#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Nguyên Nhân Trẻ Bị Nóng Trong Người Và Cách Khắc Phục Nóng Trong Cho Trẻ

Trẻ bị nóng trong là hiện tượng trẻ luôn cảm thấy nhiệt độ cơ thể ở mức cao nhưng hoàn toàn bình thường ở bên ngoài. Vậy nguyên nhân trẻ bị nóng trong người là gì và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Vivita.vn tìm lời giải đáp nhé.

Nguyên nhân trẻ bị nóng trong người

  • Chức năng thanh lọc hoạt động kém

Chức năng thanh lọc của gan và thận chưa được hoàn thiện nên không thể đào thải hết các chất độc hại, lâu ngày tích tụ trong cơ thể gây nên hiện tượng bị nóng.

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là một nguyên nhân gây nên trẻ bị nóng trong, đa số bố mẹ thường cho bé ăn quá nhiều chất đạm, hoặc cũng có thể cho bé uống quá ít nước cũng dẫn đến trẻ bị nóng trong người.

Trẻ ăn nhiều đạm dẫn đến nóng trong.
  • Cơ quan nội tạng còn yếu

Trong quá trình chuyển hóa, những cơ quan trong cơ thể bé còn quá yếu không đủ chức năng đào thải chất độc, qua thời gian tích tụ lại dẫn đến trẻ bị nóng trong.

Cách khắc phục khi trẻ bị nóng trong người

  • Chế độ ăn uống khoa học

Cho trẻ ăn uống đúng cách, hợp lý chính là phương pháp khắc phục nóng trong cho trẻ hiệu quả nhất. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bị nóng trong người, mẹ nên cho trẻ ăn các loại rau quả có tính mát như: rau mồng tơi, dưa leo, bí đao, khổ qua, rau diếp cá,…cùng với các loại trái cây như cam, táo, ổi bỏ hạt, dưa hấu,…

  • Sử dụng thảo dược bổ trợ

Mẹ cũng có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên hoặc thuốc mát gan, bổ gan, tăng cường giải độc gan như nhân trần, diệp hạ châu, atiso,…

  • Hạn chế dùng rau má

Một lưu ý các mẹ cần nhớ là dù rằng rau má có tính mát nhưng không nên cho trẻ dùng quá nhiều, đặc biệt là trường hợp thường xuyên pha rau má vào sữa cho trẻ uống. Việc làm như vậy sẽ vừa làm mất hết chất dinh dưỡng trong sữa và uống quá nhiều cũng làm hại cho cơ thể trẻ.

  • Sử dụng bột sắn dây

Bố mẹ có thể cho trẻ uống bột sắn dây với tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải cảm, sốt, nhức đầu, khát nước,…Mẹ hãy dùng bột sắn dây pha với nước sôi nguội hoặc khuấy như bột loãng cho trẻ ăn. Đây là cách xóa tan nóng trong cho trẻ rất hiệu quả, đặc biệt đối với những trẻ đang bị nóng trong người, táo bón, trẻ bị nhiệt miệng.

  • Hạn chế món ăn tính cay nóng

Ngoài ra, mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ ăn các món ăn có tính cay nóng để tránh tình trạng bệnh thêm phần trầm trọng hơn. Hãy luôn nhớ cho trẻ uống đủ nước (khoảng 1,5 lít) mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu nước.

  • Tăng cường rèn luyện thân thể cho bé

Nên khuyến khích trẻ rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và tăng cường giải độc cho cơ thể qua tuyến mồ hôi.

Rèn luyện thể lực cho bé.

ĐỌC THÊM >>>GỢI Ý 9 LOẠI VITAMIN TỔNG HỢP CHO BÉ ĐƯỢC CÁC MẸ TIN DÙNG

Trẻ bị nóng trong người có những biểu hiện nào?

Trẻ bị nóng trong nổi mụn nhọt

Mụn nhọt xuất hiện do các độc tố tích tụ trong người, thường sưng đỏ, phình to và gây đau cho trẻ. Nguy hiểm hơn, mụn nhọt rất dễ bị vỡ ra, gây nhiễm trùng da nếu trẻ gãi hoặc cọ xát nhiều lần. Tùy vào lượng độc tố nhiều hay ít mà trẻ nóng trong nổi mụn nhọt, nhiều hay ít, nặng hay nhẹ.

