#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

[Cảnh báo] 8 nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi thường gặp

Theo nhiều nghiên cứu gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi gặp vấn đề về giấc ngủ đang gia tăng đáng kể, đặc biệt trong đội tuổi từ 20 đến 30. Những đêm trằn trọc, khó chìm vào giấc ngủ không chỉ làm mọi người mệt mỏi mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lâu dài về sức khỏe. Vậy nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi là gì, mời bạn cùng Vivita tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi

Áp lực tâm lý

Khi tâm lý căng thẳng, cơ thể sản sinh ra các hormone như cortisol và adrenaline. Lúc này, não bộ của mọi người bị đẩy vào trạng thái hưng phấn, khó thư giãn và không thể ngủ được. Những lo lắng, suy nghĩ vẩn vơ về công việc, học tập, các mối quan hệ,… cũng chiếm giữ tâm trí, cản trở quá trình “tắt máy” của bộ não vào ban đêm.

Áp lực tâm lý gây mất ngủ
Áp lực tâm lý gây mất ngủ

Không gian ngủ 

Không gian ngủ không thoải mái sẽ kích thích các giác quan, khiến cơ thể khó thư giãn và chìm vào giấc ngủ. Ví dụ như tiếng ồn, còi xe, giường ngủ hoặc phòng ngủ bừa bộn, nệm quá cứng hoặc quá mềm không đúng tư thế,… Tiếng ồn và ánh sáng đặc biệt ức chế sản xuất melatonin, hormone quan trọng cho giấc ngủ. 

Ánh sáng xanh 

Ánh sáng xanh ức chế mạnh mẽ việc sản xuất melatonin, hormone tự nhiên điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ của cơ thể. Nếu mọi người tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối sẽ “đánh lừa” bộ não, khiến nó nghĩ rằng vẫn còn ban ngày, dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu và cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Thói quen sinh hoạt 

Nhiều thói quen sinh hoạt không lành mạnh của người trẻ đang âm thầm phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể:

  • Lịch trình ngủ không ổn định: Thức khuya, ngủ nướng vào cuối tuần làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể.
  • Ngủ ngày quá nhiều: Giấc ngủ ngày dài có thể làm giảm nhu cầu ngủ vào ban đêm, đặc biệt là ngủ trưa dài.
  • Làm việc hoặc học tập trên giường: Tạo sự liên kết tiêu cực giữa giường ngủ và các hoạt động căng thẳng, nằm trên giường mọi người cũng không thể thư giãn được. 

Chế độ ăn uống 

Chế độ ăn uống không hợp lý như ăn quá no, tiêu thụ thực phẩm cay hoặc uống caffeine gần giờ ngủ đều có thể gây mất ngủ. Bởi vì hệ tiêu hóa cũng có “thời gian nghỉ ngơi”, nếu hoạt động mạnh vào ban đêm sẽ khiến cơ thể khó thư giãn.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng giấc ngủ
Chế độ ăn uống ảnh hưởng giấc ngủ

Nhiều trang nghiên cứu cũng khuyến cáo mọi người nên tránh caffeine ít nhất 6 giờ trước khi ngủ. Người trẻ thường không chú ý đến chế độ ăn uống, đặc biệt các đối tượng có thói quen ăn khuya hoặc uống cà phê để học tập. Ngoài ra, nếu cơ thể thiếu dưỡng chất như Magie, Canxi, Vitamin D và các Vitamin nhóm B đóng vai trò điều chỉnh giấc ngủ.

Bệnh lý 

Các bệnh lý về thể chất hoặc tinh thần như hen suyễn, dị ứng, đau mãn tính hoặc rối loạn tâm thần cũng có thể gây mất ngủ. Tuy nhiên, các trường hợp trên không quá phổ biến ở độ tuổi trẻ, mà thường gặp nhiều hơn ở người cao tuổi. Tuy nhiên, người trẻ lại hay bị RLS (hội chứng chân không yên) gây khó chịu, đặc biệt vào ban đêm.

