#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Tầm Quan Trọng Của Uống Axit Folic Đúng Cách Mà Ai Cũng Nên Biết

Phòng Và Trị Bệnh

Axit folic là vitamin thiết yếu cho cơ thể. Nhưng quan trọng thế nào và uống axit folic sao cho đúng cách thì không phải ai cũng biết. Đọc ngay bài chia sẻ dưới đây để cùng Vivita tìm ra câu trả lời nhé!

QC

Axit folic là gì?

Axit folic (hay vitamin B9) là một vitamin nhóm B rất quan trọng với cơ thể. Axit folic ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của tế bào. Nhất là đối với cơ thể của phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Mặt khác, axit folic không có khả năng tự tổng hợp mà phải nạp trực tiếp từ thức ăn, thực phẩm bổ sung. Nên dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng lượng khoáng chất cơ thể cần mỗi ngày nhưng tầm quan trọng của axit folic là không thể xem thường.

Uống axit folic đúng cách như thế nào?

Như đã đề cập, có nhiều cách để bổ sung axit folic cho cơ thể. Bên cạnh ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin này thông qua viên uống cũng được nhiều người lựa chọn. Vậy uống axit folic cần lưu ý điều gì?

1. Cơ thể bạn cần bao nhiêu axit folic?

Tùy độ tuổi và thời điểm mà mỗi người cần lượng axit folic khác nhau. Người trưởng thành bình thường chỉ cần bổ sung vitamin B9 thông qua thức ăn là đủ. Trong khi phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người lớn tuổi đôi khi phải tiếp nhận bằng đường tiêm mới đủ lượng axit folic cơ thể cần.

Do vậy, bạn cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ để biết được liều lượng phù hợp nhất.

Mặc dù vô cùng cần thiết cho cơ thể nhưng không phải bạn cứ bổ sung axit folic càng nhiều là càng tốt. Tùy vào thể trạng từng người mà axit folic có thể gây ra những tác dụng phụ nếu sử dụng quá liều. Ví dụ như buồn nôn, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ. Tình trạng nặng có thể dẫn đến phát ban, khó thở….

Để biết liều lượng sử dụng và cách dùng phù hợp với cơ thể, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn. Thông thường, một người trưởng thành cần khoảng 0,18 – 0,2mg axit folic mỗi ngày. Còn phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thì cần nhiều hơn.

  • Đối tượng phụ nữ mang thai:

Bổ sung đầy đủ axit folic trước và trong thai kỳ là cơ sở để cơ thể người mẹ khỏe mạnh và đảo bảo thai nhi phát triển bình thường, ít dị tật.

Bổ sung axit folic đúng cách cho bà bầu
Bổ sung axit folic đầy đủ vô cùng quan trọng trong hành mang thai

Dưới đây là một vài số liệu tham khảo về liệu lượng axit folic cho bà bầu. Tuy nhiên, các mẹ bỉm cần bổ sung theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp nhất với cơ thể.

– Trước khi mang thai: cần nạp đủ 0,4 mg/ ngày.

– 3 tháng đầu thai kỳ: khoảng 0,4mg/ ngày

– Các tháng tiếp theo: cần bổ sung nhiều hơn, khoảng 0,6mg/ ngày để đủ cho cả mẹ và bé.

– Sinh con và cho con bú: nên có khoảng 0,5mg trong khẩu phần hàng ngày

  • Đối với trẻ em:

Các thông tin Vivita cung cấp dưới đây mang tính tham khảo để các bố mẹ có thể hình dung được tầm quan trọng của axit folic trong khẩu phần hàng ngày của con. Tùy vào thể trạng của mỗi bé mà liều lượng này sẽ được thay đổi sao cho phù hợp. Do vậy, các phụ huynh cần có hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bổ sung cho các thiên thần nhỏ nhà mình nhé!

Bổ sung axit folic cho trẻ sơ sinh
Axit folic cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh

– Đối với trẻ thiếu axit folic:

+ Trẻ sơ sinh: cần 0,1 mg/ lần/ ngày.

+ Trẻ em dưới 4 tuổi: cần 0,3 mg/ lần/ ngày.

+ Trẻ em từ 4 tuổi trở lên: liều lượng 0,4 mg/ lần/ ngày.

– Đối với trẻ em bình thường:

+ Trẻ sơ sinh đủ tháng và từ 1 đến 6 tháng tuổi: 25 đến 35 mcg/lần/ngày

+ Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 0,15 mg/ lần/ ngày

+ Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 0,2 mg/ lần/ ngày

+ Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 0,3 mg/ lần/ ngày

+ Trẻ 14 tuổi trở lên: 0,4 mg/ lần/ ngày

2. Nên uống vào thời điểm nào?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các vitamin nhóm B hấp thụ tốt khi bụng đói. Lý tưởng nhất là sau khi thức dậy vào buổi sáng, trước khi ăn sáng 30 phút hoặc sau khi ăn 2 tiếng.

