#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Giải Đáp Thắc Mắc Về Bệnh Trĩ Có Di Truyền Không, Có Lây Không

Bệnh trĩ có di truyền không? Bệnh trĩ có lây không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là khi nhận thấy những dấu hiệu nguy cơ của bệnh trĩ. Do đó, bài viết sau đây sẽ giải đáp những câu hỏi cũng như mang đến tất tần tật kiến thức về bệnh trĩ. Hy vọng rằng độc giả của Vivita sẽ có thêm hiểu biết cũng như biết cách phòng tránh căn bệnh khó chịu này.

Bệnh trĩ có di truyền không?

Bệnh trĩ có di truyền không
Bệnh trĩ xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và hoàn toàn không di truyền.

Khoa học đã chứng minh rằng bệnh trĩ hoàn toàn không di truyền qua các thế hệ. PGS. TS. BS Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam cũng cho biết: “Bệnh trĩ xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoàn toàn không di truyền.” 

Tuy nhiên, trường hợp bệnh trĩ là biến chứng của căn bệnh di truyền thì bệnh vẫn có thể xuất hiện ở thế hệ sau.. Cụ thể, bệnh mất van tĩnh mạch với khả năng di truyền sẽ gây ra biến chứng trĩ ở những người mắc phải. Hay nói khác hơn, bệnh trĩ vẫn có nguy cơ di truyền thông qua gen nếu thế hệ trước có tiền sử mắc bệnh mất van tĩnh mạch.

Bệnh trĩ có lây không?

bệnh trĩ có di truyền không
Bệnh trĩ có bản chất là sự sa giãn quá mức của các búi tĩnh mạch ở hậu môn nên không lây truyền.

Do sự bất tiện và khó chịu mà bệnh trĩ gây ra, rất nhiều người cảm thấy lo lắng liệu bệnh có lây không. Tuy nhiên, bản chất của bệnh trĩ là do sự sa giãn quá mức của các búi tĩnh mạch trĩ ở hậu môn. Vì thế, bệnh cũng không có khả năng lây nhiễm giữa người với người.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ được xem là căn bệnh sinh lý phổ biến nhất với mọi lứa tuổi, đặc biệt là người lớn tuổi. Đây là bệnh liên quan đến cả hệ thống mạch máu vùng hậu môn. Việc gia tăng liên tục áp lực và máu ở vùng hậu môn sẽ dẫn đến sự phình giãn của các tĩnh mạch. Điều này khiến cho tĩnh mạch mỏng đi và sa xuống tạo ra các búi trĩ trong lòng ống hậu môn. 

bệnh trĩ có di truyền không
Bệnh được chia làm 3 loại chủ yếu là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp dựa vào vị trí xuất phát của búi trĩ.

Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường được chia thành nhiều loại dựa vào biểu hiện bệnh và vị trí xuất phát của búi trĩ như sau:

  • Trĩ nội (internal hemorrhoids): Các búi trĩ xuất phát từ các đám rối mạch máu tĩnh mạch ở bên trong hậu môn phía trên đường lược. Theo đó, đường lược còn được gọi là đường hậu môn – trực tràng. Lúc này, búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium).
  • Trĩ ngoại (external hemorrhoids): Các búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược và được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium). Búi trĩ ngoại sẽ nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
  • Trĩ hỗn hợp (Mixed hemorrhoids): có sự kết hợp giữa búi trĩ nội lẫn các búi trĩ ngoại.
  • Trĩ vòng: có nhiều hơn ba búi trĩ và chiếm gần hết toàn bộ vòng hậu môn.
  • Trĩ thuyên tắc: Đây là tình trạng các mạch máu bị tắc nghẽn hoặc vỡ mạch ở nơi có búi trĩ. Từ đó tạo nên các cục máu đông, gây ra đau đớn cho người bệnh.

Phân độ bệnh trĩ

bệnh trĩ có di truyền không
Người ta phân bệnh trĩ ra thành 4 cấp độ.

