#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Những Ai Không Nên Uống Sữa Ong Chúa? Ai Nên Dùng?

Sữa ong chúa là nguồn thực phẩm dồi dào dưỡng chất, tốt cho sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, cũng có những người không nên uống sữa ong chúa. Trong bài viết này, hãy cùng Vivita tìm hiểu về tác hại của sữa ong chúa và cách sử dụng sữa ong chúa sao cho tốt nhất nhé.

8 đối tượng nào không nên uống sữa ong chúa

Dưới đây là thông tin về những đối tượng không nên dùng sữa ong chúa. Đồng thời, giới thiệu những tác hại của sữa ong chúa khi sử dụng không đúng cách.

Phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ đang mang thai là đối tượng đầu tiên được khuyên không nên dùng sữa ong chúa. Vì sử dụng nhiều sữa ong chúa có thể khiến cho tử cung bị co hẹp lại. Gây cản trở và khó khăn cho chị em trong việc sinh nở, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Điều nguy hiểm là thai nhi có thể bị dọa sinh non hoặc sảy thai. Nên bà bầu không nên bổ sung sữa ong chúa khi đang trong thai kỳ.

Phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ đang mang thai

Người đang bị đau bụng đi ngoài

Đôi khi trong sữa ong chúa, nọc độc của ong thợ sẽ vẫn còn sót lại. Đối với những ai đang bị đau bụng đi ngoài thì nọc độc sẽ khiến cho tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn. Nên sữa ong chúa không phù hợp với những ai có bệnh về đường tiêu hóa, đang bị tiêu chảy,…

Người có huyết áp thấp

Những thành phần có trong sữa ong chúa sẽ có tác dụng làm nở động mạch huyết quản, hạ huyết áp. Mặc dù đối với bệnh nhân bị huyết áp cao, sữa ong chúa là lựa chọn tốt và phù hợp. Nhưng những ai bị tình trạng huyết áp thấp thì không nên bổ sung sữa ong chúa.

Người có huyết áp thấp
Người có huyết áp thấp

Người bệnh ung thư vú

Những bệnh nhân bị ung thư vú không nên dùng sữa ong chúa vì sẽ làm tăng lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Mặc dù thực phẩm này rất tốt cho phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nhưng lại khiến cho khối u ác tính ở vú tăng kích thước và phát triển nhanh chóng hơn. Vì vậy, người bệnh ung thư vú có thụ thể estrogen tuyệt đối không nên dùng sữa ong chúa.

​Người bệnh hen suyễn

Đối với người bị hen suyễn, dùng sữa ong chúa có thể sẽ khiến phế quản bị co thắt và dẫn đến khó thở. Đối với sữa ong chúa tươi, sữa ong chúa nguyên chất thì sẽ khiến tình trạng trở nên nặng nề, nguy hiểm hơn.

​Người bệnh hen suyễn
​Người bệnh hen suyễn

Người dị ứng phấn hoa

Thành phần trong sữa ong chúa có thể chứa một ít phấn hoa. Nên những ai bị dị ứng với phấn hoa thì không nên bổ sung thực phẩm này vào cơ thể. Vì sẽ gây nên những vấn đề không tốt cho sức khỏe như bị đau bụng, buồn nôn, khó thở, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm,… Nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời.

Người đang bị sốt, mắc bệnh truyền nhiễm

Viên bổ sung sữa ong chúa cho người đang bị sốt, mắc bệnh truyền nhiễm là không cần thiết. Vì cơ thể lúc này đang cần được giải nhiệt, không nên bổ sung thêm quá nhiều chất bổ. Bồi bổ quá nhiều cũng sẽ gây phản tác dụng dụng, khiến bệnh nhân không thể khỏi bệnh mau như mong muốn.

Người đang bị sốt, mắc bệnh truyền nhiễm
Người đang bị sốt, mắc bệnh truyền nhiễm

Trẻ em dưới 13 tuổi

Trẻ em dưới 13 tuổi không nên bổ sung nhiều sữa ong chúa vì có thể sẽ khiến trẻ bị dậy thì sớm. Nên chỉ cho trẻ uống sữa ong chúa khi thực sự cần với liều lượng phù hợp. Sữa ong chúa có thể an toàn khi dùng liên tục trong 6 tháng, nên cần lưu ý không được dùng quá liều.

