Bí quyết trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả, an toàn
Xem nhanh nội dung bài viết
Bệnh suy tĩnh mạch ở chân không gây nguy hại đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều đau đớn, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh. Người bệnh hãy thực hiện các cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả, an toàn giảm các triệu chứng của bệnh trong bài viết dưới đây.
Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân xảy ra ở chi dưới, hiện tượng máu bị ứ đọng tại hệ thống tĩnh mạch chân khiến tăng áp suất trong tĩnh mạch và làm cho các tĩnh mạch ngày càng giãn rộng. Qua thời gian, lưu động máu đến 2 chi dưới của người bệnh ngày giảm dần. Thường ở những giai đoạn đầu rất khó để nhận biết và nếu không điều trị kịp thời sẽ xảy ra các triệu chứng như: Chảy máu, phù nề, vết loét khó lành ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ. Vậy triệu chứng thường gặp cụ thể như sau:

- Người bị bệnh giãn tĩnh mạch sẽ xảy ra ở những người trong gia đình đã có người bị.
- Triệu chứng dễ nhận thấy đó là nóng rát, đau nhói, khó chịu, nặng nề ở chân.
- Chuột rút về đêm.
- Sưng bàn chân và mắt cá chân.
- Vùng da bị giãn tĩnh mạch bị khô, thay đổi màu sắc, ngứa, loét da, tắc mạch.
- Có cảm giác bị kiến bò, kim châm ở bắp chân hay bị chuột rút.
- Vùng bắp chân bị căng tức, có cảm giác mỏi chân.
- Viêm gân xanh ở da đùi, đầu gối, mắt cá chân.
Thông thường đối tượng thường bị giãn tĩnh mạch chân xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Cụ thể, những trường hợp có nguy cơ bị cao đó là:
- Trong gia đình có người từng mắc bệnh.
- Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Người béo phì, thừa cân
- Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị cao hơn vì theo các chuyên gia nghiên cứu ở thai kỳ lớn dần, kích thước tử cung tăng lên và chèn ép vào mạch máu ở ổ bụng. Từ đó, khiến cho áp lực các tĩnh mạch ở chân ngày càng giãn rộng,
- Người thường xuyên phải đứng nhiều.
Tóm lại, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường như nêu ở trên. Mọi người cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và phát hiện sớm tình trạng bệnh.
Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Giãn tĩnh mạch chân nếu phát hiện sớm sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh việc điều trị theo bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp cùng các cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà dưới đây,
Tập thể dục nhẹ
Bạn hãy tập thể dụng bằng các bài tập nhẹ nhàng như đạp xe, yoga. Đây là giải pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân tại nhà. Cụ thể như:
- Động tác tập xe đạp: Người bệnh có thể nằm trên giường hoặc trên thảm. Tiến hành động tác đạp xe từ 25 – 30 lần/lượt, kèm theo giữ hơi thở đều, gồng chắc cơ lõi bụng.
- Động tác bắt chéo chân: Thực hiện động tác bằng cách nâng hai chân lên khỏi mặt đất, bắt chéo chân trái qua chân phải từ 10 – 15 lần và ngược lại.
- Nâng chân: Ngồi trên một chiếc ghế và thực hiện động tác nâng chân khỏi mặt đất 10 – 15 lần.
- Nhón chân: Nhón chân lên cao kèm theo hơi thở đều. Thực hiện động tác liên tục 10 lần/lượt.
- Xoay cổ chân: Nằm trên giường hoặc thảm để thực hiện xoay cổ chân sang trái và sang phải mỗi bên chân 5 lần.

