#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Cẩm Nang Cho Người Bị Trĩ: Đi Vệ Sinh Thế Nào Cho Đúng Cách

Cách đi vệ sinh khi bị trĩ đúng đắn sẽ góp phần hỗ trợ liệu trình điều trị của người bệnh. Đồng thời, những thói quen vệ sinh tốt như sau còn giảm bớt đau đớn và bất tiện trong cuộc sống hằng ngày của người bị trĩ. Không chỉ vậy, bệnh nhân trĩ còn cần lưu ý nhiều điều quan trọng khác để giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Tất cả sẽ có ở bài viết dưới đây của Vivita, đừng bỏ lỡ nhé!

Cách đi vệ sinh khi bị trĩ

Trĩ là căn bệnh phổ thông và không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, trĩ sẽ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Người bệnh thường cảm thấy tự ti, đau đớn khi hoạt động, đặc biệt là nỗi đau khó tả khi đi vệ sinh. Do đó, người bị trĩ có thể tuân theo những chỉ dẫn sau để việc đại tiện trở nên thuận lợi hơn, cũng như hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị. 

Sử dụng tư thế đi vệ sinh đúng cách khi bị trĩ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư thế ngồi vệ sinh khi bị trĩ ảnh hưởng rất lớn đến liệu trình điều trị và mức độ bệnh. Theo đó, tư thế ngồi xổm tạo thành góc 35 độ giữa thân trên và chân mới là tư thế đúng đắn khi đi vệ sinh. Bởi lẽ ở tư thế này ruột kết sẽ được giữ thẳng giúp cho phân dễ dàng được tống ra ngoài. Cụ thể:

Cách đi vệ sinh khi bị trĩ
Tư thế ngồi xổm tạo thành góc 35 độ giữa thân trên và chân mới là tư thế đúng đắn khi đi vệ sinh.
  • Trọng lượng toàn thân lúc này sẽ bị ép xuống đùi và nén đại tràng một cách tự nhiên tự nhiên. Từ đó, tư thế này giúp tạo tạo áp lực nhẹ nhàng từ cơ hoành để đại tràng mở khóa “xoắn” ở lối vào trực tràng. Việc xoắn này cũng giúp chúng ta ngăn chặn tình trạng tiểu không tự chủ.
  • Ngoài ra, ngồi xổm làm đóng van đầu vào ở ruột già và giữ ruột non sạch sẽ khi van đầu ra mở ra để đại tiện. Điều này cũng khiến cho chất thải đi ra ngoài một cách dễ dàng và thoải mái nhất.
  • Ngồi xổm góc 35 độ còn giúp giảm nhiễm trùng đường tiết niệu và ngăn ngừa khả năng mắc bệnh bệnh ung thư ruột, ung thư sàn chậu.
  • Để ngồi bồn cầu đúng cách với tư thế này, chúng ta nên kê thêm một chiếc ghế nhỏ với độ cao vừa phải để đặt chân lên. Biện pháp này giúp đảm bảo tư thế đi vệ sinh đúng đắn và giảm thiểu các tác động tiêu cực lên búi trĩ.

Trong đó, ngồi ôm bụng hoặc ngồi bệt có thân ngồi vuông góc với bồn cầu sẽ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực. Bởi lẽ đường ruột sẽ bị chèn ép và vô tình bị thắt lại tạo thành đường cong, khiến phân khó đào thải ra ngoài hơn. Tiến sĩ Mercola và Tiến sĩ OZ. cũng cho biết tư thế sai cách sẽ tạo áp lực rất lớn cho ruột, cơ vòng hậu môn và xương chậu.

Rửa vệ sinh đúng cách 

Cách đi vệ sinh khi bị trĩ
Không nên sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa mà nên sử dụng nước ấm sạch sau khi vệ sinh.

Thao tác rửa và vệ sinh cũng là những điều mà bệnh nhân bị trĩ phải chú ý. Người bị trĩ nên sử dụng các loại giấy vệ sinh mềm, không chứa hóa chất tẩy trắng để tránh nhiễm trùng và làm xây xước hậu môn. Ngoài ra, chúng ta không nên sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa mà nên sử dụng nước ấm sạch sau khi vệ sinh.

