#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Sâm Cau có tác dụng gì? Cách dùng tốt cho sức khỏe

Sâm cau là một loại thảo dược có củ ăn được với nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Vậy Sâm Cau có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào tốt cho sức khỏe, mời theo dõi trong bài viết sau đây.

Tổng quan về Sâm Cau

Sâm Cau là gì?

Sâm Cau có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn thuộc họ Hypoxidaceae, ngoài ra còn được gọi với các tên khác như: Tiên mao, Ngải cau, Sâm đỏ, Cồ nốc lan, Thài lèng, Nam sáng ton (Dao), Soọng cà (Tày). Loại cây này khá phổ biến tại Việt Nam, phân bố ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, muốn sử dụng Sâm Cau hiệu quả đòi hỏi người dùng phải nhận biết chính xác đặc điểm và lựa đúng Sâm cau chất lượng tốt.

Đặc điểm Sâm Cau

Dưới đây là đặc điểm nhận biết Sâm Cau thông qua: thân cây, lá, hoa, rễ và quả cây.

  • Thân cây: Sâm cau thuộc nhóm cây thân thảo có độ cao trung bình từ 20-30cm. Thân cây có hình trụ dài, phát triển khá thẳng và hầu như không phân nhánh, thân cây sâm cau chia đốt rõ nét.
  • Lá: lá mọc thành từng cụm từ thân trở ra, hình dáng lá như mũi mác có chiều dài từ 20-30cm cho mỗi lá, phiến rộng từ 3cm trở lại, gốc thuôn và đầu nhọn. Hệ thống gân lá được sắp song song, phần cuống lá dài trung bình là 10cm, bẹ to và dài. Nhìn tổng thể thì lá tương đối to và thon dài.
  • Hoa: được mọc thành cụm theo vị trí của từng lá (khoảng 3-4 hoa), hoa khá nhỏ giống hình trái xoan màu vàng đặc trưng. Số lượng cánh hoa thường từ 5-6 cánh.
  • Rễ củ: phần nhánh rễ chính sẽ thường phát triển thành củ và đâm sâu xuống mặt đất. Củ Sâm cau khá giống với củ sâm có màu đỏ với nhánh rễ chính. Với nhánh rễ phụ thì kích thước nhỏ hơn, mọc ngang thay vì cắm sâu xuống đất. Củ sâm cau hình trụ có lớp vỏ ngoài thô ráp, màu nâu đen hoặc nâu, chất bên trong chắc nạc, màu vàng ngà.
  • Quả: quả Sâm Cau có hình thoi giống với trái cau thông thường nhưng kích thước nhỏ hơn, độ dài quả từ 1,2 – 1,5cm.

sâm cau là gì

Thường mùa cho hoa và quả Sâm cau là tháng 5 – 7. Sâm Cau trên thế giới thường phân bố ở: Lào, Trung Quốc và 1 số nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam thì Sâm cau có ở các tỉnh miền núi như: Tuyên Quang, Lai Châu, Cao Bằng.

Sâm Cau là loại cây ưa sáng, ẩm và có thể hơi chịu bóng, mọc ở nơi đất màu mỡ trong thung lũng, ven nương rẫy hoặc chân núi đá vôi, cây sẽ phát triển tốt vào mùa mưa ẩm.

Bộ phận dùng làm thuốc của Sâm Cau

Bộ phận được sử dụng làm thuốc của Sâm cau là thân rễ (căn hành). Phần thân rễ sẽ được hái vào mùa thu hoặc đông, sau hái bỏ vỏ và phần rễ con, đem rửa sạch và phơi dưới nắng.

Sâm Cau có tính ấm, vị cay quy vào các kinh Can, Phế, Thận.

