Giải Đáp: Bà Bầu Nên Uống Dha Từ Tháng Mấy Của Thai Kỳ?
Xem nhanh nội dung bài viết
Bà bầu nên uống DHA vào tháng thứ mấy là điều nhiều mẹ mới “tập đầu” băn khoăn. Hãy cùng Vivita tìm hiểu về DHA, tác dụng cũng như thời điểm mẹ bầu nên bổ sung DHA chi tiết dưới đây nhé!.
DHA là gì?
DHA là một chất béo không no, đa chuỗi dài (PUFA) thuộc nhóm Omega 3. Loại axit béo này bao gồm 22 carbon, 6 nối đôi, có ở 97% màng tế bào chạy dọc cơ thể người. DHA có vai trò quan trọng, tác động lên sự phát triển của trí não, thị giác, hệ miễn dịch ở trẻ. Đáng tiếc, cơ thể con người không thể tự tổng hợp DHA. Chính vì thế, chúng ta sẽ bổ sung DHA từ thực phẩm, sữa và thực phẩm chức năng.
Hơn nữa, DHA đặc biệt cần thiết với thai nhi, do đó các bà bầu nên uống DHA trong quá trình mang thai.
Bà bầu nên uống DHA vào tháng thứ mấy?
Mốc thời gian tối thiểu bà bầu nên uống DHA là tuần thứ 12 của thai kỳ. Lúc này, chức năng thính giác, thị giác của trẻ đang bước đầu hình thành và phát triển. Vì vậy, bổ sung DHA sẽ giúp sự phát triển trở nên toàn diện.
Nhu cầu hấp thụ DHA của thai nhi trong từng giai đoạn
Ba tháng đầu thai kỳ
Ba tháng đầu là giai đoạn mẹ bầu nên uống DHA. Hơn nữa, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua canxi, vitamin, magie, sắt để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Hàm lượng DHA các bác sĩ khuyên dùng là khoảng từ 100 – 120mg.
Ba tháng giữa thai kỳ
Thời điểm này, mẹ bầu nên uống DHA với số lượng nhiều nhất trong thai kỳ. Bởi ở giai đoạn này, trẻ đã mở mắt và cảm nhận được ánh sáng bên trong cơ thể mẹ.
Bên cạnh đó, đây cũng là lúc tế bào thần kinh phát triển vượt trội, lên đến 250.000 trong vòng 60 giây. Do đó, DHA sẽ giúp cung cấp độ lỏng cho màng tế bào não, tăng khả năng truyền tải thông tin trong mỗi neuron. Vì đây là thời điểm quan trọng nên mẹ bầu được khuyến nghị dùng khoảng 200g DHA mỗi ngày.
Ba tháng cuối thai kỳ
Đây là lúc thai nhi hoàn thiện não bộ và cơ thể, cần DHA nhằm xây dựng hệ thần kinh, chất xám và các mạch máu. Từ tuần 35-40, thai nhi sẽ tăng thêm khoảng 45% trọng lượng, tích lũy một lượng DHA vô cùng lớn, cụ thể:
- 570% trong não
- 680% trong gan
- 840% trong mô mỡ
- 450% trong cơ xương
Khi thai nhi hấp thụ mạnh mẽ, người mẹ cần bổ sung khoảng 300mg/ngày. Đây là hàm lượng khuyến nghị phù hợp cho hai mẹ con.
Ngoài ra, từ khi sơ sinh đến tròn 6 tuổi, DHA vẫn là hoạt chất cần được trẻ dung nạp vào cơ thể. Theo đó, nhu cầu cụ thể của bé gồm:
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi cần 17mg/100kcal.
- Trẻ từ 1- 6 tuổi cần 75mg/ngày.
Vì sao bà bầu nên bổ DHA?