Bệnh trĩ được chia ra làm 4 cấp độ dựa vào sự tiến triển của búi trĩ như sau:

  • Trĩ cấp độ 1: Búi trĩ chỉ phình lên và nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ cấp độ 2: Búi trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, chỉ sa ra ngoài khi rặn đi cầu và tự thụt vào trong sau khi đi cầu.
  • Trĩ cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên hơn mỗi lần đi cầu, đi lại nhiều, ngồi xổm hoặc làm việc nặng. Những lúc ấy, người bệnh phải nằm nghỉ một lúc hoặc lấy tay đẩy vào thì trĩ mới thụt lại.
  • Trĩ cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn thường xuyên, lấy tay đẩy vào trĩ vẫn tụt ra.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ

Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy có thể chúng ta đã mắc bệnh trĩ, và đối với từng cơ địa bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khác nhau. Vì thế, hãy thường xuyên quan tâm đến cơ thể nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện nào sau đây nhé.

Dấu hiệu của bệnh trĩ

bệnh trĩ có di truyền không
Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy rất có thể bạn đã mắc bệnh.

Sau đây là những dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc phải bệnh trĩ:

  • Đi cầu bị chảy máu nhưng không đau đớn là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Thời điểm ban đầu, chúng ta có thể thấy một ít máu trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu. Về sau khi bệnh trở nặng hơn thì máu có thể chảy thành giọt, thành tia hoặc thậm chí là ngồi xổm cũng chảy máu.
  • Ngứa ngáy hậu môn do dịch nhầy của quá trình bài tiết của niêm mạc còn đọng ở ống hậu môn.
  • Vùng hậu môn có thể bị sưng đỏ hoặc thậm chí sưng tấy.
  • Thường xuyên táo bón, cảm thấy đau và rát hậu môn hoặc khó chịu ở hậu môn do nứt, tắc, nghẹt ở hậu môn.
  • Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược do mất máu.
  • Khi sờ lên miệng hậu môn có thể cảm nhận thấy một khối nhô lên bất thường.

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

bệnh trĩ có di truyền không
Trĩ ngoại thường có các triệu chứng như ra máu, đau rát và phình búi trĩ ở hậu môn.
  • Triệu chứng thường gặp nhất là đi ngoài ra máu, máu có màu đỏ tươi.
  • Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn, khi đi ngoài có cảm nhận búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.
  • Đau rát hậu môn trong và sau khi đi vệ sinh hoặc có thể đau âm ỉ cả ngày, đặc biệt là khi ngồi.
  • Ở hậu môn xuất hiện búi trĩ phình to, có lớp da che phủ, màu đỏ sẫm như cục máu đông, nhìn thấy rõ các tĩnh mạch ngoằn nghèo, chồng chéo lên nhau, nhiều trường hợp còn có mủ.
  • Hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy, nóng rát.
  • Búi trĩ phình to nhưng mỏng manh nên rất dễ vỡ, chảy máu khi vận động và bị va đập mạnh.

Triệu chứng của bệnh trĩ nội

bệnh trĩ có di truyền không
Trĩ nội thường không gây đau đớn trừ khi búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài ống hậu môn.
  • Trĩ nội thường không gây đau ngay cả khi bị chảy máu và có nhiều cấp độ khác nhau.
  • Chỉ nhận thấy được búi trĩ bằng mắt thường khi búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài.
  • Có hiện tượng táo bón thường xuyên.
  • Thường có máu trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu khi đi nặng.
  • Không nhìn thấy hay cảm nhận được búi trĩ, búi trĩ nội cũng hiếm khi gây khó chịu.
  • Nếu bị sa ra ngoài hậu môn thì trĩ nội sẽ gây ngứa, đau và rát cho người bệnh.
  • Cảm thấy đau rát ngay cả khi không đi cầu, không thể ngồi ngay ngắn trên ghế vì có thể đè lên búi trĩ.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

