Thời điểm tốt nhất để uống Vitamin D ở người lớn là khi nào? Trước hay sau ăn?
Xem nhanh nội dung bài viết
Chúng ta vẫn thường nghe vitamin D cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ em. Tuy nhiên, đối với người lớn thì loại dưỡng chất này cũng mang lại không ít lợi ích đối với sức khỏe. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu thời điểm tốt nhất để uống vitamin D ở người lớn là khi nào để bổ sung một cách an toàn, hợp lý.
Tại sao người lớn cũng cần bổ sung Vitamin D?
Đối với người lớn, sự phát triển chiều cao đã bị giới hạn rất nhiều so với trẻ em. Dù bổ sung đầy đủ các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của xương nhưng hầu như chiều cao tăng lên ở người trưởng thành là không đáng kể. Tuy nhiên, khi bổ sung vitamin D với liều lượng hợp lý có thể mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:
- Tăng cường miễn dịch: Vitamin D được chứng minh là có khả năng kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Phát triển cơ bắp: Thiếu hụt vitamin D thường gây yếu cơ, suy nhược cơ thể, chậm phát triển cơ bắp.
- Cải thiện tâm trạng: Vitamin D có khả năng cải thiện tâm trạng ở bệnh nhân trầm cảm đáng kể. Ngược lại, đối với người thiếu hụt vitamin D thường có các dấu hiệu như hay mệt mỏi, chán nãn, hay lo âu, ăn uống không ngon.
- Kiểm soát cân nặng: Một số nghiên cứu đã cho thấy vitamin D có khả năng giúp giảm cân nặng đáng kể. Do đó, đây là một trong những lựa chọn ưu việt giúp bảo vệ xương khớp đối với bệnh nhân béo phì.
- Kiểm soát đường huyết: Sử dụng vitamin D hợp lý giúp cải thiện nồng độ insulin trong máu giúp ổn định đường huyết.
- Phòng ngừa loãng xương: Vitamin D giúp tăng cường hấp thu Canxi và photpho tại ruột giúp tổng hợp nên tế bào xương. Do đó, bổ sung hợp lý vitamin D giúp người lớn ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và nhiều bệnh lý xương khớp khác, đặc biệt là đối với phụ nữ sau 40 tuổi.
Dấu hiệu cho thấy người lớn đang bị thiếu Vitamin D
Như đã trình bày ở phần trên, vitamin D đóng rất nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Việc thiếu hụt dưỡng chất này có thể gây ra các dấu hiệu sau:
- Yếu cơ, thường xuyên mệt mỏi.
- Dễ bị viêm nhiễm, viêm tiến triển nhanh.
- Thường xuyên đau nhức xương khớp.
- Dễ lo âu, trầm cảm.
Thời điểm lý tưởng để uống Vitamin D là khi nào?
Hiểu được tầm quan trọng của vitamin D giúp chúng ta chủ động bổ sung dưỡng chất này để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, để giúp cho tác động bảo vệ cơ thể là tốt nhất thì thời điểm sử dụng vitamin D cũng quan trọng không kém.
Vitamin D uống trước hay sau ăn tốt hơn?
Vitamin D là dạng vitamin tan trong dầu. Việc hấp thu vitamin D nói riêng và các vitamin tan trong dầu nói chung được tối ưu dưới tác động của acid mật. Do đó, tốt nhất nên sử dụng vitamin D ngay sau buổi ăn, thời điểm mà acid mật tiết ra nhiều để tiêu hóa thức ăn.
Vitamin D uống sáng hay tối?
Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung vitamin D vào buổi sáng hoặc trưa, hạn chế sử dụng vào buổi tối gần thời điểm đi ngủ.
Một số câu hỏi thường gặp khi uống vitamin D
Rất nhiều trường hợp bổ sung vitamin D đầy đủ theo liều lượng khuyến cáo nhưng vẫn không đạt được hiệu quả mong muốn. Đó là do bạn có thể đã phạm phải sai lầm cách sử dụng đúng loại dưỡng chất này.
Uống muộn Vitamin D trong ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ không?
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, nồng độ cao vitamin D trong máu có liên quan đến sự suy giảm nồng độ hormone Melatonin. Đây là một hormon tiết ra từ tuyến tùng có vai trò điều hòa giấc ngủ. Vì vậy, tốt nhất chỉ nên bổ sung vitamin D buổi sáng hoặc buổi trưa, tạo điều kiện để giấc ngủ được trọn vẹn giúp cơ thể được khỏe mạnh toàn diện.
Dùng Vitamin D có cần tránh dùng chung với thuốc gì không?
Cần lưu ý một số thuốc có thể làm giảm tác động của vitamin D khi sử dụng chung bao gồm:
- Thuốc an thần nhóm Barbiturat: nhóm này có khả năng làm giảm tác động hấp thu Canxi của vitamin D do đó làm giảm hiệu quả bảo vệ xương khớp. Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy, sử dụng đồng thời thuốc an thần nhóm barbiturat làm giảm nồng độ vitamin D trong máu hơn so với người bình thường.
- Cholestyramin: đây là thuốc ức chế tái hấp thu muối mật, điều trị nhiễm độc muối mật trong bệnh gan. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này thì đồng nghĩa với việc khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu, bao gồm cả vitamin D bị suy giảm đáng kể.
- Thuốc nhuận tràng: là nhóm thuốc điều trị táo bón theo cơ chế kích thích nhu động ruột hoạt động nhanh. Sử dụng nhóm thuốc này khiến cho ruột không đủ thời gian hấp thu các chất dinh dưỡng, khi sử dụng cùng sẽ làm giảm nồng độ vitamin D trong máu.
- Thuốc chống lao: cụ thể là hai hoạt chất rifampin và isoniazid làm tăng tốc độ chuyển hóa vitamin D qua gan, làm mất hoạt tính của vitamin này trong cơ thể.
Mua vitamin D cho người lớn ở đâu chính hãng, giá tốt?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cơ sở phân phối vitamin D bổ sung cho người lớn. Siêu Thị Sống Khỏe Vivita tự hào là một trong những nơi cung cấp vitamin D với giá tốt được nhiều khách hàng lựa chọn. “Mua vitamin, đến Vivita” để nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ các chuyên gia sức khỏe giàu kinh nghiệm. Vivita cam kết các sản phẩm được phân phối tại đây đều rõ ràng về nguồn gốc và được bán đúng giá.
Để đặt mua vitamin D tại Vivita, quý khách có thể tham khảo thông qua Website Vivita.vn hoặc có thể mua trực tiếp tại nhà thuốc Vivita ở địa chỉ số Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 2061 để được tư vấn chi tiết 24/7.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thời điểm tốt nhất để uống vitamin D ở người lớn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân của bạn.