Review 8 loại thuốc bổ mắt cho người cận thị bán chạy nhất 

Xem ngay
0

Cách Điều Trị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà Cho Trẻ Và Những Lưu Ý Cần Nhớ

Viết bởi Đinh Hương Dược Sĩ Bệnh Theo Mùa

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm, nhất là khoảng thời gian gần đây khi dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh mẽ. Sốt xuất huyết là một loại bệnh cấp tính, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ em. 

Các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý về sốt xuất huyết bởi những biến chứng khôn lường có thể xảy ra như suy hô hấp, tổn thương gan, rối loạn đông máu hoặc thậm chí có thể gây tử vong. Cùng tìm hiểu những cách điều trị tại nhà và lưu ý cần nhớ mà Vivita đã tổng hợp sau đây.

QC

Sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Cách phát hiện sốt xuất huyết tại nhà ở trẻ em

Virus Dengue là virus gây ra bệnh sốt xuất huyết, đây là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính. Thường thì virus này lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi vằn. Triệu chứng sốt là điển hình của bệnh này, tuy nhiên có các đặc điểm khác như:

  • Sốt cao và đột ngột: Sốt lên tới 39-40 độ C hoặc cao hơn, khi sờ vào trán và người trẻ sẽ thấy nóng ran.
  • Sốt kéo dài liên tục 2-7 ngày đi kèm với việc đau bụng, vùng rốn hoặc bên phải rốn, nôn trớ, phình bụng.

Một số triệu chứng điển hình khác mẹ có thể nhận thấy như:

  • Nổi mẩn, phát ban dưới da, bị chảy máu cam hay chảy máu chân răng
  • Bé đại tiện ra máu (xuất huyết nội tạng là thể nặng).

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là 2 đến 5 ngày đầu, bé sẽ bị sốt cao 39-40 độ C. Ở giai đoạn này mẹ sẽ thấy bé không có dấu hiệu hạ sốt mặc dù đã uống thuốc hạ sốt.

Giai đoạn 2 là giai đoạn nguy hiểm, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, ở đây sẽ có các triệu chứng sốc. Từ lúc bệnh bắt đầu khởi phát, bao gồm: 

  • Trạng thái tỉnh táo, ham chơi của bé bỗng trở nên lừ đừ, vật vã 
  • Trẻ có những cơn đau bụng dữ dội, tay và chân lạnh toát
  • Da bị đổi màu, nhìn bằng mắt thường thấy bầm bầm, môi bợt đi. Trẻ đi tiểu khá ít hoặc cũng có thể hoàn toàn không thấy đi tiểu
  • Trẻ sẽ khát nước, đây là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu và tụt huyết áp. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn phục hồi. Sau giai đoạn nguy hiểm từ 48 – 72 giờ, sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ bắt đầu có những dấu hiệu tốt hơn. Một số dấu hiệu tiêu biểu như đi tiểu nhiều hơn, có cảm giác thèm ăn và huyết áp cũng ổn định hơn.

Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 4 cấp độ từ nhẹ tới nặng.

  • Độ 1: Trẻ chỉ sốt nhẹ và chưa có triệu chứng xuất huyết
  • Độ 2: Trẻ bị sốt và có triệu chứng xuất huyết
  • Độ 3: Trẻ bắt đầu có dấu hiệu bị sốc
  • Độ 4: Trẻ sốc nặng

Trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết cấp độ 1 sẽ được điều trị tại nhà theo đơn của bác sĩ và có hẹn ngày tái khám. Với độ 2 thì tùy trường hợp, trẻ có thể được điều trị tại nhà và phải theo dõi chặt chẽ, nhập viện ngay nếu thấy có những biểu hiện nặng. Trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết độ 3 và 4 nhất thiết phải nhập viện ngay.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

  • Sốt và một vài trường hợp đi kèm theo với đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Một vài trẻ có triệu chứng ho sổ mũi hoặc tiêu chảy.
  • Xuất hiện chấm xuất huyết ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực và thắt lưng của bé. Xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng và đại tiện ra máu. 
  • Trẻ lừ đừ, mệt mỏi, nôn, ói nhiều khi ăn, đau bụng, một số trường hợp trẻ sẽ bị lạnh tay chân

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Theo thống kê năm 2023, đã có 6 trường hợp trẻ tử vong do sốt xuất huyết, điều đó trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Do đó, các bậc phụ huynh phải đặc biệt chú ý đến con, khi có bất cứ biểu hiện nào bất thường cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị, tránh gặp những biến chứng không mong muốn.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết độ 1 và 2, mẹ có thể điều trị tại nhà cho bé, có theo dõi chặt chẽ hoặc nhập viện nếu xét thấy cần thiết. Phải hoàn toàn tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên nghe theo những kinh nghiệm của người khác để chữa mẹo hoặc dùng thêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Mẹ phải lưu ý các cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ như sau.

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ ngăn ngừa biến chứng

Hạ sốt đúng cách cho bé

Trường hợp bé sốt cao trên 38.5 độ C, mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol (liều lượng chỉ định 10 – 15mg/kg). Sau 4 – 6h mà thấy bé vẫn chưa có dấu hiệu hạ sốt, hãy tiếp tục cho bé uống.

Một cách khác mẹ cũng có thể thực hiện là chườm khăn ấm ở trán, nách bẹn. Việc này hỗ trợ tránh tình trạng sốt cao, gây co giật rất nguy hiểm cho bé.

