhà sản xuất, chỉ định của bác sĩ, nhất là với vitamin E dạng dung dịch.
Tương tác thuốc
Bên cạnh đó, vitamin E có thể xảy ra những phản ứng phụ khi sử dụng kèm với một số loại thuốc đặc biệt. Do đó, chúng ta cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng. Một số ví dụ có thể kể đến:
- Khi dùng cùng với cyclosporine (neoral, sandimmune): liều lượng cao vitamin có thể làm tăng hấp thu cyclosporine của cơ thể, từ đó làm tăng tác dụng của cyclosporine.
- Các thuốc chuyển hóa qua gan (chu trình cytochrome P450 3A4): vitamin E đi kèm với lovastatin, ketoconazole, itraconazole, fexofenadine, triazolam và một số loại thuốc khác có thể làm tăng quá trình chuyển hóa thuốc, từ đó làm giảm hiệu lực của thuốc.
- Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel, diclofenac, ibuprofen, naproxen, dalteparin, enoxaparin, heparin, warfarin,…: vitamin E có tác dụng làm chậm quá trình đông máu, do đó khi sử dụng chung với các loại thuốc trên sẽ xảy ra nguy cơ chảy máu.
Nguyên nhân nào gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. Đây là một tiến trình tự nhiên xảy ra hằng tháng từ tuổi dậy thì đến thời kỳ mãn kinh. Kinh nguyệt cũng là một dấu hiệu cho thấy phụ nữ đang không có thai và thường dài trung bình khoảng 28 ngày.
Trong chu kỳ này, cơ thể phóng thích một trứng (có đôi khi là hai trứng) và thay đổi nội mạc tử cung để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nếu quá trình thụ tinh và thai kỳ không xảy ra thì tử cung mới loại bỏ lớp nội mạc, hành kinh và bắt đầu chu kỳ mới.
Khi chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện những biểu hiện bất thường về số ngày có kinh hay số lượng máu kinh, đây được xem là rối loạn kinh nguyệt. Về lâu dài, sự rối loạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ. Nếu như vitamin E không phải là nguyên do gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, vậy điều gì khiến cho chu kì này bị đảo lộn?
Ảnh hưởng của nội tiết tố
Nội tiết tố giữ vai trò rất quan trọng với cơ thể con người và sẽ thay đổi nồng độ ở từng thời kỳ nhất định của cơ thể. Mọi giai đoạn trưởng thành đều ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố bao gồm tuổi dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con, và cho con bú. Do đó, sự ảnh hưởng hoặc mất cân bằng của nội tiết tố sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh nguyệt.
- Tuổi dậy thì: cơ thể đang trải qua những thay đổi và phát triển để trưởng thành nên nội tiết tố thường không ổn định như người lớn. Mỗi người phụ nữ thường mất vài năm để estrogen và progesterone cân bằng và ổn định. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt thường bị rối loạn trong khoảng thời gian này.
- Giai đoạn tiền mãn kinh: Khi cơ thể bước vào quá trình lão hóa dần, buồng trứng suy giảm, các nội tiết tố nữ cũng thay đổi. Từ đó, nội tiết tố làm chu kỳ và lượng máu kinh không còn như trước. Sau thời kỳ mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ sẽ dừng lại.
- Trong thời gian mang thai: phụ nữ mang thai hoặc cho con bú sẽ không có kinh nguyệt
Nguyên nhân thực thể
- Thai nghén bất thường: những sự thay đổi và tai nạn ngoài ý muốn trong thai kỳ như chửa ngoài tử cung, dọa sảy thai,… cũng có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sau đó.
- Những tổn thương và căn bệnh về tử cung như tổn thương cổ tử cung – polyp cổ tử cung – polyp buồng tử cung – u xơ tử cung, quá sản nội mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang,… khiến cho cơ thể suy yếu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kéo theo chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Một số bệnh khác: đôi khi rối loạn kinh nguyệt cũng là dấu hiệu của những hội chứng như u tuyến yên, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường, viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung,…
Thay đổi điều kiện sống, thói quen sinh hoạt:
Kinh nguyệt được điều chỉnh bởi cơ chế nội tiết của cơ thể – một cơ chế phụ thuộc nhiều vào thần kinh, yếu tố bên ngoài và tình trạng sức khỏe. Do vậy, khi cơ thể trải qua sự thay đổi, bị áp lực, thay đổi môi trường sống như chuyển vùng, thay đổi công việc, bị áp lực học, gia đình hoặc công việc chán nản, buồn rầu,… cũng làm rối loạn kinh nguyệt. Đây là những nguyên nhân chủ quan và để lại ảnh hưởng rất tiêu cực.