Động tác nâng cao chân
Việc nâng cao chân là một giải pháp giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch. Đây là cách giúp máu từ chân chảy ngược vào tim và giảm áp lực lên các tĩnh mạch bị suy yếu, Từ đó giúp giảm sưng phù ở mắt cá chân, bắp chân, hỗ trợ cải thiện lưu thông máu, giảm đau nhức do giãn tĩnh mạch.
Bạn có thể thực hiện động tác này bằng cách nằm ngửa trên giường hoặc sàn nhà, luôn giữ hơi thở đều. Sau đó, nang hai chân lên cao, vuông góc hoặc hơi nghiêng đầu về phía đầu. Hãy giữ nguyên tư thế đó khoảng 15 – 20 phút và thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
Xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch
Xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch cũng là giải pháp giúp cải thiện lưu thông máu, giảm cảm giác nặng chân do giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, cần thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng ở những vùng có tĩnh mạch nổi rõ, sưng viêm. Việc xoa bóp này sẽ giúp làm dịu các cơn đau, mỏi chan, giảm sưng, làm chậm tiến triển của giãn tĩnh mạch.
Cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch tại nhà được thực hiện như sau:
- Lấy dầu oliu, dầu dừa và nhỏ thêm vài giọt tinh dầu bạc hà, oải hương để thực hiện xoa bóp chân.
- Hãy ngồi hoặc nằm thoải mái nhất và kê chân hơi cao. Sau đó, thoa chút dầu vào lòng bàn tay và vuốt nhẹ từ mắt cá lên đầu gối theo chiều từ dưới lên, thực hiện 10 – 15 lần. Tiếp tục, tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay hoặc lòng bàn tay và kết thúc bằng động tác vuốt dài từ cổ chân lên đùi để kích thích lưu thông.
Thực phẩm chức năng
Sử dụng thực phẩm chức năng cũng được xem là giải pháp hữu dụng để hỗ trợ tình trạng giãn tĩnh mạch chân, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu, giảm triệu chứng đau nhức, nặng chân, sưng phù chân. Các nhóm hoạt chất được sử dụng phổ biến trong thực phẩm chức năng như: Flavonoid, Rutin và quercetin, vitamin C, E, kẽm, chiết xuất hạt nho.
Hiện thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ trị giãn tĩnh mạch chân như: Bonivein, Venpoten, Venafix,.. Vậy để mua được sản phẩm chất lượng, giá tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, người bệnh hãy tìm đến Hệ Thống Nhà Thuốc Vivita để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.
Kem bôi ngoài da
Kem bôi ngoài da có tác dụng hỗ trợ người bị giãn tĩnh mạch chân, giảm sưng, đau nhức, nặng chân tạm thời. Hầu hết, các sản phẩm kem bôi ngoài da có chứa những thành phần như: chiết xuất Hạt Dẻ Ngựa, Menthol, Bạc Hà, Rutin, Flavonoid,…Một số sản phẩm bôi hỗ trợ giãn tĩnh mạch chân như: Varikosette, Venitan,…Để hỗ trợ tư vấn và mua sản phẩm chất lượng liên hệ đến Vivita.
Vớ y khoa chuyên dụng
Theo y khoa, để điều trị giãn tĩnh mạch chân cần phải phân loại mức độ của bệnh để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tùy vào giai đoạn nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa, can thiệp xâm lấn nhẹ, phẫu thuật. Đặc biệt, sử dụng vớ y khoa chuyên dụng là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả. Vớ giúp tạo áp lực đều từ cổ chân lên đùi, hỗ trợ máu tĩnh mạch chảy ngược về tim. Từ đó, giảm sưng đau, nặng chân.
Vớ y khoa được phân theo nhiều cấp độ:
- Cấp độ nhẹ: Áp lực vớ 15 – 20 mmHg. Được dùng cho trường hợp phòng ngừa giãn tĩnh mạch nhẹ, người đứng ngồi nhiều.
- Cấp độ trung bình: Áp lực vớ 20 – 30 mmHg. Dùng cho trường hợp giãn tĩnh mạch mức độ vừa, có triệu chứng rõ rệt.
- Cấp độ mạnh: Áp lực vớ 30 – 40 mmHg. Dùng trường hợp giãn tĩnh mạch nặng sau can thiệp y khoa
- Cấp độ rất mạnh: Áp lực vớ lớn hơn 40 mmHg. Trường hợp đặc biệt và cần được bác sĩ chỉ định.
Để chọn vớ y khoa đúng, người bệnh cần đo chân đúng cách và nên đo vào buổi sáng khi chân chưa sưng. (Đo vòng cổ chân, bắp chân, chiều dài chân)

Lưu ý khi điều trị tại nhà
Khi điều trị bệnh tại nhà, để đảm bảo an toàn và có kết quả tốt, giảm tình trạng bệnh tiến triển nặng, cần tuân thủ thủ một số lưu ý quan trọng sau đây.
- Không nên đúng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Nếu ngồi làm việc cần co duỗi bàn chân 15 – 30 phút. Nếu phải đứng làm việc thường xuyên hãy di chuyển chân thường xuyên để tăng cường lưu thông tuần hoàn máu tốt.
- Tập thể dục đều đặn, ưu tiên các bài tập nhẹ như: Đi bộ, tập yoga trị liệu, bơi lội, đạp xe,..Ngoài ra, thực hiện các động tác nâng cao chân mỗi ngày từ 15 – 30 phút.
- Mang vớ y khoa chuyên dụng đúng cách. Vớ cần có áp lực vừa phải, đúng kích cỡ. Nên mang vớ vào buổi sáng và tháo ra trước khi đi đủ. Không nên dùng vớ thường hoặc siết vớ quá chật sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
- Chăm sóc chân và luôn giữ chân sạch sẽ, khô ráo. Tránh để chân bị trầy xước, va chạm mạnh vì vùng da ở tĩnh mạch yếu rất dễ loét, chảy máu.
- Lựa chọn thực phẩm giàu Flavonoid sẽ giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, lưu thông máu tốt hơn. Một số thực phẩm giàu flavonoid như: Hành Tây, Ớt chuông, Bông Cải Xanh, Táo, Việt Quất,…
- Không nên mặc quần áo quá chật sẽ làm giảm lưu thông máu trở về tim từ tĩnh mạch.
- Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ giúp duy trì sức khỏe đường ruột. Thực phẩm giàu Kali vừa giúp giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể,
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Đây là yếu tố rất quan trọng nguy cơ giãn tĩnh mạch. Khi cân nặng quá nhiều, các tĩnh mạch sẽ rất khó khăn trong việc đẩy máu trở về tim.
Tổng kết
Trên đây là một số cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà. Hy vọng với thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp người bệnh củng cố kiến thức để chăm sóc và điều trị bệnh cải thiện tốt hơn. Mọi thông tin cần được tư vấn mua sản phẩm liên hệ hotline: 1900 2061.