Trong trường hợp một số người cảm thấy khó chịu khi uống vitamin lúc dạ dày trống rỗng thì có thể chuyển sang uống trước khi đi ngủ.

Quan trọng hơn hết, vitamin nói chung, hay axit folic nói riêng hấp thụ một cách từ từ vào cơ thể. Do vậy, khi lựa chọn bổ sung bằng viên uống, bạn hãy kiên trì và sử dụng đều đặn để có thể đạt được hiệu quả.

3. Cần tránh uống chung với loại thuốc nào?

Để tránh giảm đi công dụng hay gặp những phản ứng phụ không mong muốn, bạn nên tránh dùng cùng lúc axit folic và các loại thuốc sau:

  • Thuốc dạ dày: Vitamin B9 hấp thụ chủ yếu ở đầu ruột non. Trong khi thuốc dạ dày thường làm giảm nồng độ axit trong dạ dày xuống. Điều này vô tình cản trở axit folic hấp thụ vào cơ thể.
  • Thuốc chống viêm: Các thuốc giảm đau, điều trị viêm khớp có thể làm thay đổi đặc tính của axit folic. Nếu có tiền sử dụng các loại thuốc này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên phù hợp và an toàn nhất.
Uống axit folic với nước cam
Uống cùng nước cam giúp axit folic hấp thụ vào cơ thể tốt hơn

Trái lại, axit folic lại hấp thụ hiệu quả hơn khi uống cùng vitamin C. Thay vì uống bằng nước lọc, bạn có thể uống cùng các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước canh để nhân đôi công thực hấp thụ của vitamin này nhé!

Vai trò của axit folic đối với cơ thể

Như đã đề cập, chức năng chính của axit folic là tạo mới và phát triển các tế bào trong cơ thể. Đồng thời, vitamin này còn giúp ngăn ngừa những thay đổi trong cấu trúc DNA – tác nhân của gây ra ung thư. Bất kỳ ai cũng cần vitamin B9, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

1.  Đối với phụ nữ mang thai:

Vitamin B9 vốn không thể tự tổng hợp nên rất dễ thiếu hụt nếu bạn có chế độ dinh dưỡng không “nghèo nàn”. Trước và trong thai kỳ, phụ nữ mang thai còn cần bổ sung gấp đôi vitamin B9 để đảm lượng axit folic cho cả mình và em bé. Bởi vì, cơ thể mẹ khỏe là tiền đề cho sự phát triển toàn diện trẻ về sau.

Axit folic mang lại những lợi ích nhất định cho thai phụ như:

  • Ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ:

Thiếu máu thai kỳ dễ gặp ở những thai phụ có chế độ ăn uống thiếu chất, cơ địa thiếu cân. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé. Nguy hiểm nhất có thể là sảy thai, tăng khả năng băng huyết thai kỳ cho mẹ. Cũng như bé sinh ra dễ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Bổ sung axit folic để tránh thiếu máu thai kỳ
Bổ sung axit folic để tránh thiếu máu thai kỳ cho phụ nữ mang thai

Để ngăn ngừa nguy cơ này, các mẹ bầu nên nạp đa dạng nhóm chất bằng cách tăng cường bổ sung thực phẩm và uống viên sắt, B12, axit folic. Trong đó, axit folic có chức năng hình thành và phát triển, tái tạo và duy trì sự ổn định của tế bào, đặc biệt là tế bào máu.

  • Hỗ trợ ngăn ngừa chứng giảm trí nhớ

Giảm sút trí nhớ là tình trạng thường gặp ở không ít thai phụ. Nguyên nhân chính thường do sự thay đổi các hormone trong cơ thể. Thói quen sinh hoạt thay đổi, mất ngủ cũng là một trong các yếu tố dẫn đến sa sút trí tuệ của phụ nữ sau sinh.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: tăng cường bổ sung axit folic có thể mang lại những hiệu quả nhất định trong trường hợp này.

Bổ sung vitamin B9 & sắt giúp hạn chế tình trạng suy giảm trí nhớ ở phụ nữ mang thai
Bổ sung vitamin B9 & sắt giúp hạn chế tình trạng suy giảm trí nhớ ở phụ nữ mang thai

Song song đó, để hỗ trợ cho chứng mau quên, các mẹ bỉm nên lên danh sách những việc cần làm và giải quyết từng thứ một. Cũng như phụ nữ sau sinh cần tìm sự giúp đỡ từ người thân, tranh thủ thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh bị stress.