Chế độ dinh dưỡng 

Mẹ hãy cho bé ăn thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, sữa… nhằm dễ tiêu hoá hơn. Mặc dù vậy, cơ thể mệt mỏi khi bệnh của bé sẽ khiến chúng chán ăn. Do đó, mẹ cũng có thể cho con ăn những món mà bé thích, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Mẹ nên chia thành các bữa ăn nhỏ để tránh trường hợp bé nôn, ói.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Bổ sung nhiều nước

Thân nhiệt cao khi bị sốt xuất huyết sẽ khiến bé bị mất rất nhiều nước. Do đó, mẹ cần bổ sung thật nhiều nước cho con bằng nhiều cách, ví dụ như cho trẻ uống nước lọc, nước trái cây hoặc sử dụng dung dịch oresol bù điện giải đều được.

Ngoài ra, mẹ nên mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt, phải chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da, vùng kín. Thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.

Một Số Lưu Ý khi điều trị sốt xuất hiện tại nhà cho trẻ em

Cần kiêng gì khi trẻ sốt xuất huyết?

  • Tuyệt đối không nên cạo gió, cắt lể, những việc này không có tác dụng mà ngược lại còn làm đau, chảy máu rồi nhiễm trùng cho bé
  • Đừng nên cho trẻ uống những loại nước chứa nhiều phẩm màu, có ga… vì có thể gây ra nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.
  • Không tự ý truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện. Nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra là truyền dịch cho bé không đúng làm bệnh trở nặng và kéo dài, gây ra các triệu chứng phù nề, suy tim nặng… rất nguy hiểm, có thể gây tử vong.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh. Sốt xuất huyết là một loại bệnh gây nên bởi virus nên kháng sinh không có tác dụng. Chỉ được dùng kháng sinh khi có sự chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.
  • Mẹ tuyệt đối không tắm gội, lau người bệnh bằng nước lạnh, việc này sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, vô cùng nguy hiểm.

Cần kiêng cạo gió khi trẻ sốt xuất huyết?

Trẻ bị sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện điều trị?

Nhiều trường hợp mắc sốt xuất huyết đã gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Do vậy, mẹ cần theo dõi sát sao xem trẻ có những biểu hiện sau thì thì cần đưa đến các cơ sở y tế ngay:

  • Sốt li bì không thuyên giảm, mệt mỏi và ngày càng vật vã. 
  • Dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn sốt cao kéo dài liên tục trong 2 ngày. 
  • Trẻ bị đau bụng thường xuyên.
  • Chân tay lạnh toát, da bầm và môi bợt tím.
  • Nôn trớ nhiều.

Cách Phòng Ngừa Lây Lan Sốt Xuất Huyết

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì không có quy trình cụ thể nào về điều trị bệnh sốt xuất huyết nên bậc phụ huynh cần chủ động phòng ngừa, đảm bảo sức khỏe cả gia đình. 

Ngăn chặn muỗi

Muỗi vằn là vật chủ trung gian lây truyền bệnh sốt xuất huyết, do đó cần đuổi chúng xa trẻ em. Những chất xua đuổi muỗi hiện nay mẹ có thể kiếm được rất nhiều trên thị trường. Nhất là khi bé ra khỏi nhà, mẹ đừng quên xịt đuổi muỗi, giữ an toàn cho con nhé.

Vệ sinh trong nhà sạch sẽ

Vệ sinh cho nhà thật sạch và tránh để nước đọng lại ở bất cứ đâu. Những khu vực ẩm mốc luôn là nơi sản sinh ra rất nhiều muỗi. Nếu phải dự trữ nước, mẹ nên giữ nó trong các vật chứa kín khí, đậy nắp thật chắc chắn.

Vệ sinh cá nhân

Đảm bảo cho trẻ vệ sinh tay chân thật sạch thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi ra ngoài và sau khi đi vệ sinh. Sử dụng các loại xà phòng khử khuẩn để quá trình vệ sinh đạt hiệu quả.

Mặc quần áo dài bất cứ khi nào bé ra khỏi nhà, tránh bị muỗi cắn. Trong thời gian dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh mẽ, tránh cho trẻ ra ngoài vào lúc hoàng hôn và rạng sáng, đây là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất.

Thường thì trẻ em có khá ít hoặc không có triệu chứng khi bị bệnh sốt xuất huyết. Các triệu chứng sốt xuất huyết lại dễ khiến mẹ bị nhầm lẫn với sốt thông thường. Do đó, hãy tìm hiểu và quan sát thật kỹ lưỡng những biểu hiện bất thường của trẻ, đưa đi thăm khám kịp thời để phát hiện bệnh.

Phòng ngừa sẽ tốt hơn là lựa chọn điều trị sốt xuất huyết sau khi bệnh đã được chẩn đoán. Thực hiện một vài thay đổi lối sống và thận trọng hơn, mẹ đã có thể bảo vệ con mình khỏi nanh vuốt của bệnh sốt xuất huyết.

Tổng kết

Hiện tại, chưa có vắc xin nào để ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết. Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức thận trọng, phòng tránh và ngăn ngừa muỗi, nhất là muỗi vằn. Hy vọng qua những chia sẻ về Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ Vivita tổng hợp đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Mọi điều trị đều nên được thông qua sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, mẹ tốt nhất không nên vì quá lo lắng và sợ con mình trở nặng mà dùng theo các mẹo chữa bệnh không có cơ sở khoa học nhé.

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Hotline (24/7)


1900 2061