#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Cảnh Báo Bệnh Trĩ Ngoại Không Thể Xem Thường

Trĩ ngoại không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhưng nhiều người lại chủ quan, xem nhẹ bệnh tình này, dẫn đến những hậu quả khôn lường. Trong bài viết dưới đây, Vivita sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về triệu chứng, cách điều trị hiệu quả.

Bệnh trĩ ngoại hình thành như thế nào?

Khi áp lực trong ổ bụng tăng cao, các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị căng giãn quá mức, máu ứ đọng và giãn nở thành các búi trĩ. Ban đầu, các búi trĩ khá nhỏ và không gây triệu chứng nguy hiểm, mọi người không thể cảm nhận được. Nhưng nếu không được điều trị, chúng sẽ ngày càng lớn lên và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.

Bệnh trĩ ngoại hình thành như thế nào?
Bệnh trĩ ngoại hình thành như thế nào?

Theo các chuyên gia, trĩ ngoại được hình thành do các nguyên nhân chủ yếu:

  • Tắc mạch máu: Tĩnh mạch hậu môn nghẽn nên mạch máu vỡ ra, đông lại dưới vành hậu môn hình thành búi trĩ.
  • Tĩnh mạch bị gấp khúc: Tĩnh mạch dưới da tại hậu môn phình to nên bị gập lại vì diện tích không đủ, thành các viền da nhỏ hình tròn hoặc dài. Khi bị sưng lên, các viền gấp khúc nặng hơn, sa xuống hậu môn. 
  • Tổ chức hậu môn tăng sinh: Các rãnh nhăn phình to làm mảnh da bên dưới dài ra, lòi xuống tạo thành trĩ.

Làm sao để biết mình bị trĩ ngoại?

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

Ban đầu, triệu chứng của trĩ ngoại không quá rõ ràng, thậm chí nhiều người còn lầm tưởng bị táo bón, nứt kẽ bình thường. Đến cuối giai đoạn 1 bắt đầu giai đoạn 2, người bệnh mới thấy các triệu chứng rõ rệt hơn như:

  • Đau rát hậu môn: Cảm giác đau rát thường xuất hiện sau khi đi đại tiện hoặc khi ngồi nhiều.
  • Ngứa hậu môn: Do chất dịch tiết ra từ các búi trĩ gây kích ứng da xung quanh hậu môn.
  • Chảy máu hậu môn: Máu có màu đỏ tươi và xuất hiện trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện. Trong trường hợp nặng hơn, máu chảy thành tia xuống dưới bồn cầu.
  • Thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Dễ nhận thấy nhất khi đi đại tiện hoặc rặn mạnh, trường hợp nặng hơn có thể sờ được. Từ độ 3 trở đi, búi trĩ sa và không thể tự thụt lên được gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt bình thường.
Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

Cách chẩn đoán bệnh trĩ ngoại

Đối với trĩ ngoại, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên 2 phương pháp như sau:

  • Khám trực tràng: Bác sĩ sẽ quan sát vùng hậu môn để tìm các búi trĩ, vết nứt hoặc các tổn thương khác. Nếu trĩ chưa bị sa, bác sĩ dùng tay để thăm khám bên trong hậu môn, xác định kích thước, vị trí và độ cứng của búi trĩ.
  • Xét nghiệm bổ sung: Bác sĩ dùng ống nội soi có gắn camera nhỏ để quan sát trực tiếp bên trong hậu môn. Nếu hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ phải siêu âm để xem tình trạng mạch máu bên trong.

Cách điều trị trĩ ngoại hiệu quả nhất

Cách trị trĩ ngoại độ 1

Trĩ ngoại độ 1 là tình trạng nhẹ nhất, chưa cần can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ. Người bệnh có thể dùng thuốc bôi, thuốc uống để giảm đau, giảm sưng, chống viêm và thuốc làm mềm phân để giảm táo bón. 

Ngoài ra, cách tốt nhất để ngăn ngừa trĩ phát triển lên cấp độ nặng hơn và mọi người phải điều chỉnh lối sống. Người bệnh nên ăn uống đủ chất xơ, uống nhiều nước, tập thể dục đều đặn và đặc biệt đừng ngồi quá lâu.

Cách trị trĩ ngoại độ 2

Trĩ độ 2 cũng không quá nặng, trĩ vẫn có thể tự thụt vào, chưa lớn nên không cần đến can thiệp phẫu thuật. Tương tự trĩ độ 1, người bệnh được điều trị nội khoa bằng cách dùng viên uống, kem bôi hoặc viên đặt. 