Duy trì thói quen vệ sinh hàng ngày

Nhiều bệnh nhân bị trĩ cho rằng nhịn đi vệ sinh sẽ làm giảm tác động lên búi trĩ và giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, quan điểm này sẽ gây ra các tác hại lớn hơn đến tình trạng bệnh và chức năng tiêu hóa. Thay vào đó, người bị trĩ cần duy trì thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm trong ngày, nhất là buổi sáng.

Cách đi vệ sinh khi bị trĩ
Thói quen đi vệ sinh buổi sáng mỗi ngày sẽ hỗ trợ tốt hơn cho người bi trĩ và giảm đầy hơi chướng bụng và cảm giác khó chịu một cách triệt để.

Theo các chuyên gia, buổi sáng là thời điểm mà đại tràng thường dễ bị kích thích nhất. Ngay sau khi thức dậy, đại tràng đã bắt đầu co bóp và truyền tín hiệu đến não bộ. Do đó, thói quen đi vệ sinh buổi sáng mỗi ngày sẽ hỗ trợ tốt hơn cho người bi trĩ và giảm đầy hơi chướng bụng và cảm giác khó chịu một cách triệt để.

Không nên rặn quá nhiều

Đồng thời, người bị trĩ không nên căng thẳng hay cố rặn quá mức kể cả khi không đi vệ sinh được. Bởi lẽ áp lực lên ruột và cơ vòng hậu môn sẽ khiến các búi trĩ trầm trọng hơn. Khi mắc bệnh trĩ, bệnh nhân có thể ngâm mình trong bồn nước ấm 2-3 lần một ngày để thư giãn cơ thể và làm dịu các triệu chứng sưng, đau, khó chịu.

Không nên đi vệ sinh quá lâu

Khoảng thời gian tốt nhất mà mỗi người cần dùng để đi đại tiện là khoảng 3 -5 phút. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn có thói quen dành quá nhiều thời gian để xem phim, nghe nhạc, chơi game, lướt điện thoại khi đi vệ sinh. Điều này để lại hậu quả nghiêm trọng cho cả người bình thường và người bị trĩ. 

Cách đi vệ sinh khi bị trĩ
Người bệnh không nên mang theo sách, báo, điện thoại hay ngồi quá lâu trên bồn cầu..

Quá trình “bài tiết phân” cần liên tục dùng áp lực để phân được “đẩy” ra ngoài, áp lực đồng thời lên cả đường ruột. Vì vậy, thời gian dài đi đại tiện càng khiến trĩ trầm trọng, thậm chí giãn niêm mạc trực tràng, sa tử cung… Do đó, người bệnh không nên mang theo sách, báo, điện thoại hay ngồi quá lâu trên bồn cầu.

Massage vùng đáy chậu để giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn

Massage vùng đáy chậu, tức là vùng nằm giữa hậu môn và cơ quan sinh dục, là một biện pháp tuyệt vời cho người bị trĩ. Kỹ thuật massage này tạo áp lực lên vùng đáy chậu sẽ thư giãn những bộ phận tại đây. Cách “tự xoa bấm huyệt” như trên cũng có tác dụng mềm phân, nới lỏng cơ và kích thích các dây thần kinh chịu trách nhiệm về hoạt động của ruột.

Cách đi vệ sinh khi bị trĩ
Cách “tự xoa bấm huyệt” như trên cũng có tác dụng mềm phân, nới lỏng cơ và kích thích các dây thần kinh.

Vậy bệnh trĩ là gì?

Thói quen vệ sinh đúng đắn sẽ giúp người bị trĩ giảm bớt nhiều phiền toái trong cuộc sống. Đồng thời, việc hiểu rõ về bệnh, nguyên nhân, các lưu ý liên quan cũng hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị trĩ. Bởi lẽ, bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch mà là của 1 hệ thống mạch máu đến cơ trơn và các mô liên kết ở ống hậu môn. 

Trên thực tế, tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên lên hệ thống này sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Bệnh trĩ sẽ trầm trọng và xảy ra thường xuyên hơn ở người lớn tuổi, khi mà các cấu trúc mô liên kết càng suy yếu khiến các búi trĩ càng dễ sa dần ra ngoài hậu môn.