Trong thai kỳ, DHA sẽ được tích lũy trong các mô não, mắt, gan, mô mỡ, cơ xương của thai nhi. Sau khi ra đời, lượng DHA dự trữ sẽ thúc đẩy phát triển thị lực, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
Vai trò của DHA lý giải vì sao bà bầu nên uống loại chất béo này
DHA là yếu tố cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hệ thần kinh, não và thị giác. .
Bà bầu nên uống DHA vì chất này tốt cho não bộ con trẻ
Não được tạo thành từ hơn 50% chất béo, trong số đó, DHA chiếm hơn ½ – tương đương 25-35%. Nhờ DHA, các hoạt động của các neuron thần kinh trở nên nhạy bén hơn. Từ đó, chúng tạo động lực dẫn truyền thông tin một cách nhanh chóng, chính xác. Nói cách khác, DHA là nhân tố thúc đẩy hoạt động suy nghĩ, lên kế hoạch và điều khiển hành vi cụ thể của trẻ. Thiếu DHA, IQ và việc học tập sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo góc độ khoa học, tốc độ phát triển não người đạt cực đại trong thời kỳ đến khi trẻ tròn 2 tuổi. Chính vì vậy, mẹ bầu nên uống DHA và các dưỡng chất khác để con được lớn mạnh, thông minh.
Khi được cung cấp đủ DHA, trẻ sẽ phát triển theo từng mốc thời gian cụ thể như sau:
- Tháng thứ 9: bé bắt đầu có khả năng xử lý vấn đề.
- Tháng thứ 18: trẻ tăng 7 chỉ số trong thang điểm phát triển trí tuệ.
- 4 tuổi: chỉ số IQ ngôn ngữ của bé thăng tiến vượt bậc.
Những con số kể trên cho thấy tầm quan trọng của DHA đối với não bộ của trẻ.
Đối với sự phát triển thị giác
Thị giác thuộc nhóm ngũ quan, bao gồm năm giác quan quan trọng nhất của cơ thể. Theo nghiên cứu, trong lượng dưỡng chất ở võng mạc, có đến 60% là DHA. Khi thiếu DHA, thị lực sẽ suy giảm đáng kể, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó, mẹ bầu nên uống DHA đầy đủ ngay từ khi mang thai con trẻ.
Đối với khung xương
Mặt khác, sự xuất hiện của DHA trong thai kỳ có vai trò đáng kể đối với trong việc tạo và duy trì “cân nặng” của xương. Điều này là do DHA kích thích khả năng sản xuất và canxi hóa chất hứu cơ của tạo cốt bào. Hơn thế, DHA còn quyết định kích thước vòng đầu, cân nặng và chiều dài của trẻ sơ sinh. Chất béo không no này còn góp phần xây dựng khung xương, giảm các nguy cơ loãng xương.
Từ đó có thể thấy, DHA sẽ là nhân tố đảm bảo cho một thể trạng khỏe mạnh, cường tráng trong tương lai.
Đối với cơ thể mẹ bầu
Mẹ bầu có cần bổ sung DHA không? Câu trả lời đương nhiên là có. DHA có tác dụng ngăn chặn chuyển dạ sớm, đảm bảo cân nặng ở mức cân bằng trong thai kỳ, đặc biệt là hỗ trợ tinh thần của người mẹ trong suốt thời gian mang thai.
Khi không đủ DHA, mẹ bầu sẽ dễ gặp phải tình trạng sau đây:
- Sinh non
- Hội chứng tiền sản giật (bao gồm 3 triệu chứng toàn thân như tăng huyết áp, protein niệu và phù) từ tuần thứ 20 của thai kỳ
- Trầm cảm sau sinh
- Nhức xương, loãng xương, thoái hóa khớp
- Bệnh tim mạch
- Suy giảm hormone nữ, mãn kinh sớm
Hậu quả khi thai nhi không được cung cấp DHA
Thiếu hụt DHA ở thai nhi và trẻ sơ sinh sẽ tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch, gây suy giảm sức đề kháng của trẻ. Trên thực tế, những trẻ thiếu DHA sẽ dễ bị dị ứng với điều kiện bên ngoài, mắc các chứng về hô hấp như hen suyễn.
