Viêm họng hạt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa [MỚI 2020]
Xem nhanh nội dung bài viết
Viêm họng hạt là một căn bệnh viêm họng mãn tính rất phổ biến ở nước ta. Vậy viêm họng hạt là gì? Làm sao để phát hiện bệnh sớm và điều trị khỏi bệnh?
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là gì? Viêm họng hạt là một dạng phổ biến của bệnh viêm họng mãn tính. Khi bị bệnh, niêm mạc hầu họng bị các tác nhân gây bệnh tấn công làm viêm nhiễm kéo dài. Lúc này, các mô tế bào lympho ở thành sau họng phải làm việc với cường độ quá mức sẽ phình to thành hạt.
Các hạt có kích thước to nhỏ khác nhau như hạt đậu, hạt bắp. Cảm giác đầu tiên của bệnh nhân bị viêm họng hạt là thấy vướng và ngứa trong cổ họng. Bệnh nhân thường ho khan chứ không có đờm, bệnh diễn ra trong một thời gian dài.
Có bao nhiêu loại viêm họng hạt?
Có 2 loại viêm họng hạt đó là: Viêm họng hạt cấp, viêm họng hạt mãn tính.
Viêm họng hạt cấp
Viêm họng hạt cấp là giai đoạn đầu khi mới hình thành bệnh. Nếu phát hiện và điều trị sớm thì có thể hoàn toàn kiểm soát được, bệnh nhanh khỏi và ít khi tái phát. Tuy nhiên, các triệu chứng ở giai đoạn này rất nhẹ nên rất khó để phát hiện.
Viêm họng hạt mãn tính
Nếu trình trạng viêm họng hạt cấp diễn ra trên 3 tuần hoặc bị tái đi tái lại nhiều lần trong năm sẽ chuyển thành viêm họng hạt mãn tính. Lúc này việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, khó dứt điểm và tốn kém hơn.
Viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Viêm họng hạt không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chẳng hạn như khó khăn, tự ti khi giao tiếp do bị đau khi nuốt, khi nói, hơi thở có mùi hôi thối khó chịu.
Ngoài ra, nếu không được phát hiện kịp thời và có phương hướng điều trị tích cực thì có khả năng biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng phổ biến là áp xe họng, viêm sưng tấy xung quanh amidan, ung thư vòm họng…
Xem thêm sản phẩm: Khiết Hầu Đan
Nguyên nhân viêm họng hạt
Viêm họng hạt có nhiều nguyên nhân gây ra, muốn điều trị triệt để thì phải tìm xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra viêm họng hạt thường gặp:
- Nhiễm các loại virus, vi khuẩn có thể gây bệnh như virus cúm, sởi, virus hợp bào hoặc virus adeno, vi khuẩn H. influenza…
- Vệ sinh răng miệng không sạch hoặc không đúng cách.
- Biến chứng của các bệnh lý như trào ngược thực quản, viêm họng cấp, viêm mũi, viêm amidan mãn tính, viêm xoang…
- Ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ lạnh trong cả một thời gian dài.
Cách chữa viêm họng hạt dân gian
#1 Dùng nước muối
Đây được coi là cách chữa viêm họng hạt tại nhà đơn giản và cho hiệu quả nhanh. Nước muối với tính chất sát khuẩn tiêu diệt vi khuẩn, virus, gây bệnh. Đồng thời, nước muối còn làm giảm viêm nhiễm, làm loãng đờm nhầy, dịu nhẹ cổ họng.
Bạn chỉ cần pha nước muối loãng súc miệng hàng ngày, đều đặn 2-3 lần. Trước khi súc miệng bằng nước muối, người bệnh nên đánh răng sạch sẽ.
#2 Trà chanh pha mật ong
Mật ong cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp bồi bổ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Mật ong còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau rát do viêm họng hạt gây ra. Bên cạnh đó, chanh chứa hàm lượng lớn vitamin C và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn rất hiệu quả.
Để làm trà chanh pha mật ong trị viêm họng hạt, bạn chỉ cần thực hiện theo cách đơn giản như sau: Pha mật ong nguyên chất, nước cốt chanh vào 200ml nước ấm, khuấy đều lên và uống. Uống 2 lần/ngày vào buổi sáng, tối sau khi ăn cho đến khi triệu chứng bệnh khỏi hẳn.