Không chỉ vậy, sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng cũng làm nội tiết tố mất cân bằng. Đó có thể là thay đổi chế độ ăn uống đột ngột, tăng cân hoặc giảm cân quá mức,… Đi cùng với đó, những vận động, tập thể thao, làm việc tay chân quá mức cũng làm tăng lượng kinh và kéo dài ngày hành kinh.
Một số thuốc gây rối loạn kinh nguyệt
Nhiều loại thuốc đặc biệt sẽ để lại tác dụng phụ phổ biến là rối loạn chu kỳ hành kinh. Những loại thuốc có tác dụng phụ thường gặp này có thể kể đến thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường, cao huyết áp,… Ở một vài trường hợp việc lạm dụng các loại thuốc trên cũng khiến chị em bị đau bụng, mệt mỏi dữ dội suốt những ngày hành kinh.
Một số biện pháp giúp điều hòa kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt không phải là một vấn đề có thể dễ dàng bỏ qua vì có thể gây ra những thay đổi xấu cho sức khỏe phụ nữ. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó ví dụ như về nội tiết, tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ, thay đổi điều kiện sống môi trường sống hay dấu hiệu cho thấy người phụ nữ cần nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn uống,…
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào. Mức độ và biểu hiện của sự rối loạn thường khác nhau giữa mỗi người và cũng không giống nhau ở từng giai đoạn. Do đó, khi xảy ra các dấu hiệu bất thường, chị em cần chẩn đoán nguyên nhân và tìm các biện pháp điều trị phù hợp như sau.
Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc phù hợp.
Đa phần nguyên nhân làm kinh nguyệt không đều thường đến từ chế độ ăn uống, sinh hoạt không thích hợp. Do đó, các chị em phải điều chỉnh chế độ ăn uống theo một trình tự giờ giấc khoa học và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Không chỉ vậy, nếu phải thay đổi bất kỳ thói quen sinh hoạt, môi trường sống nào, chị em nên tập cho cơ thể quen dần trước khi đổi hẳn để tránh sự rối loạn.
Những thói quen tốt như ăn uống đủ chất, ăn chín uống sôi, đi ngủ sớm, tránh thức khuya,… sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho sức khỏe toàn diện của chúng ta. Bên cạnh đó, chị em cũng nên tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên bằng vài động tác vận động nhẹ nhàng 15-30 phút mỗi sáng. Chúng ta cũng nên hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn, cà phê,…
Giữ tâm lý thật thoải mái
Tinh thần căng thẳng, stress kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn của các chức năng trong cơ thể bao gồm kỳ kinh. Bên cạnh đảm bảo thể chất khỏe mạnh, chúng ta cũng nên làm việc và sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành và có thể thư giãn. Nên giữ cho tâm lý thoải mái, giải tỏa căng thẳng nhiều nhất có thể và hướng đến nhiều liệu pháp tích cực như thiền, yoga, đọc sách,…
Không lạm dụng thuốc tránh thai
Có rất nhiều người hiểu sai công dụng và cách dùng của thuốc tránh thai, thậm chí lạm dụng các loại thuốc khẩn cấp. Nếu cần sử dụng thuốc tránh thai, chị em nên tìm hiểu liệu trình đúng đắn và sử dụng theo lời khuyên của bác sĩ. Nếu không, việc làm dụng sẽ để lại những tác dụng phụ và thậm chí là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản.
Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ và thường xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan. Tuy nhiên, chị em cần sự tư vấn của bác sĩ để có chẩn đoán xác định cũng như điều trị bệnh lý thực thể. Ngoài ra, nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, sự rối loạn hoàn toàn có thể được cải thiện nhờ những phương pháp như trên.
Như vậy, vitamin E không ảnh hưởng xấu đến kinh nguyệt mà còn hỗ trợ cho kỳ kinh trở nên dễ chịu và thoải mái hơn. Ngoài ra, vitamin E cũng là loại dưỡng chất cần được bổ sung đầy đủ mỗi ngày bằng thực phẩm ăn uống hoặc thực phẩm chức năng một cách đúng cách. Bên cạnh đó, chị em cũng nên đảm bảo cho mình cách sống khoa học để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản.
Hy vọng những chia sẻ của VIVITA.VN trên đây sẽ giúp các bạn có thêm thông tin bổ ích về vấn đề uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết để được các Chuyên viên tư vấn giải đáp.