2.  Đối với trẻ sơ sinh

Thiếu axit folic là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ bệnh về tim mạch ở trẻ. Quan trọng là thế nên dinh dưỡng những năm tháng đầu đời của bé cần được các bố mẹ hết sức lưu tâm. Trẻ cần được bổ sung đầy đủ vitamin B9 để có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Cụ thể là:

  • Phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh:

Vitamin B9 ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển tế bào của bé. Trong đó bao gồm não và tủy sống. Chưa bàn đến việc trẻ sinh ra có khỏe mạnh và thông minh hay không nhưng thiếu hụt axit folic được xác định là 1 trong những nguyên nhân gây ra nhiều dị tật ở thai nhi.

Tật không não và tật nứt cột sống là những dị tật có thể gặp phải nếu thai nhi bị thiếu vitamin B9 nghiêm trọng trong quá trình thành hình. Trẻ sinh ra nếu mắc dị tật não thì cơ hội sống sót gần như là bằng không. Còn với các tật cột sống có thể gây ra các biến dạng nhất định về xương.

  • Phát triển khả năng ngôn ngữ

Trong nhiều nghiên cứu trên các phụ nữ mang thai, nếu bổ sung axit folic đầy đủ và phù hợp, con được sinh ra sẽ giảm thiểu khả năng chậm phát triển ngôn ngữ so với những người không sử dụng. Do vitamin này có vai trò lớn trong phát triển trí não và các tế bào.

Axit folic có nhiều trong thực phẩm nào?

Axit folic có thể bổ sung bằng nhiều cách. Chẳng hạn như thông qua chế độ dinh dưỡng, viên uống bổ sung, đường tiêm (tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch).

Trong đó, nạp vitamin B9 qua thức ăn hàng ngày được đánh là an toàn và cũng như dễ thực hiện nhất. Vậy đâu là những thực phẩm giàu axit folic mà bạn nên chọn?

Các loại trái cây, các loại đậu và đặc biệt là thực phẩm có màu xanh đậm là nguồn axit folic vô cùng dồi dào.

1. Súp lơ

Súp lơ là thực phẩm rất giàu axit folic
Súp lơ là thực phẩm rất giàu axit folic

Xét về thành phần dinh dưỡng, 100g súp lơ chứa khoảng 0,06mg axit folic. Khẩu phần tương đương 30% nhu cầu hàng ngày của người lớn. Ngoài ra, súp lơ còn có nhiều vitamin A và C.

2. Măng tây

Măng tây được đánh giá là thực phẩm rất giàu vitamin B9. Với khoảng 5 cây măng tây, bạn đã có thể cung cấp cho cơ thể đến hẳn 1mg axit folic.

Bên cạnh việc giàu dinh dưỡng, măng tây cũng có hàm lượng calo thấp và nhiều chất xơ. Các mẹ bỉm có thể đa dạng được thực đơn hàng ngày bằng măng tây mà không sợ tăng cân.

3. Chuối

Có đến 0,02mg axit folic trong một quả chuối (trung bình 118g). Như vậy, chỉ cần ăn một quả chuối, bạn đã có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 10% lượng vitamin B9 mà cơ thể cần trong ngày.

Chuối còn là thực phẩm rất giàu chất xơ, protein cùng nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như kali, magie, vitamin B6…

4. Cà chua

Màu đỏ của cà chua làm nhiều người liên tưởng đến một loại quả giàu vitamin A. Nhưng không chỉ có vậy, uống nước ép cũng là cách bổ sung axit folic hiệu quả nhờ hàm lượng axit folic có trong cà chua.

Một ly nước ép cà chua có thể mang lại khoảng 0,05mg vitamin B9. Dinh dưỡng tương đương 25% nhu cầu axit folic của người lớn. Và dĩ nhiên, lại còn đẹp da, đẹp dáng với hàm lượng vitamin A và các chất chống oxy hóa cao trong loại quả này nữa. Thật tuyệt vời đúng không nào?

5. Các loại đậu

Ngoài là nguồn đạm thực vật có lợi cho cơ thể, các loại đậu còn chứa nhiều axit folic. Mỗi loại đậu có hàm lượng vitamin B9 khác nhau. Nhưng nhiều nhất là trong đậu nành, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu lăng…

Các loại đậu là nguồn cung cấp vitamin B9 vô cùng dồi dào
Các loại đậu là nguồn cung cấp axit folic vô cùng dồi dào

Ngoài ra, hải sản, các loại thịt, gan cũng rất dồi dào axit folic. Tuy nhiên, bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm là cách tốt nhất để cơ thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh và an toàn.

Hy vọng những thông tin Vivita chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của axit folic. Cũng như biết được đâu là cách sử dụng đúng vitamin này và các nguồn thực phẩm dồi dào nào axit folic.

Hiểu rõ để làm đúng là cách để bạn bổ sung axit folic hiệu quả và an toàn. Chúc bạn luôn thông thái trên hành trình chăm sóc sức khỏe của bản thân!

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)