Cách đi vệ sinh khi bị trĩ
Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch mà là của 1 hệ thống mạch máu đến cơ trơn và các mô liên kết ở ống hậu môn.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Ở những bệnh nhân bị trĩ sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu, triệu chứng bao gồm các cơn đau đớn và khó chịu theo từng cấp độ. Các triệu chứng thường gặp nhất có thể kể đến:

Cách đi vệ sinh khi bị trĩ
Nhiều dấu hiệu, triệu chứng bao gồm các cơn đau đớn và khó chịu theo từng cấp độ.
  • Chảy máu nhưng không đau khi đi đại tiện trong thời gian đầu, nhưng càng về sau khi rặn nhiều thì máu càng chảy nhiều hơn kèm cơn đau rát.
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
  • Đau hoặc khó chịu do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
  • Sưng vùng quanh hậu môn, khi sờ có thể cảm nhận một khối nhô lên gần hậu môn (có thể là huyết khối tại búi trĩ).
  • Người bị trĩ ngoại: vùng da trên búi trĩ có thể bị kích thích và bị loét làm xuất hiện cục máu đông. Ngoài những cơn đau đột ngột, cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.
  • Người bị trĩ nội: Trong hầu hết giai đoạn bệnh, búi trĩ thường không gây đau kể cả khi chảy máu. Tuy nhiên, trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài và gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát cho người bệnh.

Phân loại bệnh trĩ

bệnh trĩ có di truyền không
Bệnh được chia làm 2 loại chính cùng một loại hỗn hợp theo từng cấp độ.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ xuất phát từ phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng). Lúc này búi trĩ ngoại được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy (tên khác là squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
  • Trĩ nội: Búi trĩ xuất phát phía trên đường lược và được bao phủ bởi niêm mạc cùng lớp biểu mô chuyển tiếp (tên khác là transitional epithelium).

Với hai loại bệnh trĩ như trên, người ta cũng đưa ra ba cấp độ của bệnh dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn như sau:

  • Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: trĩ nằm gọn trong ống hậu môn và khi rặn đi cầu thì búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Sau khi đại tiện xong thì búi trĩ lại tự thụt vào trong.
  • Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, hay làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Chỉ sau khi nằm nghỉ một lúc hoặc dùng tay đẩy nhẹ thì búi trĩ mới tụt vào.
  • Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Cách đi vệ sinh khi bị trĩ
Có nhiều nguyên nhân gây ra trĩ và bệnh này có thể xảy đến với bất kỳ ai.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ và căn bệnh này cũng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Những trường hợp sau đây là các nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh:

  • Những người thường xuyên táo bón, hoặc tiêu chảy, rặn quá mạnh làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.
  • Những người dành quá nhiều thời gian ngồi trên bồn cầu.
  • Những người có chế độ ăn ít chất xơ, ăn nhiều thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ,…
  • Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,…, đứng lâu, ngồi nhiều như thợ may, tài xế, làm gia tăng áp lực ổ bụng và cản trở sự hồi lưu máu dẫn đến giãn tĩnh mạch hậu môn.
  • Những người giao hợp qua đường hậu môn quá độ.
  • Những người bị u vùng tiểu khung như u đại trực tràng, u ở tử cung làm cản trở hồi lưu máu về tim.
  • Khả năng mắc bệnh trĩ cũng gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn sẽ trở nên lão hóa dần.

ĐỌC THÊM >>> GỢI Ý BÁC SĨ TRỊ BỆNH TRĨ HAY Ở HCM

Chế độ dinh dưỡng cho người bị trĩ

Bên cạnh các thói quen và trường hợp đặc biệt, chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến người có nguy cơ bị trĩ và bị trĩ. Không chỉ vậy, chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh cũng giúp cho người bệnh đi vệ sinh dễ dàng cũng như điều trị trĩ tốt hơn.

Rau xanh và các loại thực phẩm giàu chất xơ

Cách đi vệ sinh khi bị trĩ
Chất xơ đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa hệ thống tiêu hóa và nhuận tràng.

Các loại rau xanh, trái cây, quả mọng,… chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể. Chất xơ đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa hệ thống tiêu hóa và nhuận tràng. Các loại vitamin trong hoa quả còn giúp cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại tác động của oxy hóa và bệnh tật. 

Do đó, người bệnh trĩ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm như: mồng tơi, rau đay, thanh long, đậu bắp,… Hoặc thực phẩm chứa nhiều chất xơ không hòa tan như: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,… Đồng thời, các loại hoa quả như: cam, bưởi, chanh, quýt, nho, kiwi, việt quất,… cũng là sự lựa chọn tuyệt vời.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang

Cách đi vệ sinh khi bị trĩ
Đây là những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, chống táo bón và dễ hấp thụ đối với cơ thể.