Trẻ nổi mụn nhọt khi bị nóng trong.

Trẻ bị nóng trong hay táo bón

Nóng trong khiến cơ thể mất nước, từ đó đại tràng thẩm thấu nước trong thức ăn và phân ngược trở lại để bù cho cơ thể, khiến trẻ sẽ dễ bị táo bón. Việc táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần của trẻ.

Nước tiểu vàng khi trẻ bị nóng trong

Nếu mẹ thấy nước tiểu của bé có màu vàng đậm hoặc màu đỏ thì đây là dấu hiệu cảnh báo lượng độc tố bị tích tụ trong cơ thể khá cao. Thận đang quá tải do hoạt động quá công suất để giảm bớt nhiệt cho cơ thể.

Ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, thể trạng thường gầy

Nóng trong khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi khiến trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, thể trạng người gầy. Trẻ ăn uống không ngon miệng có thể bị suy dinh dưỡng nếu nóng trong kéo dài, chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ.

Trẻ quấy khóc khi bị nóng trong.

Trẻ bị nóng trong người có hơi thở nóng, hơi hôi

Hơi thở nóng do bên trong cơ thể sinh nhiệt lượng lớn, miệng trở nên khô hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hoạt động mạnh mẽ. Chính vì vậy, khi trẻ bị nóng trong sẽ thấy hơi thở của trẻ có mùi rất nồng.

Khi trẻ bị nóng trong môi và da dẻ thường khô

Cơ thể thiếu nước cũng có biểu hiện là da khô, dễ bong tróc. Làn da mềm mại của trẻ khô hơn bình thường, sờ vào có cảm giác nóng.

Trẻ đổ mồ hôi trộm

Thân nhiệt tăng cao khiến hệ bài tiết bài tiết mồ hôi nhiều hơn để làm mát cơ thể, kể cả lúc bé ngủ và làm xuất hiện chứng đổ mồ hôi trộm. Trẻ dễ bị nhiễm lạnh và hay tỉnh giấc do mồ hôi không được lau khô. Tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con.

Trẻ đổ mồ hôi trộm.

Trẻ bị nóng trong nổi nhiệt miệng, chảy máu chân răng

Nhiệt miệng và chảy máu chân răng là 2 biểu hiện khá phổ biến khi trẻ bị nóng trong. Nhiệt miệng có thể xảy ra ở má trong, lưỡi, môi, lợi,…với những mụn nước hoặc lở loét, khó chịu. Thậm chí là đau đớn cho con khiến trẻ sợ ăn, lười ăn hơn.

Chảy máu chân răng ít gây đau đớn ở trẻ, song đây lại là nguyên nhân khiến bé gặp phải tình trạng hơi thở có mùi.

Trẻ nóng trong xuất hiện rôm sảy, mẩn ngứa

Tình trạng đổ nhiều mồ hôi, cơ thể mất nước, suy nhược chính là thời cơ để các vi khuẩn gây bệnh rôm sảy, mẩn ngứa và mụn nhọt xuất hiện. Nếu không cải thiện được tình trạng nóng trong thì những chứng bệnh này sẽ rất lâu khỏi.

9 Dấu Hiệu Trẻ Bị Nóng Trong Người
9 Dấu Hiệu Trẻ Bị Nóng Trong Người

ĐỌC THÊM >>> GỢI Ý 6+ VITAMIN TỔNG HỢP CHO BÉ CỦA NHẬT MỚI HIỆN NAY

Trẻ bị nóng trong người nên ăn gì?

Ăn các loại rau quả có tính thanh nhiệt

Các loại rau quả có thể giúp trẻ giải nhiệt mà mẹ nên cho bé ăn như mồng tơi, dưa chuột, bí đao, mướp đắng, diếp cá, rau má, dưa hấu, kiwi,…Các loại rau quả ngày đều có tính mát, chứa nhiều chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác nên không chỉ giúp trẻ hạ nhiệt trong người mà còn bổ sung thêm nhiều chất cần thiết khác cho cơ thể. Khi cho trẻ ăn, mẹ chỉ nên nấu, luộc, ép, tránh pha chế với sữa hay nước ngọt cho bé uống.