Kèm theo dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dân gian như xông và ngâm. Theo dân gian và Đông y, các loại lá trầu, diếp cá,… có tính kháng viêm tốt, dùng đun nước xông, ngân hoặc đắp lên hậu môn.

Xông trĩ bằng trầu không hoặc diếp cá

Cách trị trĩ ngoại độ 3

Trĩ độ 3 đã bắt đầu trở nặng, cần những biện pháp mạnh hơn để ngăn búi trĩ phát triển. Trong 2 trường hợp này, bác sĩ khuyến khích người bệnh:

  • Phương pháp HCPT: Sử dụng sóng cao tần để cắt bỏ búi trĩ, giảm xâm lấn tối đa.
  • Kỹ thuật PPH: Kỹ thuật kéo búi trĩ để thắt vòng niêm mạc vào trong và cắt bỏ.

Cách trị trĩ ngoại độ 4

Trĩ độ 4 là mức độ nặng nhất, người bệnh được chỉ định điều trị ngoại khoa và không thể dùng thuốc để teo trĩ. Phương pháp được sử dụng là cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ, vì các phương pháp ít xâm lấn hiệu quả không cao. 

Cách phòng ngừa bệnh trĩ ngoại tại nhà

Bệnh trĩ ngoại tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây:

  • Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt để giúp phân mềm, dễ dàng đào thải và giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ.
  • Uống đủ nước: Mỗi ngày mọi người nên uống đủ 2 lít hoặc 8 cốc nước để phân mềm, dễ đi đại tiện và ngăn ngừa táo bón.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, kích thích: Các loại thực phẩm nhiều ớt, tiêu hoặc đồ ăn nhanh gây kích ứng niêm mạc hậu môn, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tập thể dục đều đặn: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm áp lực lên tĩnh mạch.
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu: Nên đứng dậy đi lại sau mỗi 30 phút hoặc 1 tiếng để giảm áp lực lên vùng hậu môn.
  • Giữ cân nặng hợp lý: Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ, vì vậy mọi người nên kiểm soát cân nặng hoặc giảm cân.
  • Tránh rặn khi đi đại tiện và không nên ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ ngoại tại nhà

Câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ ngoại

Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?

Cả hai loại trĩ đều có chung nguyên nhân là tăng áp lực ổ bụng, nhưng trĩ nội nghiêng nhiều về yếu tố di truyền và cấu trúc mạch máu. Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu gây ra trĩ ngoại là do lối sống và yếu tố môi trường. Ngoài ra, điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại trĩ là trĩ nội nằm bên trong ống hậu môn, còn trĩ ngoại nằm bên ngoài da hậu môn.

Bị trĩ ngoại không nên ăn gì?

Người bị trĩ ngoại nên kiêng các thực phẩm: Thực phẩm cay nóng, đồ uống có ga, rượu bia, thực phẩm chứa nhiều chất béo và ngũ cốc qua chế biến nhiều tinh bột.

Trĩ ngoại nên uống thuốc gì?

Người bệnh không tự ý mua thuốc uống mà không có chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu trĩ, mọi người phải đến thăm khám và điều trị đúng theo lộ trình. Tuy nhiên, người bệnh có thể dùng các loại men tiêu hóa để hỗ trợ làm mềm phân, giảm áp lực lên thành mạch.

Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn?

Khi bị trĩ, vùng da xung quanh hậu môn bị kích thích, ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây ngứa. Ngoài ra, nguyên nhân quan trọng là búi trĩ sa ra khỏi hậu môn, cọ xát với quần áo nên ngứa ngáy.

Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn?

Cắt trĩ ngoại nằm viện bao lâu?

Thời gian nằm viện sau khi phẫu thuật cắt trĩ phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đa phần sau khi cắt trĩ, chỉ 1-2 ngày vết thương lành và người bệnh có thể sinh hoạt được. Nhưng nếu cắt trĩ ngoại, mọi người phải nghỉ ngơi từ 1-2 tuần, dùng các phương pháp ít xâm lấn thì cần từ 5-7 ngày.

Qua bài viết trên, khách hàng đã được tìm hiểu chi tiết từ biểu hiện, cách điều trị đến cách phòng ngừa trĩ ngoại. Nếu cần tìm hiểu về các sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ, người bệnh hãy liên hệ với dược sĩ Vivita qua số 1900 2061 nhé!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version