#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Bị trật khớp nên ăn gì? Các cách điều trị và phục hồi khi bị trật khớp

Trật khớp là một trong những dạng chấn thương thường gặp trong cuộc sống. Chúng ta có thể bất ngờ gặp phải tình trạng này do các vấn đề về vận động, sinh hoạt, các hoạt động thể thao,… Một số kiến thức dưới đây rất cần thiết mà bạn nên nắm qua để có thể xử trí khi gặp phải những tình trạng bong gân không mong muốn này.

Những ai dễ bị trật khớp?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trật khớp khác nhau

Các đối tượng dễ bị trật khớp gồm:

  • Người cao tuổi, bắt đầu có các vấn đề xương khớp.
  • Những bệnh nhân vận động mạnh, công việc nặng nhọc, thường chơi thể thao với cường độ cao.
  • Những bệnh nhân có tiền sử mắc các vấn đề về bệnh xương khớp.

Nguyên nhân gây trật khớp

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trật khớp khác nhau. Trong đó, chủ yếu đến từ tai nạn giao thông, tai nạn học đường, lao động,… Không những vậy còn có một số người bị mắc phải những bệnh lý như viêm xương khớp háng, trật khớp vai do bị liệt vùng cơ delta, trật khớp bẩm sinh.

Trong vô số những vị trí trật khớp có thể bị thì vị trí thường có nguy cơ cao nhất ở vai, chân và các ngón tay. Nếu như được chữa trị đúng cách thì khớp sẽ có thể phục hồi và hoạt động bình thường sau một thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không phải trường hợp trật khớp nào cũng phục hồi 100% hoàn toàn, một số khớp như khớp vai cũng có nguy cơ bị trật trở lại nếu như không được chữa và duy trì đúng cách.

Khi bị trật khớp do khớp bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu có thể gây ra cơn đau nhẹ đến dữ dội. Vì vậy, cần phải sơ cứu nhanh trước khi tới cơ sở y tế. Nếu không được sơ cứu và điều trị đúng cách khi gặp phải tình trạng trật khớp, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Thương tổn tiến triển qua từng giai đoạn: Thời gian đầu là viêm tấy trong khoảng 3 ngày khi chấn thương, lúc này nước hoạt dịch và máu sẽ tự ngấm lại vào dây chằng trong bao khớp, có khi tràn cả vào khe lớp.

Làm sao để nhận biết trật khớp

Khớp bị trật cũng thường bị tê yếu, ngứa ran xung quanh vùng chấn thương

Các triệu chứng phổ biến của trật khớp gồm:

  • Biến dạng ở khớp bị tổn thương, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
  • Tình trạng sưng, bầm tím khu vực xung quanh khớp bị tổn thương.
  • Đau dữ dội khi vận động mạnh.
  • Bị hạn chế khả năng di chuyển khớp.
  • Co giật, tê vùng xung quanh khu vực khớp bị tổn thương.
  • Biên độ vận động của khớp giảm, nếu tình trạng nặng có thể không thể cử động được.
  • Cơ bắp ở khu vực bị trật hay bị co thắt, đau đớn.
  • Khớp tổn thương bị tê yếu và ngứa ran xung quanh khu vực bị chấn thương.
  • Xuất hiện tình trạng tụ máu, sưng, phù nề,…

Các tổn thương này tương đối dễ nhận biết khi quan sát, kèm theo sưng và cơn đau đặc trưng. Khi có các tình trạng trên, bạn cần nhanh chóng xử lí để tránh những tổn thương trở nên nặng hơn.

Bị trật khớp nên ăn gì?

Các loại thịt và xương ống

Các loại xương ống và  thịt đỏ chứa nhiều canxi, là chất cần thiết bổ sung cho người bị trật khớp bởi canxi có tác dụng giúp xương khớp trở nên dẻo dai hơn và nhanh hồi phục hơn. Để tình trạng bệnh có thể được cải thiện, người bệnh nên bổ sung canxi hằng ngày bằng cách hầm xương ống lấy nước nấu canh hoặc chế biến cùng các món ăn khác. Không những thế, trong nước hầm xương có chứa glucosamine còn giúp giảm đau, ngừa viêm và tiêu sưng vô cùng hiệu quả.

Thực phẩm giàu Kali

Thực phẩm giàu kali gồm bơ, chuối, nước dừa, rau xanh

Bị trật khớp nên ăn gì? Câu trả lời đó chính là những thực phẩm giàu kali như bơ, chuối, nước dừa, rau xanh. Những thực phẩm này không chỉ có tác dụng giúp lưu thông máu tốt, đẩy lùi các cơn đau mà còn làm mềm các khớp giúp người bị trật khớp nhanh chóng hồi phục có thể vận động bình thường.