bệnh trĩ có di truyền không
Có nhiều nguyên nhân chủ quan gây ra bệnh, trong đó chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân thường gặp nhất.
  • Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài quá lâu khiến cho thành ruột bị co thắt nhiều hơn, tổn thương tĩnh mạch. Điều này làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, lâu ngày gây giãn nở và hình thành búi trĩ.
  • Đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động do tính chất công việc dồn áp lực lên các dây thần kinh ở hậu môn, khiến cho tĩnh mạch khó lưu thông máu hơn. Những đối tượng này thường là nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may,…
  • Không chỉ vậy, việc vận động quá mạnh như vận động viên, khuân vác nặng cũng gây dồn nén lên ổ bụng và dễ hình thành búi trĩ. 
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không đủ chất xơ khiến cho phân bị khô và việc đại tiện trở nên khó khăn hơn. Thiếu chất xơ cũng khiến hoạt động nhu động ruột kém, làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn. 
  • Việc ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng có thể gây ra bệnh trĩ.
  • Những người thường xuyên bị căng thẳng và mệt mỏi cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh trĩ. Áp lực về tâm lý ảnh hưởng lên dây thần kinh, tạo gánh nặng cho cả cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Lúc này, máu lưu thông đến tĩnh mạch hậu môn cũng ít hơn, gây tắc nghẽn, sung huyết,… 
  • Uống không đủ nước làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đào thải chất động, nhu động ruột, dễ bị táo bón,… 
  • Những người bị thừa cân, béo phì hoặc phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ bị bệnh trĩ.
  • Tuổi tác ngày càng cao thì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng càng bị căng giãn, nhão và lỏng lẻo quá mức.
  • Quan hệ tình dục bằng hậu môn quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra trĩ.
  • Bệnh nhân mắc phải các bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, khối u ở trực tràng, u cổ tử cung tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.
bệnh trĩ có di truyền không
Ngoài ra, những đối tượng như dân văn phòng, tài xế, lao động bốc vác,… có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.

Bệnh trĩ có tự khỏi không?

Đối với giai đoạn khởi phát hoặc cấp độ 1, cấp độ 2, bệnh trĩ có thể tự khỏi và tự điều trị tại nhà. Lúc này, người bệnh có thể áp dụng phương pháp dân gian hoặc thay đổi cách sống, cách sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, từ cấp độ 3 trở đi thì người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời bằng y khoa. 

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trĩ có thể gây ra nhiều đau đớn, khó chịu và để lại biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, cách tốt nhất khi nghi ngờ có búi trĩ là đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn hoặc điều trị. Người bệnh có thể được áp dụng những phương pháp điều trị an toàn bằng Tây y như sau.

bệnh trĩ có di truyền không
Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu có thể tự khỏi bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt tại nhà.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ an toàn bằng Tây y 

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây y

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc (chủ yếu là thuốc bôi) là phương pháp thích hợp với bệnh nhân bị trĩ nhẹ (cấp độ 1 và cấp độ 2) hoặc giai đoạn khởi phát. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn thuốc thích hợp. Đây được xem là một phương pháp đơn giản, tiện lợi và không gây đau đớn. Một số loại thuốc điều trị trĩ thường được kê đơn có thể kể đến:

bệnh trĩ có di truyền không
Có nhiều loại thuốc giúp điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu như thuốc bôi, thuốc uống, viên đặt hậu môn,…
  • Thuốc kháng sinh, giảm viêm: Aspirin, Acetaminophen, Penicillin,…
  • Thuốc giảm đau: Medicone, Trimebutine, Dibucaine,
  • Thuốc co mạch: Epinephrine, Norepinephrine, Phenylephrine,…
  • Thuốc bôi hậu môn: Titanoreine, Proctolog, Hemorrhostop,…
  • Thuốc đặt hậu môn: Calmol, Witch Hazel, Avenoc,…
  • Một số loại thuốc khác.

Những thuốc trên hầu hết đều chỉ giúp giảm đau, kháng viêm, tác động tùy vào từng cơ địa. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý uống/ bôi mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Khi bệnh đang ở giai đoạn khởi phát hoặc cấp độ nhẹ, chúng ta vẫn phải thăm khám để được kê đơn đúng liều và hiệu quả. Đồng thời, việc kết hợp với những thói quen và lối sống khoa học cũng giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh.

Điều trị bệnh trĩ bằng can thiệp ngoại khoa

bệnh trĩ có di truyền không
Ở những cấp độ nặng hơn, bệnh nhân cần đến sự can thiệp của biện pháp ngoại khoa và bác sĩ.

