#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Cách Trị Ung Thư Vòm Họng Tại Nhà Như Thế Nào?

Theo ghi nhận của tổ chức WHO, ung thư vòm họng là một trong những bệnh lý nguy hiểm, đứng thứ 4 trong 6 dạng ung thư phổ biến tại Việt Nam. Bệnh chiếm tỷ lệ 10- 12% trong số loại ung thư đầu mặt cổ với các triệu chứng mơ hồ và khó can thiệp để điều trị khi phát hiện ở giai đoạn muộn. 

Do đó, chúng ta cần hiểu rõ về các triệu chứng của căn bệnh này đồng thời thăm khám tổng quát thường xuyên để sớm phát hiện, can thiệp kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, độc giả có thể kết hợp tham khảo các phương pháp cách trị ung thư vòm họng tại nhà mà Vivita.vn sẽ giới thiệu trong bài viết dưới đây để đảm bảo hiệu quả trị liệu cao nhất.

Ung Thư Vòm Họng Được Hiểu Như Thế Nào?

Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính xuất hiện dựa trên sự gia tăng một số lượng của các kháng thể huyết thanh anti- EBV có trong máu, sự có mặt của các ADN virus trong các tế bào ung thư, hoặc do sự tổn thưởng trên các NST di truyền ảnh hưởng đến vùng gen ức chế hình thành khối u.

Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh của một số người còn liên quan đến một số yếu tố cơ bản như:

  • Môi trường: khói bụi, hóa chất, cao su, nhựa,…
  • Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ (khoảng 2-3 nam/1 nữ).
  • Khu vực: Bệnh thường gặp ở Đông Bắc Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á và phía Bắc của châu Phi.
  • Tuổi tác: Trước đây, bệnh phổ biến ở độ tuổi trung niên (30 – 50 tuổi), nhưng đang có xu hướng gia tăng ở lứa tuổi thanh thiếu niên trong khoảng 5 năm gần đây.
  • Thực phẩm: thức ăn giàu chất nitrosamine (dưa muối, thịt muối,…).
  • Di truyền: gia đình có tiền sử mắc bệnh về hô hấp, hạch hầu bạch huyết, thậm chí là ung thư vòm họng.

Những Triệu Chứng Phố Biển Của Ung Thư Vòm Họng

Trong hầu hết các trường hợp, các khối u khó có thể phát hiện ở giai đoạn đầu bởi bệnh lý này có những triệu chứng tương tự như các bệnh viêm đường hô hấp cấp. Tuy nhiên, bệnh sẽ âm thầm phát triển thông qua các biểu hiện cơ bản sau:

Một vài triệu chứng của ung thư vòm họng

Đau rát họng, khàn tiếng

  • Chứng tỏ tế bào ung thư trong khối u đang phát triển nhanh chóng gây tổn thương tế bào lành và chèn ép hoạt động của các cơ quan. Sau một thời gian, cổ họng có dấu hiệu đau rát cùng một bên cổ họng, tăng dần và dẫn đến khàn tiếng.
  • Nếu bệnh nhân đã tự điều trị các bệnh như cảm cúm, đau họng,… mà không cải thiện, kéo dài hơn 2 tuần, nên đến cơ quan y tế để kiểm tra và hỏi ý kiến bác sĩ.

Xem thêm: An Phế Khang – Giúp làm giảm các cơn đau tại vòm họng, làm dịu họng

Khó thở, ngạt mũi, ho có đờm

Bệnh nhân thường có triệu chứng ngạt mũi một hoặc cả hai bên, kèm theo nước mũi có mùi hôi và máu. Nguyên nhân chủ yếu là họ bị đau, gây hại đến đường hô hấp, suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho virus gây bệnh.

Đau đầu

Các cơn đau mang tính chất mãn tính, đau thoáng qua nên người bệnh thường không quá bận tâm đến mức độ nghiêm trọng của nó.

Tổn thương thính giác

Triệu chứng bao gồm ù tai, sưng mủ và đau âm ỉ, tương tự các biểu hiện của viêm tai giữa.

Nổi hạch

Vùng cổ thường xuất hiện hạch bạch huyết lớn như một khối u, ở giai đoạn cứu có thể lớn tương tự như bướu lành tính ở người.

Thị giác suy giảm

Người bệnh thường bị sụp mi, nhìn đôi và tuyến lệ tiết nước mắt liên tục.

Cách Trị Ung Thư Vòm Họng Tại Nhà Thế Nào Cho Hiệu Quả?