Thực phẩm giàu mangan

Các loại thực phẩm chứa nhiều mangan như: hạt bí đỏ, hạt hướng dương, bột ca cao, sô cô la đen, hàu, trai,… cũng là những thực phẩm rất tốt cho người bị trật gân, khớp. Mangan có tác dụng giúp phục hồi cơ bắp, giám sát các hoạt động của gốc tự do và điều trị viêm khớp, bong gân rất hiệu quả. Vì thế, người bị trật khớp nên bổ sung các thực phẩm này mỗi ngày để bệnh nhanh khỏi.

Ngũ cốc

Ngũ cốc là loại thực phẩm có tác dụng bổ xương khớp

Các loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mì, lúa mạch đen, bắp rang,…là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất làm  tăng miễn dịch, sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa oxy hóa. Chúng cũng được xem là một trong những loại thực phẩm có tác dụng bổ xương khớp, giúp người bệnh bị trật khớp, bong gân nhanh chóng hồi phục sức khỏe xương khớp.

Cà chua

Cà chua là thực phẩm tốt cho cơ thể ở rất nhiều mặt như: làm đẹp da, chống lão hóa, ngừa các bệnh lý tim mạch,… Trong thành phần của cà chua có chứa lượng lớn Vitamin và Collagen rất tốt để bảo vệ, phòng chống lão hóa và giảm đau các khớp nhanh chóng. Vì thế, bổ sung cà chua trong các món ăn hàng ngày giúp người bị trật khớp giảm đau, nhanh lành.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề bị trật khớp nên ăn gì. Hãy áp dụng mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe của bạn. 

Phương pháp điều trị trật khớp 

  • Nắn trật khớp: phương pháp này chỉ áp dụng được với những tình trạng trật khớp nhẹ, bác sĩ sẽ làm một số thao tác nhẹ để giúp xương trở về vị trí ban đầu của nó. Tùy thuộc vào mức độ đau, sưng, mà người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc giãn cơ hay thuốc an thần. Phương pháp này không cần phải gây mê bệnh nhân khi tác động vào xương. Khi xương khớp trở lại vị trí ban đầu, các triệu chứng đau sẽ được cải thiện ngay tức thời.
  • Phẫu thuật: Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu như một khớp hoặc dây chằng yếu có khả năng mắc lại trật khớp sau khi đã được phục hồi, tăng cường chức năng. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng cần tiến hành phẫu thuật nếu dây thần kinh, mạch máu bị tổn thương.
  • Cố định: Bác sĩ sẽ sử dụng thanh nẹp và  băng đeo để giúp cố định khớp trong một vài ngày đến khoảng ba tuần hoặc một tháng. Thời gian đeo nẹp cố định hoặc bó bột hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng trật khớp của bệnh nhân
  • Thuốc: Bác sĩ thường kê toa gồm thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong thời gian điều trị và hồi phục.
  • Phục hồi chức năng: Sau khi tháo nẹp hay gỡ bỏ băng đeo, bệnh nhân cần phải tiến hành các phương pháp phục hồi chức năng giúp khôi phục lại khả năng vận động cho khớp.

Phương pháp kiểm soát và hồi phục chức năng khớp sau trật khớp:

  • Giảm các hoạt động: bệnh nhân không được lặp lại các cử động có nguy cơ gây trật khớp trở lại, hạn chế tối đa các cử động gây ra sự đau đớn và tuyệt đối không được nâng vật nặng.
  • Chườm lạnh và chườm nóng: chườm đá quanh để giúp giảm viêm, đau vài lần trong ngày trong 2 – 3 ngày đầu tiên, mỗi lần khoảng 15-20 phút. Khi tình trạng đã được cải thiện, bạn hãy chuyển qua chườm ấm để giúp thư giãn các cơ bắp đang bị co thắt và giảm đau vài lần trong ngày, mỗi lần không quá 20 phút.
  • Duy trì sự linh hoạt của khớp: sau hai đến ba ngày, bệnh nhân cần thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng theo sự chỉ dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu để duy trì phạm vi chuyển động khớp ở vùng bị thương.

Hi vọng những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp bạn có cách xử lí thông minh nếu chẳng may bản thân hoặc gia đình bị trật khớp.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)