Thiếu vận động 

Lối sống ít hoặc không vận động cũng là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng giấc ngủ. Người trẻ, đặc biệt là những người làm việc văn phòng hoặc học tập nhiều giờ thiếu vận động, dẫn đến giấc ngủ kém chất lượng. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp cơ thể tiêu hao năng lượng, giảm căng thẳng và lo âu, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc 

Các loại thuốc điều trị huyết áp, hen suyễn hoặc rối loạn tâm thần cũng có tác dụng phụ như gây mất ngủ. Các thành phần hóa học trong thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây kích thích, tăng nhịp tim hoặc ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone giấc ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng giấc ngủ
Tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng giấc ngủ

Hệ lụy của mất ngủ ở người trẻ

Mất ngủ ở người trẻ tuổi gây ra cảm giác mệt mỏi tức thời và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Dưới đây là những hệ lụy nguy hiểm nếu thói quen thức khuya, mất ngủ duy trì quá lâu:

  • Mất ngủ kéo dài làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cúm. Theo Sleep Foundation, thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường loại 2 do rối loạn chuyển hóa.
  • Hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức, làm tăng nhịp tim và huyết áp, theo thời gian có thể dẫn đến tăng huyết áp mãn tính, tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
  • Mất ngủ gây rối loạn hormone thèm ăn (leptin và ghrelin), khiến người trẻ cảm thấy đói hơn, thèm ăn tinh bột, đường có nguy cơ béo phì.
  • Mất ngủ kéo dài làm da khô sạm, xuất hiện quầng thâm mắt, nếp nhăn, đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
  • Thiếu ngủ làm trầm trọng thêm các triệu chứng tâm lý, tạo thành vòng luẩn quẩn khi lo âu hoặc trầm cảm càng khiến khó ngủ hơn. Ở người trẻ, mất ngủ dài ngày gây suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt và stress.
  • Giai đoạn ngủ sâu và REM (giấc ngủ mơ) có vai trò củng cố trí nhớ và học hỏi kiến thức mới. Vậy nên, mất ngủ ảnh hưởng lớn đến học sinh, sinh viên, người đi làm cần sử dụng trí óc.
  • Tâm trạng tiêu cực, cáu kỉnh do mất ngủ khiến người trẻ khó giữ bình tĩnh, dễ xảy ra xung đột.
Hệ lụy của mất ngủ ở người trẻ
Hệ lụy của mất ngủ ở người trẻ

Giải pháp cải thiện giấc ngủ cho người trẻ

Cải thiện giấc ngủ không hề khó, đặc biệt với những người tuổi còn trẻ nếu biết cách trân trọng sức khỏe của mình.

  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm (khuyến khích từ 11 giờ tối) mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
  • Nếu cần ngủ trưa, mọi người chỉ nên chợp mắt khoảng 20-30 phút vào đầu giờ chiều để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.
  • Ngừng sử dụng điện thoại, máy tính, tivi ít nhất 1-2 giờ trước khi đi ngủ để hạn chế ánh sáng xanh ức chế sản xuất melatonin.
  • Nếu không quá lạnh, mọi người có thể tắm nước ấm khoảng 90 phút trước khi ngủ có thể giúp nhiệt độ cơ thể giảm xuống sau đó, báo hiệu cho cơ thể đã đến lúc nghỉ ngơi.
  • Tránh uống cà phê, trà, nước ngọt có ga, chocolate vào buổi chiều và tối (ít nhất 6 giờ trước khi ngủ).
  • Sử dụng rèm cửa dày, bịt mắt ngủ để chặn mọi nguồn sáng, nếu mọi người dễ tỉnh thì nên dùng thêm cả nút bịt tai, máy tạo tiếng ồn trắng.
  • Duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ trong khoảng 18-22 độ C.
  • Bữa ăn tối nên nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa và cách giờ ngủ ít nhất 2-3 tiếng, hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường vào buổi tối.
  • Thực hành thiền 5-10 phút trước khi ngủ hoặc tập thể dục 30 phút mỗi ngày.

Qua bài viết trên, mọi người đã tìm hiểu về các nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi và hệ lụy nguy hiểm. Để tránh tích lũy hiểm họa từ sớm, chuyên gia tại Vivita khuyến khích khách hàng nên tạo thói quen ngủ nghỉ tốt ngay từ bây giờ. Ngoài ra, nếu mọi người còn câu hỏi hoặc thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ Vivita qua số 1900 2061 nhé!

tel: 1900 2061

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)