#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Hậu Quả Nghiêm Trọng Khi Bệnh Trĩ Để Lâu

Bệnh trĩ là hiện tượng tĩnh mạch ở ống hậu môn căng to quá mức gây sưng, phù nề, dễ chảy máu và bị sa ra ngoài vùng hậu môn. Vậy bệnh trĩ để lâu có sao không? Hãy cùng Vivita.vn tìm câu trả lời nhé.

Bệnh trĩ để lâu có sao không?

Trĩ là bệnh thường gặp với những biểu hiện nhận biết rất rõ ràng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển từ cấp độ 1 lên cấp độ 4.. Hậu quả của bệnh trĩ là gây nên những khó chịu ở vùng hậu môn, sự bất tiện trong sinh hoạt cuộc sống thường ngày, thậm chí tạo ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Đi cầu ra máu

Bệnh trĩ nếu để lâu, người bệnh sẽ bị hiện tượng đi cầu ra máu, máu có thể nhiều hay ít tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người. Người bệnh mất máu quá nhiều dễ gây choáng váng, ngất xỉu, hay thường xuyên bị đau đầu, cơ thể mệt mỏi.

Đau rát hậu môn

Bị trĩ để lâu nếu không khắc phục, người bệnh sẽ bị đau rát hậu môn, mang lại cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Sau một thời gian, người bệnh rất dễ bị chứng ám ảnh tâm lý, khi mỗi lần đi đại tiện đều trở thành một cơn ác mộng kinh hoàng.

Bệnh trĩ gây đau rát hậu môn.

Viêm ngứa vùng hậu môn

Trĩ để lâu ngày sẽ tiết ra rất nhiều chất dịch nhầy làm cho vùng hậu môn lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt. Chính điều này đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn độc hại có cơ hội phát triển và trú ngụ gây ra tình trạng viêm ngứa tại vùng hậu môn. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến cho người bệnh phải dùng tay để gãi, tuy nhiên cách làm này lại càng khiến cho tình trạng của mình ngày càng tồi tệ hơn.

Sa hậu môn

Bệnh trĩ để lâu sẽ tự động sa ra ngoài hậu môn, trường hợp nhẹ búi trĩ có thể tự động co lên. Nhưng khi ở mức độ nặng, nó sẽ sa hẳn ra bên ngoài và không tự co lên được. Cảm giác đau đớn đứng ngồi không yên sẽ làm cho bạn không thể tập trung vào bất cứ việc gì, gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống nghiêm trọng.

Nhiễm khuẩn

Hậu môn có búi trĩ nên công tác vệ sinh chăm sóc hậu môn trở nên bất tiện và khó khăn hơn. Nếu người bệnh không làm đúng quy cách, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm lấn vào các cơ quan tổ chức bên trong gây rối loạn ống tiêu hóa, nhiễm trùng máu, viêm bạch mạch, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Tắc mạch

Búi trĩ là các đoạn tĩnh mạch bị xung huyết và bị căng giãn quá mức. Khi bị sa ra ngoài hậu môn, chúng dễ dàng gây đông và tụ máu, do hoạt động co thắt của cơ vòng hậu môn. Vì vậy, hầu hết bệnh nhân đều phải tiến hành mổ hoặc cắt trĩ để giải phóng khối huyết ra khỏi tĩnh mạch.

Cách khắc phục bệnh trĩ

Chế độ ăn uống

  • Uống nhiều nước.
  • Chế độ ăn nhiều nước nhiều xơ để làm mềm phân, hạn chế táo bón.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều muối, cay nóng, cà phê, rượu và các thực phẩm chứa cafein.
  • Bổ sung các thực phẩm nhuận tràng để làm giảm nguy cơ táo bón.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu sắt như gan động vật, hạt điều, hạnh nhân để tăng cường bổ máu, hạn chế nguy cơ thiếu máu ở người bị chảy máu kéo dài.
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp khắc phục bệnh trĩ.

Chế độ sinh hoạt

  • Tránh rặn khi đại tiện, tránh khiêng vác vật nặng.
  • Ngồi ngâm nước ấm 5-20 phút, vài lần/ ngày (tắm sitz) để tăng cường lưu thông máu.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục nhịp điệu vừa phải như đi bộ nhanh 20- 30 phút hằng ngày có tác dụng kích thích tăng nhu động ruột, làm giảm táo bón (lưu ý nên tránh các bài tập thể dục nặng: tập thể hình, tập tạ,…).
  • Hạn chế ngồi xổm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở khoang xương chậu, gây ứ máu tại vùng tĩnh mạch trĩ.
  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn lâu. Nên tạo 1 thói quen đi vệ sinh vào 1 thời điểm nhất định hằng ngày, tránh ngồi lâu khi đi vệ sinh vì có thể gây tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn. Tốt nhất nên chọn loại bồn cầu ngồi bệt.
  • Vệ sinh hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện bằng cách rửa nước nhẹ nhàng hoặc dùng khăn lau trẻ em hoặc miếng lót ẩm. Hạn chế dùng giấy vệ sinh khô cứng có chứa hương liệu tạo mùi thơm vì gây cọ xát, dị ứng, làm tăng viêm và tổn thương hậu môn.
  • Ngồi trên đệm thay vì ngồi bề mặt cứng: giảm sưng trĩ, hạn chế gây đau, chèn ép vào búi trĩ.
  • Hãy giảm cân nếu bạn thừa cân (giảm ăn, tập thể dục) để làm giảm áp lực lên các tế bào và mạch máu tại vùng trực tràng – hậu môn.
  • Phụ nữ có thai: nên nằm nghiêng bên trái nhiều (20’/ 4 tiếng đồng hồ) giảm sức ép bào thai lên vùng trực tràng hậu môn.
  • Dùng gel bôi giảm đau, giảm ngứa.
Chế độ sinh hoạt góp phần ngăn ngừa bệnh trĩ.