Sâu xa hơn, thiếu DHA cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về mặt nhận thức, tư duy của trẻ khi neuron thần kinh không được chăm sóc tốt.
Nguồn bổ sung DHA dành cho mẹ bầu
Một số loại thực phẩm bổ sung DHA cho bà bầu
Cá biển: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá hồi có vân, cá vược, cá ngừ, cá tuyết
Cá hồi
Cá hồi nổi danh với việc chứa một hàm lượng chất béo omega 3 đa dạng, bao gồm EPA và DHA. Ngoài ra, trong cá hồi còn có vitamin D, protein và photpho, đều là những hoạt chất cần nạp vào cơ thể trong thai kỳ.
Mỗi tuần, mẹ bầu nên tiêu thụ khoảng 300g thịt cá hồi nhằm hạn chế nguy cơ ngộ độc thủy ngân.
Cá mòi
Những chú cá bóng nhẫy này chứa rất nhiều omega 3 và DHA. Mẹ bầu có thể ăn kèm cá mòi với cơm chiên, salad, bánh mì để tạo cảm giác ngon miệng, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Cá thu
Cá thu là nguồn cung dồi dào DHA, vitamin B6, B12 cho cơ thể mẹ bầu. Để đảm bảo nạp đúng và đủ dinh dưỡng từ loài cá thơm ngon này, mẹ bầu chỉ nên ăn cá thu khoảng từ 2-3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 300-500g.
Hải sản: hàu, tôm, tôm hùm, sò mực
Một loạt sinh vật khác từ đại dương cũng lưu trữ một lượng DHA không nhỏ. Ngoài ra, khi ăn hải sản, bà bầu cũng đang bổ sung canxi cho bản thân và thai nhi trong bụng.
Trong đó, hàu là sinh vật có chứa hàm lượng không nhỏ DHA. Theo ước tính, cứ 100g hàu sẽ có đến 15 mg DHA. Chính vì vậy, mẹ bầu không nên bỏ qua hàu nếu muốn cung cấp DHA trong thai kỳ.
Tảo biển
Trong trường hợp mẹ bầu nghén, cơ thể không chịu được mùi tanh của cá, trứng hoặc hải sản thì tảo là sự lựa chọn lý tưởng. Thực chất, tảo biển là nguồn thức ăn của các loài cá, giúp chúng dự trữ hàm lượng omega 3 – DHA dồi dào. Do đó, đây cũng là một thực phẩm mà bà bầu nên chọn để cung cấp DHA cho cơ thể.
Gà
Thịt gà
Khi ăn thịt gà, bạn sẽ cùng lúc bổ sung DHA, vitamin các loại, sắt, protein cho cơ thể. Hơn nữa, thịt gà là một loại thực phẩm đa dạng cách chế biến. Mẹ bầu có thể luộc, hầm canh, nấu nước lèo, kho…để kích thích vị giác, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai nghén.
Trứng gà
Trứng gà, cụ thể là lòng đỏ được ước tính là chứa đến 17mg DHA. Ngoài ra, lecithin, protein, sắt, choline, axit folic cũng được tìm thấy trong lòng đỏ trứng gà. Trên thực tế, trứng gà là thực phẩm bổ dưỡng và dễ ăn. Tuy nhiên, mỗi tuần chúng ta chỉ nên ăn khoảng từ 3-4 trứng.
Súp lơ
Súp lơ trắng có thể đem đến cho cơ thể các mẹ bầu 200mg omega – 3, bao gồm DHA. Vì vậy, đây được xem là loại rau phải xuất hiện trong khẩu phần ăn của mẹ bầu.
Các loại hạt
Hạt óc chó
Ông bà ta có câu “ăn gì bổ nấy”. Thoạt nhìn, bạn có thể thấy hạt óc chó có hình dạng tương tự như não bộ của chúng ta.
