#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Bệnh gout uống sữa được không? Các lưu ý dành cho người bị bệnh gout

Cơ Xương Khớp

Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao lại giàu protein và thường được bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vậy bị bệnh gút có uống sữa được không, đâu là loại sữa phù hợp dành cho người bệnh gút. Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!

QC

Sữa có tác dụng như thế nào đối với những bệnh nhân bị gút?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sữa là thực phẩm mà bệnh nhân bị gút hoàn toàn có thể sử dụng, thậm chí trong sữa có nhiều chất có khả năng ngăn ngừa bệnh gút rất tốt. Bổ sung đầy đủ từ 1 đến 3 ly sữa mỗi ngày sẽ giúp giảm lượng axit uric hình thành trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Không chỉ vậy, với những chế phẩm được làm từ sữa như phomai, sữa chua cũng rất có lợi cho những người đang điều trị bệnh gút. Trong các loại thực phẩm này có axit orotic làm giảm sự tái hấp thu axit uric và thúc đẩy sự bài tiết nó qua thận.

Ngoài ra, trong sữa còn chứa các protein là casein và lactalbumin có tác dụng hạ urat cấp tính, tăng đào thải tiền chất urat axit uric.

Bên cạnh đó, glycomaropeptide có tác dụng ức chế và kháng viêm đối với các tinh thể urat monosodium trong ổ khớp, giúp giảm đau hiệu quả.

Sữa cũng được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng purin thấp, lại giàu canxi và các khoáng chất rất tốt cho hệ xương khớp, do vậy người bệnh nên uống sữa mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh. Nhưng, không phải loại sữa nào người bị gút cũng có thể uống được, bạn phải tìm hiểu về bệnh gút uống sữa gì tốt nhất để đảm bảo sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng trong sữa

Sữa là một thực phẩm giàu đạm, lipid, glucid, vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, kali. Các protein trong sữa có thành phần axit amin cân đối, độ đồng hóa cao như casein, lacto albumin, lacto globulin rất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là sự phát triển của trẻ em.

Không chỉ vậy, sữa còn chứa các lipid có giá trị sinh học cao với nhiều axit béo chưa no cần thiết, nhiều phosphatid và rất dễ đồng hóa. Hơn nữa, sữa còn cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ phát huy thể chất, trí óc, làm chậm lão hóa…

Bị gout có uống sữa được không?

Sữa là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, vậy thì người bệnh gút có nên uống sữa không? Nhiều người cho rằng sữa là một trong những thực phẩm giàu đạm cần hạn chế để tránh làm cho tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng hơn.

Thế nhưng thực tế thì gần đây nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa và các chế phẩm từ sữa không phải là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Trong 100g sữa chỉ chứa từ 0 – 50 mg purin, trong khi đó hàm lượng purin mà cơ thể có thể thu nạp mỗi ngày là từ 135 – 150mg/100g. Như vậy, sữa là một thực phẩm an toàn mà người bệnh có thể sử dụng.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sữa và các chế phẩm từ sữa có thể hỗ trợ làm giảm lượng axit uric sau 3 giờ sử dụng. Việc uống sữa với liều lượng, giờ giấc thích hợp có thể giúp giảm đến 43% nguy cơ mắc bệnh gút và còn làm giảm lượng acid uric trong máu từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh.

=> Kết luận: Người bệnh gút có thể uống được sữa, tuy nhiên chỉ nên sử dụng với liều lượng mỗi ngày một 1 ly để hỗ trợ điều trị.

bi-gout-co-uong-sua-duoc-khong-cac-van-de-can-luu-y-cho-nguoi-bi-benh-gout
Người bệnh gút có thể uống được sữa, tuy nhiên chỉ nên sử dụng với liều lượng mỗi ngày một 1 ly để hỗ trợ điều trị

Các vấn đề cần lưu ý cho người bị bệnh gút

Như vậy, với thắc mắc người bệnh gút có được uống sữa không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh sử dụng một số loại sữa sau đây:

#1 Không sử dụng sữa có nhiều đường

Mặc dù sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải loại sữa nào người bệnh gút cũng có thể dùng được. Với người bệnh gút, để tránh tình trạng sưng viêm chuyển biến nặng, nên tránh sử dụng các loại sữa có nhiều đường.

Các loại sữa nhiều đường nhất là sữa đặc có thể làm rối loạn chuyển hóa, đào thải các chất qua thận khiến khả năng đào thải các acid uric (nguyên nhân chính gây bệnh gút) bị suy giảm. Không chỉ vậy, các loại sữa này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như suy thận, đái tháo đường.