Thành phần hóa học Sâm Cau

Trong Sâm Cau có chứa các thành phần hoá học sau:

  • Curculigosides (đây là thành phần hoạt tính sinh học chính trong Sâm cau).
  • Các hợp chất thuộc lớp curculigoside khác như: curculigoside A, B, C, D, curculigine A và D được phân lập.
  • Glycoside
  • Các hợp chất: lignans, phenolic, flavon, saponin, triterpenoids cùng các chất hoá thực vật khác.
  • 13 saponin triterpene cycloartane tên là: curculigosaponins đến M được phân lập, xác định trong Rhizoma Curculiginis. curculigol và axit 31-metyl-3-oxo-20-ursen-28-oic cũng được phân lập từ Rhizoma Curculiginis. Curculigines B và C, phenyl glycoside curculigoside B cùng hợp chất béo 25-hydroxy-33-methylpentatricontan-6-one cũng được xác định có trong Sâm Cau.

Phân loại Sâm Cau

Sâm Cau dựa theo màu sắc được chia làm 2 loại là: Sâm Cau đỏ và Sâm Cau đen.

Công dụng của Sâm Cau

Theo y học cổ truyền, Sâm cau có các công dụng sau:

  • Bổ thận khí, tráng dương, trị liệt dương, cải thiện số lượng tinh trùng.
  • Ổn trung, táo thấp
  • Tán ứ, trừ hàn thấp, tay chân yếu, khí lực giảm.
  • Điều hoà hệ tiêu hoá
  • Mạnh gân cốt, trị viêm khớp mãn tính, phong thấp, vận động khó khăn.
  • Trị viêm gan vàng da, bệnh suyễn
  • Trị loãng xương sau mãn kinh, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư, tiểu đục.
  • Người lớn tuổi bị tiểu đêm, lạnh bụng, tiểu són.
  • Người bị suy nhược thần kinh.

Theo y học hiện đại, Sâm cau có công dụng sau:

  • Nâng cao hệ miễn dịch
  • Chống oxy hóa, giúp trẻ hoá.
  • Chống loãng xương
  • Tăng hoạt động tuyến sinh dục nam
  • Chống bệnh đái tháo đường.
  • Chống độc thận, gan.
  • Ức chế khối u

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Sâm Cau

  • Sâm Cau nếu dùng liều cao, thời gian kéo dài có thể gây cường dương mạnh, hao tổn tinh lực.
  • Với những người “âm hư hoả vượng” dùng Sâm cau có thể có các tác dụng phụ như: họng khô, mắt hoa, gò má đỏ ửng, chóng mặt, sốt về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, phiền táo, mất ngủ, đại tiện táo, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ rêu lưỡi ít.
  • Sâm cau rừng có chứa độc tính. Nếu dùng qua chưa qua bước khử độc hoặc dùng thời gian lâu có thể gây ra các tác dụng phụ như: ói mửa, buồn nôn, nổi ngứa phát ban… Vì vậy khi muốn dùng Sâm cau đúng cách cần tham khảo liều lượng từ thầy thuốc.

Cách sử dụng Sâm Cau hiệu quả 

Sâm Cau thường được dùng ở các dạng: sắc uống, phối hợp với các vị thuốc khác tạo thành bài thuốc điều trị các bệnh, sâm cau ngâm rượu hoặc dùng sâm cau nấu thành món ăn.

Để sử dụng Sâm cau, trước tiên phải có bước sơ chế khử độc sâm cau. Khử độc là bước bắt buộc dù là sâm cau tươi hay khô. Dưới đây là các bước khử độc gồm:

  • Ngâm chung sâm cau đỏ và nước vo gạo trong 3 lần.
  • Với lần 1 và 2 thì ngâm trong 30-60 phút.
  • Lần ngâm cuối để qua đêm từ 8-10 tiếng.