Không cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đạm

Các mẹ thường hay quan niệm sai lầm rằng cứ cho con ăn càng nhiều thì càng có sức khỏe, đặc biệt là các thực phẩm giàu đạm. Tuy nhiên, đạm là một chất dẫn đến hiện tượng nóng trong người ở trẻ.

Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa chất đạm có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận như áp lực lọc cầu thận tăng cao, gây mất nước khiến trẻ dễ mệt mỏi, cáu gắt, miệng khô, khát nước liên tục, táo bón, dễ nổi rôm sảy,…

Do đó, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn đủ lượng đạm cần thiết theo tiêu chuẩn như sau:

  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 13g đạm, 4 – 8 tuổi cần 19g đạm mỗi ngày.
  • Trong 100g thịt nạc lợn có khoảng 18g đạm, 100g đậu xanh có 20g và 100g đậu nành có 40g.
  • Mẹ nên cho con ăn khoảng 70% đạm động vật và 30% đạm thực vật. Và tùy độ tuổi mẹ cho trẻ ăn 30 – 60g thịt, cá, tôm và 10 – 30g đậu nành, đậu xanh,…

Khi trẻ bị nóng trong người, mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn những loại thức ăn chứa nhiều đạm nhất là thức ăn nhanh vì chúng chỉ càng làm tình trạng của trẻ thêm trầm trọng hơn.

Ăn uống khoa học cho trẻ.

Cho trẻ ăn những món ăn dễ tiêu

Những ngày trời nắng nóng như thế này là thời điểm cơ thể trẻ rất nhạy cảm. Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn những món dễ tiêu và dễ hấp thụ, tránh nấu ăn quá mặn khiến trẻ dễ bị khát nước, khô miệng. 

Đặc biệt, bé cần hạn chế tối đa các món rán xào nhiều dầu mỡ, nhiều năng lượng như cá viên, khoai tây rán, gà rán,…vì các món này nhiều protein, ít chất xơ lại được rán ngập dầu nên dễ khiến trẻ bị đầy bụng, khát nước và táo bón.

Nếu trẻ rất thích ăn món rán thì mẹ có thể cho trẻ ăn một chút và ăn kèm thêm với rau xanh, salad, nước ép trái cây tươi. Ngoài ra, những món chiên, xào, cay nóng thường gây đổ mồ hôi, vậy nên mẹ hãy kết hợp các món ăn này với những thực phẩm có tính hàn như canh nghêu, sò, bí xanh,…để làm mát và giúp trẻ cân bằng nhiệt.

ĐỌC THÊM >>> GỢI Ý CÁCH GIẢI ĐỘC GAN CHO TRẺ MẸ NÊN BIẾT 

TPBVSK – Siro Thảo Mộc Thanh Ban Sảy

Siro Thảo Mộc Thanh Ban Sảy được điều chế từ các thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan cho trẻ, do công ty CP TITAFA VIỆT NAM sản xuất. Phù hợp cho trẻ bị nóng, nhiệt với các biểu hiện như: dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay, rôm sảy, táo bón, tiếu ít, nước tiểu sẫm màu.

siro thảo mộc thanh ban sảy

Giá bán tham khảo tại hệ thống nhà thuốc Vivita: 60.000đ – gọi tư vấn tại: 0902 666 962

Công dụng Siro Thảo Mộc Thanh Ban Sảy

  • Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, mát gan cho trẻ.
  • Hỗ trợ tăng cường chức năng gan.
  • Hỗ trợ giúp giảm tình trạng nóng trong.

Cách dùng Siro Thảo Mộc Thanh Ban Sảy

  • Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi: Uống 10ml/lần, ngày 1-2 lần.
  • Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: Uống 10ml/lần, ngày 2 lần.
  • Trẻ em trên 6 tuổi : uống 10ml/lần, ngày 3 lần.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi: cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Trẻ bị nóng trong người là một hiện tượng phổ biến nên các mẹ cần lưu ý nhiều đến chế độ sinh hoạt và ăn uống của con em mình để bệnh không kéo dài, giúp trẻ mau chóng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, các mẹ có thể trang bị cho mình những kiến thức sức khỏe bổ ích ở Vivita.vn cho gia đình thân yêu của mình nhé.

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)