Các chất kháng acid có thể gây ra “hồi ứng acid” tức là có thể làm tăng tiết acid hay dịch trong dạ dày. Tuy nhiên, hiệu ứng này ít biểu hiện trên lâm sàng, vì nó có thê được bù bởi các hệ đệm trong thuốc kháng acid.
Giảm phosphat huyết: Dùng lâu dài Nhôm hydroxyd có thể gây ra chứng giảm phosphat huyết ở bệnh nhân có nồng độ phosphat huyết bình thường khi lượng phosphat hấp thu không đủ. Trong những trường hợp nặng hơn, chứng giảm phosphat huyết có thể dẫn đến chứng chán ăn, phiên muộn, yếu cơ và xốp xương.
Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận: phải đặc biệt chú ý khi dùng > 50 mEq magnesi mỗi ngày cho bệnh nhân suy thận. Do giảm thải ion Magnesi nên có thể gây tăng magnesi huyết và gây độc. Khoảng từ 5% đến 20% muối magnesi có thể được hấp thu bằng đường uống.
Dùng lâu dài Nhôm hydroxyd ở bệnh nhân suy thận có thể dẫn đến xốp xương hoặc làm trầm trọng chứng xốp xương. Nồng độ nhôm ở mức cao trong mô làm phát triển các lệnh não và các triệu chứng xốp xương. Một lượng nhỏ nhôm được hấp thụ qua đường tiêu hóa và thải trừ qua thận gây hại thận. Nhôm kết hợp với albumin và được chuyển đi mà không qua: nàng thâm tích, do vậy, nhôm bị tích tụ trong xương và chứng xốp xương có thể nặng thêm khi bệnh nhân suy giảm chức năng thận dùng một lượng lớn nhôm.
Thận trọng:
Xuất huyết đường tiêu hoá: sử dụng nhôm hydroxyd phải thận trọng với bệnh nhân bị xuất huyết nhiều ở đường tiêu hoá trên