Sử dụng thảo dược 

Bổ sung các sản phẩm chứa rau diếp cá, đương quy, nghệ, hòe hoa để hỗ trợ làm giảm tình trạng bệnh trĩ, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Thăm khám ngoại khoa

  • Thắt vòng cao su (ngăn máu lưu thông tới búi trĩ).
  • Chích xơ bằng cách tiêm hóa chất vào mạch máu.
  • Quang đông hồng ngoại (dùng nhiệt).
  • Phẫu thuật cắt trĩ: dùng khi búi trĩ quá lớn hoặc các phương pháp khác không có hiệu quả.

Người bị bệnh trĩ nên ăn gì?

  • Uống nhiều nước: nên uống từ 1,5- 2l nước mỗi ngày, uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, nước súp rau.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ: đậu phụ, cà rốt, ngũ cốc xay,chuối măng, súp lơ, cam quýt, khoai tây, khoai lang.
  • Ăn thức ăn giàu chất sắt giúp bổ máu: mận, mơ khô, nho khô, óc chó, hạt điều hạnh nhân, mè, gan động vật, thịt rùa.
  • Thực phẩm nhuận tràng: rau mồng tơi, rau khoai lang, củ khoai lang, dưa hấu, măng, mật ong.
  • Thức ăn giàu magie: cá bơn, hạt điều sấy khô, rau chân vịt ,đậu nành, quả bơ,…
  • Các loại dầu tốt cho bệnh trĩ: dầu oliu, dầu lanh, giấm táo, dầu cá.
  • Các loại vitamin tốt cho người bệnh trĩ: vitamin C (giảm căng thẳng, giảm táo bón, hồi phục sau quá trình viêm và đau do bệnh trĩ), vitamin E, vitamin B1, B2, B3 ( hỗ trợ và cải thiện hệ tiêu hóa), vitamin B12 (giảm viêm, giảm kích ứng).
  • Bổ sung các loại thảo dược tự nhiên giúp làm giảm quá trình tăng sinh của bệnh trĩ như diếp cá, đương quy, nghệ vàng, hoa hòe.

 

 

Người bị bệnh trĩ nên uống nhiều nước.

Xem thêm Viên sủi Satuchin giảm sa bú trĩ với thành phần thảo mộc an toàn tự nhiên

Người bị bệnh trĩ không nên ăn gì?

  • Hạn chế muối do muối có khuynh hướng giữ muối nước ở lại trong cơ thể nên làm tăng nguy cơ của bệnh.
  • Hạn chế các gia vị cay nóng, rượu, bia, chất kích thích, các thực phẩm chứa hàm lượng cafein cao. Các chất gia vị cay nóng làm kích ứng niêm mạc ruột, làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Không uống nước ngọt có gas vì làm tăng áp lực trong ổ bụng.
  • Bánh ngọt và socola làm tăng nguy cơ táo bón và gây ngứa hậu môn ở những người bị trĩ.
  • Đồ ăn nhiều chất béo, đạm động vật, mỡ động vật.
  • Nên hạn chế các loại sữa, phô mai, bánh mì.
  • Thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Người bị trĩ không nên ăn quá no, làm tăng áp lực trong ổ bụng.

Những người có nguy cơ dễ mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ rất phổ biến, ai cũng có thể mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, ở một số đối tượng thì nguy cơ gặp phải bệnh trĩ cao hơn so với những người khác, bao gồm:

  • Người bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính.
  • Phụ nữ có thai và sinh con.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Người làm công việc ngồi nhiều, ít đi lại (nhân viên văn phòng, lái xe, bảo vệ,…).
  • Người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh (ăn nhiều đồ cay nóng, thiếu chất xơ, ít tập thể dục,….).
  • Người cao tuổi.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người mắc hội chứng ruột kích thích, lỵ, hoặc bệnh viêm phế quản, viêm phổi.
Người mắc béo phì có nguy cơ cao bị bệnh trĩ.

Bệnh trĩ liệu có ảnh hưởng đến sinh sản

Bệnh trĩ là bệnh lý liên quan đến hậu môn, cơ quan có mối liên quan và nằm gần cơ quan sinh dục ở nữ. Tuy nhiên, nó không có bất kỳ tác động nào đến quá trình thụ thai tự nhiên và mang thai ở phụ nữ. Vì vậy, có thể hoàn toàn khẳng định rằng bệnh trĩ không ảnh hưởng đến sinh sản. Chị em mang thai không cần lo lắng về vấn đề này.

Tuy vậy, mặc dù bệnh trĩ không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng ít nhiều gây khó khăn cho thai phụ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong thai kỳ thì, chị em nên xử lý dứt điểm bệnh trĩ nếu có ý định mang thai.

 

Việc càng để lâu bệnh trĩ thì việc khắc phục càng trở nên khó khăn, tốn kém và tỷ lệ tái phát lại rất cao. Vì vậy, để tự bảo vệ sức khỏe cũng như lấy lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày, người bệnh phải chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ khi còn sớm để có được hướng giải quyết nhanh nhất. Hy vọng, bài viết của Vivita.vn đã giúp đọc giả hiểu về căn bệnh này hơn và có thể tìm hướng khắc phục hiệu quả.

Để tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm hỗ trợ bệnh trĩ, Quý khách vui lòng truy cập website Vivita.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2061 để được chuyên viên của chúng tôi tư vấn chi tiết.

Xem thêm: Cách trị bệnh trĩ bằng dầu dừa

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)