Ngũ cốc nguyên hạt và khoai lang đều chứa chất xơ và những dưỡng chất có lợi cho cơ thể như omega, vitamin,… Đây là những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, chống táo bón và dễ hấp thụ đối với cơ thể. Ngũ cốc, khoai lang cũng là những thành tố chủ chốt trong các thực đơn lành mạnh và ăn kiêng.

ĐỌC THÊM >>> CÁCH NGÂM HẬU MÔN BẰNG NƯỚC MUỐI CHO NGƯỜI BỆNH TRĨ

Cá thay cho thịt

Người bị bệnh trĩ nên tránh bổ sung các loại thịt đỏ có hàm lượng đạm quá cao như: thịt lợn, thịt bò,… Bởi lẽ thịt đỏ sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa và khiến tình trạng trĩ thêm trầm trọng hơn. Thay vào đó, các loại cá giàu chất béo có lợi omega 3-6-9 như cá hồi, cá ngừ,… sẽ mang lại tác dụng tuyệt vời hơn cho sức khỏe.

Các loại cá giàu chất béo có lợi omega 3-6-9 như cá hồi, cá ngừ,… sẽ mang lại tác dụng tuyệt vời hơn cho sức khỏe.

Uống nhiều nước

Cơ thể con người 2-2,5 lít nước mỗi ngày để các cơ quan hoạt động tốt hơn, đặc biệt là quá trình đào thải độc tố. Với người bị trĩ, tình trạng mất nước của cơ thể sẽ khiến búi trĩ co thắt và quá trình đi ngoài trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung chất điện giải và sử dụng các loại nước ép để bổ sung vitamin.

Không ăn thực phẩm quá mặn, cay nóng

Đồ ăn cay nóng hoặc thức ăn quá mặn là nhóm thực phẩm hàng đầu mà người bị trĩ nên hạn chế. Đây là những loại thực phẩm có tính nóng, khiến hệ tiêu hóa và gan hoạt động nặng nề hơn cũng như gây ra táo bón. Thực phẩm quá mặn và đậm vị cũng khiến cho cơ thể dễ mất nước, khó tiêu. Thậm chí người bị trĩ có thể cảm thấy đau, rát, chảy máu nhiều hơn khi đi ngoài.

> > Xem thêm: Tư Thế Ngủ Cho Người Mắc Bệnh Trĩ Có Một Giấc Ngủ Ngon

Phòng ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ không phải là căn bệnh nan y và hoàn toàn có cách điều trị. Tuy nhiên, để tránh gặp phải những triệu chứng khó chịu như trên, cách điều trị tốt nhất là phòng ngừa bệnh. Trên thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể đẩy lùi bệnh trĩ bằng những thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:

Biện pháp phòng ngừa trĩ
Biện pháp phòng ngừa trĩ
  • Chế độ dinh dưỡng cần nhiều chất xơ, vitamin như trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám, lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,… 
  • Ăn uống đủ chất và đúng cách, không nên bỏ bữa hay ăn quá giờ, không ăn quá nhiều loại thực phẩm độc hại.
  • Uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày cũng như đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất điện giải cho cơ thể.
  • Tập thói quen đi vệ sinh đúng cách, không rặn mạnh khi đi cầu hay nhịn đại tiện, tránh dành quá nhiều thời gian để đi ngoài.
  • Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, nên vận động nhẹ sau mỗi 45p ngồi hoặc đứng một chỗ.
  • Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên và vừa sức để giảm áp lực lên tĩnh mạch cũng như ngăn ngừa nhiều nguy cơ bệnh tật khác.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện tình trạng bệnh nếu có. Người bệnh cũng cần đi khám và kiểm tra thường xuyên, cũng như theo dõi tình trạng bệnh cẩn thận.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh trạng thái căng thẳng hay áp lực tinh thần kéo dài.

Như vậy, trĩ là một căn bệnh hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa bằng cách chăm sóc sức khỏe khoa học. Thêm vào đó, đi vệ sinh đúng cách cũng ảnh hưởng không nhỏ đến liệu trình và tình trạng của trĩ. Chúng ta cũng cần tuân theo các chỉ dẫn và lưu ý của bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất. 

Hy vọng những chia sẻ của Vivita.vn trên đây sẽ giúp các bạn có thêm thông tin bổ ích về cách đi vệ sinh khi bị trĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết để được các Chuyên viên giải đáp.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)