Đối với bệnh trĩ ở các giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân cần được áp dụng những biện pháp ngoại khoa. Bởi lẽ, việc uống thuốc hoặc bôi thuốc không còn đem lại hiệu quả tối ưu ở thời điểm ấy. Thay vào đó, những biện pháp phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả. Một số biện pháp thường được áp dụng có thể kể đến:

  • Thắt búi trĩ bằng dây thun hay còn gọi là thắt trĩ Barron: Các bác sĩ sẽ sử dụng một sợi dây thun thắt đáy búi trĩ để búi trĩ tự teo lại và rụng đi. Đây là thủ thuật được sử dụng phổ biến cho bệnh trĩ nội cấp độ 4 nhưng lại ít thành công với các búi trĩ lớn. 
  • Chích xơ mạch máu hay còn gọi là tiêm xơ búi trĩ: Đây là kỹ thuật tiêm thuốc gây xơ cứng vào tĩnh mạch khiến búi trĩ nội tự teo lại và rụng dần đi. 
  • Phương pháp công nghệ Laser: Đây là phương pháp cắt trĩ sử dụng tia Laser khiến búi trĩ teo lại và rụng đi mà không có sự can thiệp của dao phẫu thuật.
  • Phương pháp Longo: Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ khâu nối đặc biệt để cắt – khâu một khoanh niêm mạc kèm mạch máu phía trên búi trĩ. Phương pháp này giúp máu không thông được lên búi trĩ khiến búi trĩ teo lại và rụng đi.
  • Phương pháp khâu triệt mạch THD: là phương pháp phẫu thuật khâu thắt động mạch trĩ và khâu treo búi trĩ dưới hướng dẫn của đầu dò siêu âm Doppler. THD được sử dụng cho bệnh trĩ nội cấp độ 3, cấp độ 4 và trĩ vòng.
  • Phương pháp Milligan Morgan: là thủ thuật mổ mở dưới lớp niêm mạc, cắt riêng từng búi trĩ.
  • Phương pháp Ferguson: là kỹ thuật cải tiến từ phương pháp Milligan Morgan. Theo đó, sau khi thắt gốc, cắt búi trĩ, những mảnh da và niêm mạc sẽ không để mở mà được khâu kín lại.
bệnh trĩ có di truyền không
Phương pháp thắt trĩ bằng dây thun, laser, chích xơ mạch máu, Longo,… là những phương pháp thường được sử dụng.

Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cũng cần cân nhắc với những rủi ro không mong muốn như nhiễm trùng, xuất huyết, sưng đau sau phẫu thuật,… Những phương pháp trên cũng được chỉ định cho các đối tượng suy giảm hệ miễn dịch hoặc bị viêm đại tràng,…

Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Tuy nhiên, cách điều trị bệnh tốt nhất là phòng tránh trĩ hoặc kiểm soát sớm ngay từ giai đoạn khởi phát. Ngay khi cơ thể có những dấu hiệu có thể hình thành búi trĩ, chúng ta cần có sự can thiệp thích hợp để tránh bệnh tiến triển nặng. Nhờ vào đó, chúng ta có thể tránh được những triệu chứng đau đớn, khó chịu và bất tiện mà bệnh trĩ mang lại.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để phòng bệnh trĩ

chế độ ăn uống sinh hoạt cho người bệnh trĩ
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp sẽ giúp người bệnh trĩ có một giấc ngủ ngon

Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là cách đơn giản nhất để phòng bệnh trĩ. Bởi lẽ, nếu thực đơn hằng ngày chứa hàm lượng đạm quá cao, ít chất xơ, nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng sẽ tăng tình trạng táo bón, tăng áp lực cho hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ bị hình thành búi trĩ. 