#2 Không sử dụng sữa đậu nành

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh gút nên hạn chế sử dụng các loại rau phát triển nhanh như măng, các loại đậu, giá đỗ… Và đậu nành cũng là một trong những thực phẩm cần hạn chế.

Sữa đậu nành có chứa nhiều nhân purin, có khả năng chuyển hóa, làm gia tăng hàm lượng acid uric trong máu khiến các tinh thể muối urat lắng đọng nghiêm trọng ở khớp xương. Nếu sử dụng sữa đậu nành thường xuyên sẽ khiến tình trạng bệnh ngày một chuyển biến xấu hơn.

#3 Không sử dụng sữa giàu chất béo

Các loại sữa giàu chất béo sẽ khiến người bệnh có nguy cơ tăng cân nhất là những người đã có trọng lượng có trọng lượng cơ thể quá mức. Tăng cân sẽ gây áp lực lên xương khớp tình đó khiến bệnh ngày càng tồi tệ, các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.

Người bệnh gút nên uống sữa gì?

Các loại sữa cho người bệnh gút có thể kể đến như:

#1 Sữa tươi

Sữa tươi và các chế phẩm của sữa tươi giúp làm giảm lượng acid uric trong máu và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 1- 2 cốc sữa tươi, uống quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn.

#2 Sữa ensure

Có thể nói, người bị bệnh gút có uống được sữa ensure không là câu hỏi mà các chuyên gia dinh dưỡng thường hay nhận được. Theo nhận định từ các chuyên gia, người bệnh gút có thể uống được sữa ensure nhưng phải uống với liều lượng thích hợp. Chỉ nên sử dụng 1 – 2 ly mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh để tránh ảnh hưởng.

#3 Sữa tách béo, sữa chua

Nên chọn các loại sữa động vật như sữa bò và chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai để bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể mà không sợ gia tăng lượng acid uric trong máu. Ngoài ra, nên sử dụng sữa tách, không đường hoặc ít đường để bảo vệ cơ thể.

bi-gout-co-uong-sua-duoc-khong-cac-van-de-can-luu-y-cho-nguoi-bi-benh-gout
Nên chọn các loại sữa động vật như sữa bò và chế phẩm từ sữa như sữa chua

Sữa chua có công dụng rất tốt cho người bệnh gút vì được tạo thành từ quá trình lên men tự nhiên nên có chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho cơ thể. Các vi khuẩn này có khả năng hỗ trợ cơ thể chuyển hóa đường đa thành đường đơn, chuyển hóa một phần đạm trong sữa thành axit amin, pepton. Đặc biệt, sữa chua còn có tác dụng loại bỏ một phần acid uric trong máu giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.

Một số loại sữa phù hợp cho người bị gút

Để tránh thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, người bệnh gút có thể bổ sung bằng cách sử dụng một trong những loại sữa dưới đây:

#1 Sữa non Alpha Lipid

  • Là một sản phẩm của tập đoàn sản xuất sữa của New Zealand có các tác dụng:
  • Hỗ trợ chống nhiễm khuẩn và gia tăng tốc độ hồi phục ở các vùng tổn thương do bệnh gút gây ra.
  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết, nâng cao khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa các tác nhân gây hại bên ngoài đối với cơ thể.

#2 Sữa Primavita

  • Là sản phẩm được sản xuất tại Hà Lan và được phép lưu hành tại Việt Nam có tác dụng:
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ít chất béo nên người bệnh hoàn toàn không lo ngại tăng cân nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Giàu vitamin D3, sắt, canxi, men vi sinh Bifidus có khả năng nâng cao sức khỏe hệ xương khớp, tăng khả năng chống chọi với bệnh.

#3 Sữa Ensure Gold Acti M2

  • Là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp tại Hoa Kỳ, được đặc chế riêng cho người mắc các bệnh lý về xương khớp trong đó có gút. Có công dụng:
  • Bổ sung Choline, probiotic, Acti-SPS, phosphatidylserine hỗ trợ tốt cho sức khỏe.
  • Giàu acid béo omega 3 có khả năng giảm viêm tại khớp bị gút và rất tốt cho hệ tim mạch.

Hy vọng với những thông tin bổ ích về Bị gout có uống sữa được không? Các vấn đề cần lưu ý cho người bị bệnh gout sẽ giúp độc giả có thêm những thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)