#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ theo hướng dẫn Bộ Y Tế

Sốt huyết nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Trong bài viết này, hãy cùng Vivita tìm hiểu cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ theo hướng dẫn Bộ Y Tế nhé!

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên. Căn bệnh này thường xuất hiện ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là trong mùa mưa khi lượng muỗi sinh sản nhiều. Đây còn là bệnh truyền nhiễm cấp tính, vì vậy, người bệnh cần phải được điều trị kịp thời để tránh gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Dưới đây là các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em thường gặp:

  • Sốt cao đột ngột, đi kèm với đỏ bừng mặt, đau nhức cơ, đau đầu.
  • Đau họng, mệt mỏi, buồn nôn, sổ mũi, tiêu chảy.
  • Xuất hiện những chấm đỏ ở cẳng tay, chân, nách, thắt lưng,…
  • Chảy máu mũi, chảy máu răng,….
  • Xuất huyết, giảm huyết áp….
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Trẻ bị sốt xuất huyết điều trị tại nhà được không?

Trẻ bị sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà được nếu bệnh nhẹ. Tuy nhiên, phụ huynh cần phải hỏi ý kiến và cập nhật tình hình sức khỏe của bé liên tục với bác sĩ hoặc điều dưỡng viên. Nếu các triệu chứng và tình trạng sốt không giảm, phụ huynh hãy đưa bé vào viện để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà đó là cho bé nghỉ ngơi đầy đủ, và sử dụng các biện pháp để giảm sốt như bù nước, uống thuốc hạ sốt,…. Cho đến hiện tại, chưa có thuốc điều trị trực tiếp cho bệnh này.

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ sốt xuất huyết nhẹ

Thường xuyên theo dõi thân nhiệt

Để chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà đúng cách, phụ huynh cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ để có biện pháp phù hợp. Nếu nhiệt độ luôn ở mức cao như 39 – 40 độ, không hạ và đi kèm với những hiện tượng như mệt lả, tay chân lạnh, đau bụng,… thì cần đưa trẻ tới ngay các bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất.

Phụ huynh cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt

Nghỉ ngơi đầy đủ

Trẻ bị mắc sốt xuất huyết sẽ dễ mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Vì vậy, nghỉ ngơi đầy đủ là điều cần thiết để trẻ nhanh hồi phục. Phụ huynh nên để cho các bé ngủ nhiều để có thể hồi sức một cách tốt nhất. Khi ngủ, các hormone tăng trưởng sẽ sản sinh hỗ trợ cơ thể tự phục hồi tổn thương.

Thường xuyên vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cần thường xuyên vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý. Điều này giúp làm sạch, loại bỏ vi khuẩn và giảm nguy cơ bị viêm mắt. Khi dùng nước muối để rửa mũi cũng sẽ làm giảm các dịch nhầy, kích ứng mũi và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Phụ huynh hãy nhỏ vài giọt nước muối sinh lý lên khăn bông, sau đó lau nhẹ vào vùng mắt và mũi cho trẻ.

Uống thuốc hạ sốt

Cha mẹ hãy cho bé dùng thuốc hạ sốt để làm giảm các triệu chứng mà sốt xuất huyết gây nên. Tuy nhiên, phụ huynh tránh tự ý cho bé uống mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó, liều lượng uống cũng cần phải phù hợp với cơ địa và thể trạng của từng bé. Bệnh nhân tránh lạm dụng nếu không muốn để lại nhiều hậu quả xấu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Bổ sung nước và điện giải

Nếu trẻ mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn nhẹ thì có thể bổ sung nước và điện giải bằng đường uống. Trường hợp bệnh nhân bị nôn nhiều thì mới nên thực hiện truyền dịch. Ngoài ra, các bé cũng nên ăn các loại thực phẩm có chứa chất điện giải như bơ lạc, chuối, cam, đậu Hà Lan,… để sức khỏe được phục hồi một cách tốt nhất.

Bổ sung nước và điện giải bằng đường uống

Ăn uống đủ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân sốt xuất huyết cần chia thành 3 giai đoạn như sau:

  • Chế độ ăn lỏng: phù hợp với những người ở giai đoạn đầu, sốt cao.
  • Chế độ ăn nhẹ: phù hợp cho những bé đang dần hồi phục và cơn sốt đã giảm.
  • Chế độ ăn uống bình thường: phù hợp cho những người đang hồi phục.

Những người bị bệnh nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong món ăn, đặc biệt là thực phẩm tăng tiểu cầu. Bên cạnh đó, hãy bổ sung các loại nước trái cây, nước lọc, rau củ nhiều vitamin,… để cơ thể phục hồi một cách hiệu quả nhất.

Cách trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ bị sốt xuất huyết nặng

Đối với trường hợp bệnh nặng hơn, phụ huynh cần theo quan sát các biểu hiện một cách sát sao và áp dụng cách điều trị như bên trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng không đỡ, các cơn sốt vẫn kéo dài liên tục thì bố mẹ hãy mang bé đến ngay các bệnh viện để có biện pháp phù hợp.

Lưu ý khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Người bệnh cần tránh các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn,… Ngoài ra, bệnh nhân không nên ăn thịt đỏ vì sẽ khiến virus phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, các nhóm thức ăn chứa nhiều ớt, tiêu,… cũng nên hạn chế vì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho dạ dày.

Trẻ em nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Phụ huynh hãy cho bé uống nhiều nước lọc, nước điện giải, nước dừa cũng như các loại trái cây như cam, quýt,…

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ nhanh hồi phục

Không tự ý truyền dịch khi chưa có chỉ định bác sĩ

Khi bị sốt xuất huyết, sức đề kháng của bé yếu và cơ thể sẽ dễ nhạy cảm. Vì vậy, nếu tự ý truyền dịch có thể gây sốc. Nếu lượng dịch truyền quá nhiều còn ảnh hưởng xấu đến các mô, phổi và không tốt cho tim mạch.

Không tự ý dùng kháng sinh 

Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh. Chỉ sử dụng nếu có sự chỉ dẫn từ bác sĩ. 

Hạn chế tiếp xúc với nước và không tắm gội bằng nước lạnh

Những người bị sốt xuất huyết thì nên lau người và phải ở trong phòng kín, tránh gió. Người bệnh phải tắm nhanh, không được ngâm mình quá lâu không không tắm bằng nước lạnh. Nếu gội đầu thì cần sấy khô hoàn toàn, không để tóc ẩm.

Bảo vệ trẻ khỏi muỗi cắn

Phụ huynh cần vệ sinh chỗ ngủ, nghỉ của bé một cách sạch sẽ, phun thuốc muỗi,.. để bảo vệ trẻ khỏi bị muỗi cắn. Ngoài ra, cần thường xuyên thay chăn, ga, gối,… mặc áo dài tay, mắc màn.  

Bảo vệ trẻ khỏi muỗi cắn

Lưu ý một số loại thuốc hạ sốt không khuyên dùng cho trẻ nhỏ

Dưới đây là một số loại thuốc hạ sốt không nên dùng cho trẻ nhỏ:

  • Aspirin: thuốc này sẽ khiến máu khó đông. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng phụ như đau ngực, tiểu máu, ù tai, bạch cầu giảm,….
  • Ibuprofen: Thuốc này không được chỉ định cho trẻ em. 

Hy vọng những thông tin về cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ bên trên sẽ có ích đối với phụ huynh. Đừng quên theo dõi Vivita để biết được những tips chăm sóc sức khỏe hữu ích khác trong tương lai nhé!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version