Điều trị ung thư tại nhà như thế nào?

Phương pháp y khoa điều trị ung thư vòm họng

Đầu tiên, bệnh nhân cần tham khảo một số phương pháp thường được sử dụng hiện nay, bao gồm:

– Xạ trị: sử dụng tia  để tiêu diệt các tế bào ung thư.

– Hóa trị: là phương pháp dùng hóa chất (dạng viên thuốc hoặc thuốc truyền tĩnh mạch), có thể kết hợp với xạ trị để phá hủy nhân của tế bào ung thư.

– Phẫu thuật: để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết.

“Quy tắc vàng”  cải thiện thể trạng khi điều trị ung thư vòm họng tại nhà

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư vòm họng

Vì sao chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư lại quan trọng? Nhiều nghiên cứu cho rằng, giảm cân, thiếu cân bằng trong dinh dưỡng làm gia tăng tỷ lệ tử vong, hệ miễn dịch khó có khả năng chống chọi với thuốc hóa trị. Chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ thúc đẩy hiệu quả của quá trình hồi phục.

Thực phẩm nên ăn khi mắc ung thư vòm họng

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A

Theo nghiên cứu thực tế, vitamin A có tác dụng trong việc kéo dài tuổi thọ của các bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ung thư vòm họng. Các chuyên gia dinh dưỡng kết luận rằng, vitamin A hạn chế sự phát triển nhanh của các tế bào ung thư ác tính, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan liên quan trong cơ thể. Cho nên, các thực phẩm giàu vitamin A nên thường xuyên có mặt trong thực đơn của các bệnh nhân ung thư.

Một số loại hoa quả, rau củ bổ dưỡng phổ biến như: gấc, cà chua, đu đủ, cam, quýt, củ dền,…..

  • Đồ ăn giàu chất dinh dưỡng

 Các bệnh nhận trải qua xạ trị hay hóa trị sau khi xuất viện và được chăm sóc tại gia đình, cơ thể còn suy nhược, vì vậy nên bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm tốt, ít cholesterol, dễ hấp thụ như: cá, tôm, sữa,… được chế biến ở dạng nguyên thủy (hấp, luộc, chưng,…), hạn chế dầu mỡ ở mức tối đa để cho quá trình hồi phục được diễn ra một cách thuận lợi.

  • Đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa

Biểu hiện cơ bản của người bị ung thư vòm họng thường khó thở, nghẹn khi nuốt thức ăn. Do đó, để hạn chế tổn thương không đáng có đến vùng họng, bệnh nhân nên sử dụng những thực phẩm dạng lỏng và mềm để dễ nuốt hơn.

  • Uống nhiều nước

 Hơn 80% cơ thể của con người là nước, vì vậy tốc độ hồi phục hay cải thiện sức khỏe cũng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng này. Người bệnh có thể uống nước lọc hoặc một số loại nước ép thông dụng như: cà rốt, cà chua,…

Thực phẩm cần kiêng khi điều trị ung thư vòm họng

  • Các loại đồ uống giàu chất kích thích

 Bất kỳ loại đồ uống nào giàu chất kích thích như nước ngọt có gas, rượu, bia,… là điều tối kỵ cần tránh nếu muốn căn bệnh được cải thiện. Những thực phẩm này làm cho hạch bạch huyết sưng to hơn, gây viêm lớp niêm mạc vùng họng và cản trở tác dụng điều trị lâm sàng.Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa axit cao như: chanh tươi, chanh muối,….

  • Thực phẩm lên men, cay nóng

Trong quá trình chế biến thức ăn, cần tránh gia tẩm quá nhiều gia vị như tiêu, ớt, mù tạt,…. và cắt giảm nhu cầu về các thực phẩm giàu nitrosamine như dưa muối, củ cải muối,… nhằm hạn chế gây tổn thương cho lớp niêm mạc.

  • Thịt đỏ

Thịt đỏ là kẻ thù tối kỵ của các bệnh về ung bướu nói chung và ung thư vòm họng nói riêng. Ăn quá nhiều thịt đỏ khiến cho bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu hơn, nhất là những bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Mỗi người chỉ nên ăn không quá 500 gram thịt đỏ mỗi tuần để đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng cho cơ thể.

  • Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa glucozo làm tăng nồng độ insulin trong máu, đẩy nhanh quá trình di căn ung thư và tổn thương mô tế bào trong AND.