#3 Tỏi
Tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên mạnh giúp giảm viêm nhiễm, sưng đau cổ họng, giảm đau rát, tăng cường hệ miễn dịch rất tốt. Bên cạnh đó, trong tỏi còn giàu hoạt chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Nhờ vậy, tỏi được sử dụng để chữa viêm họng hạt hiệu quả.
Có 3 cách dùng tỏi để chữa viêm họng hạt như sau:
Cách 1: Tỏi bóc sạch vỏ và ngậm trực tiếp trong cổ họng đến khi không còn vị cay nồng nữa. Mỗi ngày ngậm 3 – 4 lần. Cách ngậm trực tiếp thế này rất khó chịu nhưng chỉ sau 3 – 5 ngày tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Cách 2: Dùng vài tép tỏi, bóc vỏ trắng, giã nhuyễn rồi cho vào bát nước sôi, dùng để xông mũi họng. Hơi nước mang theo hương tỏi bốc lên giúp cổ họng, niêm mạc họng mũi dịu nhẹ. Nó còn làm loãng đờm, giảm nhiễm trùng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay lập tức.
Cách 3: Nếu bạn không thể ngậm trực tiếp tỏi sống thì hãy đem vài tép tỏi nướng lên rồi bóc vỏ ăn. Mỗi ngày ăn 4 – 5 tép tỏi nướng, chỉ sau vài ngày sẽ thấy bệnh đỡ hẳn.
#4 Uống nước lọc nhiều
Hãy uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều nước không chỉ cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mà còn giúp cổ họng giữ được độ ẩm và thông thoáng hơn. Cũng nhờ vậy mà nhiệt độ cơ thể được ổn định, ngăn ngừa mất nước, hạ sốt viêm họng hạt gây ra.
Cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc
#1 Thuốc tây
Nếu bệnh nhân bị viêm họng cấp tính thì sử dụng thuốc tây là cách chữa viêm họng hạt hiệu quả. Các loại thuốc tây thường dùng là kháng sinh thế hệ mới, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, dung dịch vệ sinh mũi họng,… Những loại thuốc này sẽ giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và giảm nhanh các triệu chứng bệnh lý.
Một liệu trình điều trị thường kéo dài 3-7 ngày tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý. Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của các bác sĩ đã đưa ra để tránh tình trạng kháng thuốc, lờn thuốc gây khó khăn trong điều trị.
#2 Đốt viêm họng hạt
Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm họng mãn tính, phương pháp đốt viêm họng hạt được dùng điều trị chính. Đây là phương pháp mới đang được nhiều cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng áp dụng, đem lại kết quả điều trị khá tốt.
Trước khi chỉ định đốt họng hạt, bác sĩ cần tính toán và cân nhắc kĩ lợi ích và tác hại phương pháp này có thể gây ra cho người bệnh. Tuy nhiên, việc đốt viêm họng hạt chỉ giải quyết tạm thời các triệu chứng của bệnh chứ chưa thể điều trị được dứt điểm căn nguyên.
Phương pháp đốt viêm họng hạt sẽ khiến hạt không phát triển to lên nhưng dễ dẫn đến sẹo ở họng. Gây ra cảm giác vướng víu như có vật cản trong họng khi ăn uống hoặc nói chuyện.
Nên làm gì để phòng tránh viêm họng hạt?
Điều trị viêm họng hạt không phải là điều dễ dàng. Do đó, để bảo đảm sức khỏe cho bản thân thì cách tốt nhất là hãy chủ động phòng bệnh cho bản thân. Sau đây là những việc nên làm để phòng tránh viêm họng hạt:
- Trị dứt điểm các bệnh hô hấp hoặc tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang, viêm amidan…
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thường xuyên xúc miệng bằng nước muối để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trong vòm họng.
- Hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
- Tránh sử dụng thực phẩm đông lạnh hoặc uống nước đá quá nhiều.
- Giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh, nhất là vùng cổ.
- Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe như trái cây, rau xanh, cá béo…
- Đeo khẩu trang khi đi đường hoặc khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại…
Vivita.vn vừa chia sẻ những thông tin về bệnh viêm họng hạt là gì? Cách để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đây là chứng bệnh dễ tái phát, do đó điều chỉnh thói quen và ăn uống hợp lý sẽ giúp hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.