Lợi ích của sữa ong chúa và những đối tượng được khuyên dùng

Tác dụng của sữa ong chúa

Sữa ong chúa mang đến cho sức khỏe của người dùng những lợi ích như sau:

  • Sữa ong chúa có khả năng chống oxy hóa nhờ vào các thành phần gồm axit amin, axit béo và hợp chất phenolic. Đồng thời, còn giúp tăng khả năng chống viêm cho những tế bào bị tổn thương.
  • Sữa ong chúa có tác động tích cực và làm giảm mức cholesterol trong cơ thể. Vì thế, còn giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Với khả năng kháng khuẩn, làm sạch vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Sữa ong chúa còn hỗ trợ làm lành vết thương và giảm viêm da.
  • Lượng protein trong sữa ong chúa giúp thư giãn những tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch. Nên có hiệu quả tốt trong việc làm giảm huyết áp cho bệnh nhân bị cao huyết áp.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư nhờ sự kết hợp giữa hoạt chất kháng sinh tự nhiên cùng với chất chống oxy hóa.
  • Sữa ong chúa hỗ trợ tăng sản xuất collagen, bảo vệ da khỏi những tổn thương từ môi trường và giúp ngăn ngừa lão hóa sớm.
  • Hỗ trợ làm giảm hormone căng thẳng, cải thiện trí nhớ, giảm triệu chứng trầm cảm,…
  • Hỗ trợ điều trị khô mắt nhờ khả năng tiết nước mắt từ tuyến lệ trong mắt.
  • Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên bên trong cơ thể, chống lại các vi rút gây hại.
  • Hỗ trợ làm giảm những tác dụng phụ từ các phương pháp điều trị ung thư.
  • Hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu, thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Thành phần Royacalin trong sữa ong chúa giúp tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ. Hỗ trợ cải thiện sức khỏe sinh sản và nâng cao khả năng thụ thai.
Tác dụng của sữa ong chúa
Tác dụng của sữa ong chúa

tel:19002061

Những ai nên dùng sữa ong chúa thường xuyên?

Sau đây là những đối tượng nên tăng cường bổ sung sữa ong chúa thường xuyên vào cơ thể:

  • Người bị mất ngủ, suy giảm trí nhớ
  • Người bị yếu sinh lí, vô sinh
  • Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh
  • Người có huyết áp cao
  • Người bị mỡ trong máu
  • Người bị rụng tóc
  • Trẻ em suy dinh dưỡng, chậm lớn
  • Người bị mụn, tàn nhang, nám
  • Người bị phong thấp, viêm khớp
Những ai nên dùng sữa ong chúa thường xuyên?
Những ai nên dùng sữa ong chúa thường xuyên?

Hướng dẫn sử dụng sữa ong chúa đúng cách

Cách dùng sữa ong chúa bồi bổ cơ thể

Người dùng có thể dùng sữa ong chúa để bồi bổ cơ thể qua những cách sau đây:

Cách 1: Tiêm sữa ong chúa

Tiêm sữa ong chúa dưới da là một phương pháp khá hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, nó chỉ mới được áp dụng tại một số bệnh viện nước ngoài.

Cách 2: Ngậm sữa ong chúa

Hãy ngậm khoảng 400 – 500 gram sữa ong chúa ngậm dưới đầu lưỡi. Cứ để vậy cho sữa ong chúa tan từ từ. Đây được đánh giá là một cách hiệu quả giúp sữa ong chúa hấp thụ trực tiếp vào cơ thể và không bị men phân hủy. Nhưng nó sẽ có vị khá chua nên người mới uống có thể không quen.

Cách 3: Uống sữa chúa

Hãy cho 1 muỗng cà phê sữa ong chúa vào khoảng 400ml nước sôi để nguội. Sau đó, cho thêm khoảng 1 – 2 muỗng cà phê mật ong (tùy vào khẩu vị) rồi khuấy tan và uống. Mặc dù cách này có thể bị ảnh hưởng bởi sự phân hủy của men tiêu hóa, nhưng sẽ không đáng kể. Tuy phương pháp này bị ảnh hưởng bởi sự phân hủy của men tiêu hóa nhưng không đáng kể.

Lưu ý: Không nên pha sữa ong chúa cùng nước đang nóng. Vì những hoạt chất sinh học quý giá ở nhiệt độ cao sẽ bị phân hủy. Khiến cho những dưỡng chất tốt trong sữa ong chúa bị mất đi.

Cách dùng sữa ong chúa bồi bổ cơ thể
Cách dùng sữa ong chúa bồi bổ cơ thể

Cách dùng sữa ong chúa ngoài da

Có thể dùng sữa ong chúa ngoài da theo các bước như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch da với sữa rửa mặt phù hợp với làn da.
  • Bước 2: Trộn đều mật ong cùng sữa ong chúa với tỷ lệ 2:1.
  • Bước 3: Thoa đều hỗn hợp này lên mặt khoảng 15 – 20 phút, nhằm để dưỡng chất thấm sâu vào làn da.
  • Bước 3: Rửa mặt sạch lại với nước mát.

Nên áp dụng cách này với tần suất khoảng 2 – 3 lần/ tuần để thấy được sự thay đổi rõ rệt trên làn da.

Cách dùng sữa ong chúa ngoài da
Cách dùng sữa ong chúa ngoài da

Trên đây là thông tin về những người không nên uống sữa ong chúa thường xuyên. Đồng thời, còn hướng dẫn cách dùng sữa ong chúa chi tiết và chính xác. Nếu còn thắc mắc gì hoặc muốn được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm sữa ong chúa, hãy liên hệ ngay với số hotline của Vivita nhé.

tel:19002061

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)