Do đó, chúng ta luôn phải bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu hóa, cung cấp nhiều vitamin, dưỡng chất và chất điện giải. Một số loại thực phẩm cần có trong thực đơn có thể kể đến như: các loại rau xanh đậm, chuối, khoai lang, rau dền, rau mồng tơi, dầu oliu, đậu bắp, cá hồi, bơ, mướp đắng, rau củ quả, các loại ngũ cốc như yến mạch, ngô, gạo lức, mè đen,… 

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước mỗi ngày giúp làm mềm phân, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn
Uống đủ nước mỗi ngày giúp làm mềm phân, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

Uống nhiều nước giúp tăng cường hoạt động nhu động ruột, làm mềm phần, giúp thải độc và mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Ai cũng cần cung cấp ít nhất 2 lít nước/ngày và nên chia đều thời gian biểu uống nước trong ngày. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bổ sung thêm các loại nước có tính mát như: sữa tươi, nước ép các loại rau, nước ép trái cây tươi, nước trà thảo dược,… 

Tránh lạm dụng đồ uống có cồn hay chất kích thích

Ăn gì để tinh trùng chết
Rượu bia, các loại đồ uống có cồn và chất kích thích nằm trong top nhóm thực phẩm cần tránh.

Các loại uống có cồn hoặc có tính háo nước sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, trong đó có bệnh trĩ. Do đó, chúng ta cần tránh xa những thức uống dễ gây táo bón này như trà đặc, cà phê, nước có gas, bia rượu, những đồ uống chứa cồn khác hay chất kích thích.

Hình thành những thói quen khoa học để phòng bệnh trĩ

bệnh trĩ có di truyền không
Việc hình thành những thói quen đi vệ sinh tốt sẽ giúp ích cho quá trình phòng tránh và điều trị bệnh.

Không chỉ vậy, việc hình thành những thói quen sống khoa học sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh trĩ. Sau đây là những thói quen tốt được các chuyên gia đưa ra lời khuyên: 

  • Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ để hệ thống đào thải làm việc tốt hơn ngay cả khi không có nhu cầu. Trong giai đoạn đầu, chúng ta có thể tập đi vệ sinh cố định vào sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng giấy vệ sinh loại mềm, sạch sẽ, không màu, không mùi để vệ sinh và lau chùi.
  • Hạn chế đi vệ sinh quá 5 – 10 phút và không ngồi bồn cầu quá lâu.
  • Hạn chế mang thiết bị thông minh như điện thoại, ipad, laptop vào phòng vệ sinh. 
  • Thường xuyên vệ sinh hậu môn bằng nước muối sinh lý, luôn giữ hậu môn khô ráo, sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Duy trì thói quen tập thể dục, có thể tập yoga, thiền định hoặc những bài tập vừa sức với cơ thể.
  • Nên đứng dậy, thư giãn cơ thể sau mỗi 45 phút ngồi một chỗ, hạn chế tình trạng đứng hoặc ngồi quá lâu mà không cho cơ thể nghỉ.
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái lạc quan, tránh làm việc và học tập trong môi trường áp lực, căng thẳng kéo dài.

Xem thêm Viên sủi Satuchin ngăn ngừa bệnh Trĩ hiệu quả

Biến chứng của bệnh trĩ

bệnh trĩ có di truyền không
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, bệnh trĩ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Đau đớn gây ảnh hưởng sinh hoạt, không ngồi hoặc đứng được lâu.
  • Chảy máu nhiều lần và kéo dài gây thiếu máu, huyết khối búi trĩ hoặc cả tĩnh mạch trĩ.
  • Sa trực tràng, trĩ nghẹt, vỡ búi trĩ ngoại.
  • Rối loạn chức năng cơ thắt, gây các bệnh thứ phát kèm theo như: nứt kẽ hậu môn, viêm ngứa hậu môn – trực tràng, viêm hốc,…
  • Có thể dẫn đến bệnh ung thư trực tràng.

Mặc dù bệnh trĩ không lây nhiễm và không di truyền nhưng sẽ để lại nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, chúng ta cần gặp bác sĩ và có phương pháp trị liệu đúng đắn. Bên cạnh đó, những thói quen sống và cách sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần quan trọng trong việc phòng tránh và điều trị bệnh. 

Hy vọng những chia sẻ của VIVITA.VN trên đây sẽ giúp các bạn có thêm thông tin bổ ích về bệnh trĩ và giải đáp được thắc mắc bệnh trĩ có di truyền hay không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết để được các Chuyên viên giải đáp.

Xem thêm: Bệnh trĩ có bị lây không

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)