cách sử dụng sâm cau

Một số bài thuốc trị bệnh từ Sâm Cau

  • Bài thuốc chữa tiêu chảy hay hen suyễn: nguyên liệu cần rễ sâm cau phơi khô cắt thành lát mỏng rồi sao vàng. Nấu chung 12-16g rễ Sâm cau cùng 250ml nước sắc đến khi còn 50ml, uống một lần trong ngày trước bữa ăn.
  • Bài thuốc chữa tê thấp, đau nhức toàn thân: nguyên liệu gồm 20g rễ sâm cau, 20g hà thủ ô đỏ (chế đậu đen), 20g hy thiêm thảo (cỏ đĩ) và 500ml rượu trắng. Cách ngâm rượu sâm cau là đem tất cả dược liệu cắt nhỏ mỏng và ngâm với rượu trong 7-10 ngày (càng lâu càng tốt), uống 2 lần mỗi ngày, lần 30ml trước bữa ăn.
  • Bài thuốc chữa sốt xuất huyết: nguyên liệu cần: 20g sâm cau (sao đen), 12g cỏ mực, 10g trắc bá diệp (sao đen), 8g chi tử (sao đen). Đem nấu với 600ml nước sắc đến khi còn 200ml, chia thành 2-3 lần uống mỗi ngày trước bữa ăn.
  • Bài thuốc chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: nguyên liệu cần 20g sâm cau, 12g mỗi vị: sâm bố chính, cây kỷ tử, trâu cổ (sung thằn lằn), tục đoạn, ngưu tất, hoài sơn, thạch hộc, ba kích thiên, 8g mỗi vị: nữ trinh tử, ngũ gia bì. Đem tất cả rửa sạch thái mỏng, sấy hoặc phơi khô rồi nấu với 750ml nước sắc đến khi còn 300ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày trước bữa ăn.
  • Bài thuốc chữa cao huyết áp, nam bị liệt dương do thận dương suy hoặc phụ nữ mãn kinh: bài thuốc có tên “Nhị tiên thang” nguyên liệu gồm: 12g mỗi vị: sâm cau, dâm dương hoắc, ba kích, đương quy. Đem nấu với 750ml nước đến khi còn 250ml chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.

Ngoài ra, Sâm Cau còn có thể làm nguyên liệu nấu thành món ăn kết hợp với các vị thuốc chữa bệnh như:

  • Món thịt gà hầm sâm cau: nguyên liệu gồm: 250g thịt gà, 15g mỗi vị: sâm cau, dâm dương hoắc và các gia vị khác. Đem sơ chế thịt gà và cắt thành miếng vừa ăn và đem ướp gia vị để trong 20 phút. Rửa sâm cau, dâm dương hoắc thật sạch. Cho tất cả vào nồi hầm đến khi gà mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn là dùng được. Món này giúp: bồi bổ khí huyết, tăng sinh lực, bổ thận dương dùng cho người rối loạn cương dương, người già bị đau mỏi.
  • Món thịt heo hầm sâm cau: nguyên liệu gồm: 15g sâm cau, 200g thịt heo. Đem thịt heo rửa sạch cắt miếng vừa ăn và ướp gia vị trong 20 phút. Rửa sâm cau sạch rồi cho vào nồi đất cùng với thịt heo hầm đến khi thịt mềm, bỏ thêm gia vị vừa ăn. Món này dùng cho nam giới muốn chữa vô sinh do tinh dịch bất thường, nam giới cần bổ thận tráng dương.

món ăn từ sâm cau

Những người không nên dùng Sâm Cau:

  • Người “âm hư hoả vượng” không nên dùng sâm cau.
  • Người có thể trạng yếu hoặc quá yếu không nên dùng.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Một số lưu ý khi sử dụng Sâm Cau:

  • Không dùng Sâm cau quá liều và liên tục.
  • Phải sơ chế khử độc Sâm cau trước khi dùng.
  • Với người đang uống thuốc điều trị khác muốn dùng Sâm cau cần hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.
  • Bảo quản Sâm cau nơi khô thoáng mát.

Điểm qua giá bán của Sâm Cau trên thị trường

Trên thị trường hiện nay, giá bán Sâm cau đỏ dao động từ: 100.000 – 400.000đ cho 1kg tuỳ loại. Giá bán có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm.

Với củ sâm cau rừng tươi và khô giá dao động từ: 190.000 – 290.000đ cho 1kg. Củ sâm cau khô có giá khoảng: 400.000đ cho 1kg.

sâm cau giá bao nhiêu

Trên đây là tất cả thông tin về công dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng Sâm Cau mà Vivita cung cấp đến người đọc. Cần tham khảo và nắm kiến thức về loại dược liệu mà mình muốn sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm



Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)