Chấn thương khớp cắn là gì? Các vấn đề cần lưu ý
Xem nhanh nội dung bài viết
Chấn thương khớp cắn là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng phổ biến. Đây là tình trạng không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng mà sai lệch khớp cắn còn làm mất tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Chấn thương khớp cắn là gì?
Khớp cắn là sự tương quan giữa hai hàm và răng trên – dưới, bao gồm cả tỉ lệ cân xứng và diện tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ và khi ăn nhai của răng cũng như của xương hàm. Thông thường, hàm răng phải đạt tiêu chuẩn cân đối và đều đẹp giữa hai hàm mới được coi là khớp cắn chuẩn.
Một khi bị chấn thương khớp cắn do lệch hàm gây ra khiến hàm trên và răng hàm dưới hoặc hai hàm trên và dưới không cắn khít lại với nhau, các răng trên cung hàm mọc lệch lạc và không thẳng hàng, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, khó khăn trong ăn nhai, phát âm.
Các loại chấn thương khớp cắn do sai lệch khớp cắn thường gặp
- Khớp cắn ngược (răng móm) là dạng chấn thương khớp cắn nghiêm trọng vì xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước quá mức, xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào trong. Nhìn nghiêng sẽ thấy môi dưới chìa ra hẳn so với môi trên, với những trường hợp móm nặng, cằm cũng bị chìa hẳn ra ngoài. Nó khiến khuôn mặt mất cân đối và còn tác động xấu tới cử động của hàm.
- Khớp cắn sâu là sự mất cân đối của hàm trên và dưới do sai lệch khớp cắn tạo khiến hàm dưới “lọt thỏm” và khuất sâu ở trong hàm trên. Khi nhìn nghiêng, bạn có thể nhận thấy ở hàm dưới bị che đi phần nhiều và tương quan ba phần trán, mũi, cằm giống người bị vẩu. Người bị chấn thương khớp cắn sâu sẽ gặp phải khó khăn trong ăn nhai thức ăn.
- Khớp cắn chéo thì không biểu hiện trên khuôn mặt mà chỉ lộ ra khi bạn cười. Để nhận biết khớp cắn có chéo hay không không khó, bởi thông thường toàn bộ răng và các kẽ răng bình thường sẽ cân đối, hài hòa với nhau, nhưng với người bị khớp cắn chéo khiến các răng xô lệch, cái thò cái thụt không theo trật tự, làm người khác không rõ vẩu hay móm.
- Khớp cắn hở là một trong những sai lệch nghiêm trọng nhất dễ dẫn tới chấn thương khớp cắn, tình trạng này ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng của cả hàm răng. Do hàm răng cửa bị hở có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi đã khép răng ở trạng thái nghỉ bình thường. Nhóm răng ở hai hàm không thể chạm nhau tạo thành khoảng hở khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc cắn, nhai thức ăn.
Dấu hiệu nhận biết chấn thương khớp cắn
Nhận biết bị lệch khớp cắn hay không qua những dấu hiệu dưới đây:
- Nhìn thấy liên kết giữa các răng, đặc biệt là khi cắn xuống có sự chênh lệch.
- Thường xuyên bị cắn phải má trong hoặc lưỡi khi nhai hoặc nói chuyện.
- Khó chịu khi nhai cắn thực phẩm, mỏi hàm khi ăn nhai.
- Có vấn đề khi phát âm và nói chuyện khó khăn, không chuẩn.
- Khó khăn khi ngậm miệng và khép kín 2 hàm, thậm chí thường xuyên thở bằng miệng thay vì mũi.
Các nguyên nhân dẫn đến các chấn thương khớp cắn
Răng sai khớp căn do di truyền
Nếu bố hoặc mẹ bị hô, vẩu răng thì tỷ lệ sinh con ra cũng sẽ cũng bị hô, vẩu rất cao. Tình trạng này là nguyên nhân dẫn đến sai khớp cắn.
Từ lâu, yếu tố di truyền đã được xem là nguyên nhân gây lệch lạc răng hàm. Những khiếm khuyết về gen có thể phát hiện được trước khi sinh, nhưng đôi khi chỉ phát hiện được khi trẻ đã lớn tuổi (ví dụ như kiểu mọc răng).
Vai trò của di truyền trong sự phát triển sọ mặt đã được nghiên cứu nhiều, nhưng vẫn chưa được hiểu biết hoàn toàn. Nhưng vai trò của gen trong sự phát triển của cả vùng mặt vẫn còn ít được nghiên cứu. Yếu tố di truyền rất hay gặp trong lệch lạc răng hàm. Nhưng kiểu di truyền và vị trí của gen nguyên nhân vẫn còn chưa được biết.
Sai khớp cắn do các thói quen xấu lúc còn bé
Thói quen bú bình sữa quá nhiều, mút tay, đẩy lưỡi… là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng răng bị đẩy ra, và đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn.
Hầu hết các trẻ em đều có vài kiểu mút không dinh dưỡng, tùy theo hoặc là mút ngón tay cái, mút 1 ngón khác hoặc mút núm vú giả. Thế nhưng, thói quen mút tay kéo dài thì sau khi răng vĩnh viễn mọc sẽ rất dễ dẫn đến lệch lạc răng và gây chấn thương.
Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra trước, răng cửa dưới nghiêng hẳn vào trong, hai hàm cắn không thể khít và khi mút tạo áp lực âm trong khoang miệng nên môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm. Mức độ lệch lạc răng tỷ lệ thuận với số giờ trẻ mút tay mỗi ngày, đặc biệt những trẻ mút tay suốt đêm khi ngủ thì nguy cơ răng mọc lệch lạc càng cao.
Chấn thương khớp cắn do chế độ dinh dưỡng
Nếu lúc còn bé, trẻ bị thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của xương hàm, xương hàm sẽ phát triển yếu, thậm chí là chậm phát triển. Một khi xương hàm quá ngắn, không đủ chỗ chỗ cho răng mọc là nguyên nhân làm răng sai lệch khớp cắn.
Chấn thương khớp cắn do mất răng sớm
Nhiều trường hợp răng sữa mất sớm do bệnh lý răng miệng hoặc va chạm, tình trạng này khiến răng mọc chen chúc gây nên chấn thương khớp cắn.
Theo Bác sĩ chuyên khoa: Nếu răng sữa mất trước khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc (hình thành thân răng đã hoàn tất, hình thành chân răng đã bắt đầu) thì xương ổ răng sữa mới nhổ sẽ được tái tạo lại, ngăn cản răng vĩnh viễn mọc, làm chậm quá trình mọc răng. Khi răng vĩnh viễn mọc chậm thì những cái kề răng bên sẽ nghiêng về phía khoảng trống khiến hẹp chỗ của răng vĩnh viễn.
Chấn thương khớp cắn do tai nạn
Các chấn thương do tai nạn làm cho các răng dịch chuyển về cùng một phía và gây sai lệch khớp cắn trầm trọng.
Phương pháp điều trị chấn thương khớp cắn
Muốn điều trị hiệu quả các chấn thương khớp cắn thì niềng răng là giải pháp tốt nhất. Niềng răng giúp chỉnh hàm răng bạn về đúng vị trí, chỉnh khớp cắn chuẩn giúp bạn có hàm răng đều, đẹp và đúng khớp cắn. Trong trường hợp nguyên nhân sai lệch khớp cắn do xương hàm thì cần can thiệp, phẫu thuật xương hàm.
- Niềng răng là một trong những giải pháp điều trị sai khớp cắn hiệu quả
Phương pháp điều trị sai lệch khớp cắn khá phức tạp, vì thế cần có một giải pháp cụ thể, chính xác và tỉ mỉ. Quá trình thăm khám và tư vấn cũng cần phải đầu tư, lựa chọn một địa chỉ uy tín nhất để điều trị triệt để. Hãy lựa chọn và yêu cầu sự tham vấn của một bác sĩ giỏi trong lĩnh vực nắn chỉnh sai khớp cắn. Nha khoa Nhân Tâm luôn sẵn sàng tư vấn, lắng nghe ý kiến và những mong mỏi của bạn, để có thể tìm ra một phương pháp điều trị tốt nhất, mang lại một nụ cười hoàn hảo hơn.
- Các giải pháp trị chấn thương khớp cắn
Trị các trường hợp chấn thương do lệch khớp cắn không hề đơn giản, cần đến giải pháp hợp lí, chính xác và tỉ mỉ khi đã thăm khám kỹ lưỡng. Dù áp dụng hướng trị liệu đi nữa cũng cần có sự tham vấn của bác sĩ chuyên môn. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo.
- Trị chấn thương khớp cắn với niềng răng thẩm mỹ
Niềng răng là phương pháp chỉnh răng và chỉnh khớp cắn hiệu quả. Đây là cách tác động tổng thể tới hàm răng, giúp các chiếc răng quay về vị trí đúng và cân đối hai hàm. Nha khoa quốc tế Westcoast là đơn vị sử dụng phương pháp chỉnh nha thế hệ mới Invisalign (không cần đeo mắc cài). Phương pháp này là gợi ý cho những trường hợp cần chỉnh răng mà không muốn đeo mắc cài cố định do nhu cầu thẩm mỹ và giao tiếp.
- Trị chấn thương khớp cắn bằng phẫu thuật hàm
Niềng răng chỉ áp dụng khi răng mọc lộn xộn, chen lấn; tuy nhiên, chấn thương khớp cắn không phải do xương hàm thì phẫu thuật mới đem lại hiệu quả cao nhất. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, bác sĩ sẽ tác động trực tiếp vào khung hàm, cắt bớt một phần xương hoặc nối thêm xương tùy từng dạng khiếm khuyết của bệnh nhân.
Phẫu thuật không hề có tác động gì khác, chỉ điều chỉnh sao cho hai hàm trên và dưới trở nên cân đối và hài hòa, giúp hoàn thiện khớp cắn đạt chuẩn.
- Bọc răng sứ thẩm mỹ cho trường hợp chấn thương do sai lệch khớp cắn nhẹ
Trường hợp răng mọc khấp khểnh, thưa (một số răng mọc thụt vào trong) đều có thể khắc phục bằng biện pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Giải pháp này thường được áp dụng nếu số mức độ sai lệch ở dạng nhẹ, không phải do xương hàm và có nhu cầu trị liệu nhanh.
Trên đây là những vấn đề liên quan chấn thương khớp cắn. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về bệnh Xương khớp để bảo vệ mình và những người xung quanh tránh khỏi căn bệnh này nhé.