Thực tế đã chứng minh, loại hạt thơm ngon này rất giàu DHA. Mẹ bầu có thể bổ sung loại hạt này vào thực đơn thai kỳ, vừa giúp bổ sung axit béo không no cho thai nhi vừa duy trì cân nặng cho bà bầu.
Hạt dẻ
Trong hạt dẻ có tồn tại một lượng phong phú axit béo không no omega 3, cụ thể là DHA cũng như axit amin và vitamin E.
Hạt dẻ có tác dụng trong việc hỗ trợ phát triển trí não, kháng viêm và bảo vệ sự an toàn của trái tim. Các mẹ nên bổ sung loại hạt này vì những tác động tích cực kể trên.
Hạt chia
Hạt chia không chỉ chứa một lượng lớn DHA mà còn bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng khác như: vitamin, canxi, đạm, magie, chất xơ và khoáng chất.
Hạt chia giúp mẹ bầu cải thiện chức năng vận động trong thai kỳ, cũng như tác động tích cực lên khả năng phát triển não bộ của trẻ.
Dầu hạt cải
Dầu hạt cải cũng là một cái tên nằm trong danh sách nguồn thực phẩm giàu DHA. Khi chế biến món ăn, mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng loại dầu này bởi hàm lượng chất béo bão hòa khá thấp, thích hợp dùng trong các món chiên xào.
Đậu hũ
Là một thực phẩm có giá thành rẻ nhưng đậu hũ lại chứa đến 400 mg omega 3 – DHA/ 100g. Ngoài ra, với phụ nữ đây cũng là một loại thực phẩm tốt, một nguồn cung cấp đa dạng chất béo, đạm và canxi.
Nguồn ngoài thực phẩm
Sữa bà bầu
Trong thời gian mang thai, các bà bầu đều được khuyến khích bổ sung sữa cho cơ thể. Sữa tồn tại dưới dạng lỏng, có mùi vị thơm ngon, giúp mẹ bầu dễ sử dụng, đặc biệt là khi thai nghén, kén ăn.
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng dòng sản phẩm sữa bầu. Bà bầu nên tham khảo thành phần dinh dưỡng có trong sữa, cũng như lựa chọn hương vị phù hợp với khẩu vị của bản thân.
Viên dầu cá
Viên dầu cá Omega – 3 là thực phẩm chức năng quen thuộc với hầu hết mọi người. Mẹ bầu nên chọn các loại dầu cá cung cấp 200mg DHA trong mỗi viên, sử dụng trong khoảng dao động từ 600 – 1000mg.
Mẹ bầu cần chọn dầu cá từ các thương hiệu uy tín để tránh sự tích tụ thủy ngân, vốn là một chất độc tồn tại trong các cá thể cá biển giàu omega 3.
Lưu ý khi chọn thực phẩm giàu DHA trong thai kỳ
Với sự tràn lan của thị trường ngày nay, bà bầu cần lưu ý khi lựa chọn những thực phẩm nhằm bổ sung DHA trong quá trình mang thai.
- Thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có kiểm chứng. Sẽ rất nguy hiểm nếu mẹ bầu sử dụng thực phẩm bẩn, dẫn đến nguy cơ ngộ độc.
- Chú trọng cách chế biến: Mẹ bầu nên chọn cách chế biết tối ưu nhất để giữ lại hàm lượng DHA. Trong đó, cần lưu ý hạn chế sử dụng nhiều gia vị, đun lửa lớn, hâm nóng nhiều lần.
- Ngoài thực phẩm, sữa bà bầu và thực phẩm chức năng cũng là một giải pháp an toàn để bổ sung DHA cho cơ thể.
Đây là thông tin xoay quanh chủ đề bà bầu nên uống DHA vào tháng thứ mấy của thai kỳ. Vivita hy vọng các mẹ bầu đã hiểu thêm về DHA, đồng thời chú trọng bổ sung DHA khi mang thai.