  • Ăn quá mặn

Không ít người bệnh ung thư vòm họng đi kèm với bệnh lý huyết áp cao, tim mạch,… Lượng muối cao trong cơ thể không chỉ gây loãng xương, phù nề, mà còn gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ, tăng tỷ lệ tử vong.

  • Thuốc lá, ma túy:

Đây là hai chất kích thích có mức độ gây hại nghiêm trọng cho niêm mạc vòm họng. Chất nicotin tác động xấu đến toàn bộ cơ quan nội tạng trong cơ thể một cách âm thầm, các chất độc trong khói thuốc làm tình trạng bệnh nặng hơn. Ngoài ra, khi đề cập đến ma túy, chúng ta tất nhiên sẽ sợ hãi đến khả năng kích động đến độ hưng phấn của hệ thần kinh, mất khả năng kiểm soát và gây sức ép trực tiếp đến hạch bạch cầu ở cổ.

Lưu ý, chúng ta có thể tổ chức, chia nhỏ bữa ăn cho người bệnh, ăn bất kỳ lúc nào và nhiều nhất có thể. Cần gặp chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn phù hợp với bản thân bệnh nhân khi được chăm sóc ở nhà.

Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân ung thư vòm họng

Ngủ, nghỉ

Phần lớn các bệnh nhân ung thư cần một lượng lớn thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc và ngủ nghỉ. Sở dĩ, xạ trị và hóa trị là giai đoạn đau đớn và chịu nhiều tổn thương nhất đối với bệnh nhân, vì ngủ không đủ giấc, nghỉ ngơi thiếu hợp lí thì sức khỏe thậm chí không cải thiện mà gia tăng nguy cơ tử vong nhanh hơn.

Vận động, thể dục:

Lưu ý chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân ung thư
  • Phần lớn số đông cho rằng, bệnh nhân không cần chăm sóc thể lực bằng các bài thể dục hằng ngày; tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm vì vận động nhẹ nhàng, ở những mức độ vừa phải sẽ giúp cải thiện tinh thần lẫn thể trạng của họ. Các bệnh nhân có thể lựa chọn các bài tập như yoga, dưỡng sinh, đi bộ,…và tránh các hoạt động quá mức hoặc việc làm nặng.
  • Thực hiện các bài tập há miệng và xoa bóp vùng cổ được hóa trị. Hạn chế cho bệnh nhân rửa quá kỹ hoặc tiếp xúc với nước vì vết thương cần một thời gian để cô lại lớp huyết cầu.

Giảm bớt triệu chứng khó thở

Bên cạnh dùng thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực, bệnh nhân có sử dụng bình thở oxy, thiết bị hỗ trợ thở khác, có thể thực hành các bài tập dễ thở sau khi ăn no. Ngoài ra, chúng ta cần là một người bạn tâm sự, lắng nghe, giảm thiểu nỗi lo lắng trong họ.

Theo dõi sức khỏe và tái khám đúng hẹn đối với bệnh nhân mắc ung thư vòm họng

Mọi bệnh nhân cũng như người thân của họ cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc “ Phòng bệnh hơn trị bệnh”. Mặc dù đã trải qua giai đoạn điều trị bệnh lý tại bệnh viện, những sai sót khi chăm sóc bệnh nhân tại gia đình là không thể tránh khỏi, vì vậy cần khám và kiểm tra thường xuyên để phát hiện những chuyển biến mới nhất của căn bệnh.

Nhìn chung, ung thư vòm họng là một căn bệnh phổ biến, nguy cơ tử vong cao, nhưng tỷ lệ phần trăm kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân vẫn có và thậm chí là rất cao (70 – 90%) nếu phát hiện và trị kịp thời. Vì vậy, vai trò công việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và một chế độ sinh hoạt lành mạnh góp phần rất lớn cho quá trình trị của các bệnh nhân ung thư vòm họng.

Hy vọng với bài viết trên đây, Vivita.vn có thể mang tới những thông tin hữu ích cho độc giả và giúp độc giả có cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh này cũng như có thể ứng dụng các phương pháp điều trị ung thư vòm họng tại nhà thật hiệu quả! Mọi thông tin tư vấn chi tiết về ung thư vòm họng cũng như các sản phẩm hỗ trợ điều trị liên quan sẽ được các chuyên viên tư vấn của Vivita.vn trả lời qua Hotline: 19002061.

Xem thêm: An Phế Mộc An có tốt không? Cùng nghe chuyên gia viêm họng nói gì?

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)