#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

ĐAU DẠ DÀY CẦN PHẢI LÀM GÌ? NHỮNG MẸO CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY DỄ THỰC HIỆN

Đau dạ dày là căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mọi người. Nó có thể xuất hiện bất cứ độ tuổi nào nếu như chế độ sinh hoạt ăn uống của bạn thất thường. Vậy đau dạ dày phải làm sao, điều trị bệnh này như thế nào? Thì cùng nhau theo dõi hết bài viết dưới đây nhé.

Đau dạ dày là gì

Đau dạ dày hay còn được gọi là đau bao tử là bệnh lý xuất hiện các vết loét, đỏ trong thành dạ dày. Vì xuất hiện các vết viêm nên dạ dày gặp tình trạng khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn khiến người bệnh cảm thấy đau rát và khó chịu.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày

Bệnh đau dạ dày được xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân khác nhau chủ yếu liên quan đến vấn đề chế độ ăn uống, sinh hoạt của mỗi người. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đau dạ dày:

Vi khuẩn HP ( Helicobacter Pyloric )

Đây là loại vi khuẩn được ký sinh bên trong dạ dày và tồn tại bằng cách tiết các enzym nhằm thích nghi với các axit từ thức ăn sau quá trình tiêu hóa. Khi các enzym được tiết ra làm tổn thương đến các lớp niêm mạc bảo vệ thành dạ dày gây thành các vết loét.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Thói quen ăn uống và phong cách sinh hoạt là một trong những nguyên chân chính tác động đến việc đau dạ dày mà nhiều người không hề để ý đến. Vì tính chất công việc hay mong muốn giảm cân khiến bản thân bỏ bữa, ăn không đúng giờ giấc.

Hoặc nạp quá nhiều thực phẩm chiên rán, hay các thức ăn quá chua, cay. Đây là những thực phẩm chứa khá nhiều chất axit khi được nạp vào cơ thể không kịp được dung hòa, khiến tình trạng viêm loét ngày một tệ hơn.

Bên cạnh đó do thói quen khi ăn lại làm các hoạt động khác như vừa ăn vừa xem tivi, đọc báo, chơi game,…. Điều này khiến dạ dày không thể tập hết khả năng trong vấn đề tiêu hóa thức ăn nên dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu,….

Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày.

nguyên nhân gây viêm dạ dày

Nguyên nhân gây nên bệnh dạ dày

Vấn đề tâm lý

Có thể do tính chất công việc hay học hành khiến người bệnh lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, áp lực. Chính vì điều này dẫn đến việc co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng, từ đó người bệnh dễ bị bệnh về dạ dày.

Lạm dụng thuốc

Việc người bệnh sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau không tuân theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ cũng khiến gây tổn hại đến niêm mạc bảo vệ dạ dày.

Triệu chứng viêm dạ dày

Đau dạ dày thường có các dấu hiệu giúp người bệnh dễ nhận biết như:

Các vị trí đau khác nhau như trên rốn, bụng giữa hay ngay phần bụng dưới. Xuất hiện tình trạng đau quặn hoặc âm ỉ, có thể lan sang ra sau lưng, đôi khi còn có tình trạng tức ngực.

Buồn nôn: Người bệnh có cảm giác buồn nôn khi đói hoặc sau khi ăn, bởi vì dạ dày khi bị tổn các vết loét không thể hoạt động hết công suất nên từ chối tiếp nhận thức ăn từ thực quản.

Khó tiêu, đầy bụng: Lúc này dạ dày bị tổn thương lại chứa quá nhiều thức ăn khiến việc co bóp thực hiện quá trình tiêu hóa gây khó khăn và chậm nên dẫn tới việc người bệnh luôn cảm thấy bụng bị đầy.

Ợ chua: Khi các lớp niêm mạc bị loét việc tiêu hóa thức ăn cũng trời nên khó khăn. Các thức ăn mà dạ dày không thể tiêu hóa hết, về lâu dài sản sinh ra các axit dẫn tới tình trạng gây ợ chua.

Xem thêm: Mộc Vị Khang Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày [MỚI 2024] Hộp 15 gói

triệu chứng viêm dạ dày

Các triệu chứng dễ biết của bệnh dạ dày

Đau dạ dày có nguy hiểm không?

Đau dạ dày là căn bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng khác như ung thư dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa,…

Đồng thời nó khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và không thoải mái khi cứ phải sống chung với căn bệnh phiền phức này. 

Điều trị đau dạ dày

Bạn nên đi thăm khám để nhận được chẩn đoán và sự tư vấn từ bác sĩ, phù hợp với mức độ bệnh tình của mình. Nên tuân thủ thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như duy trì đúng với thời gian điều trị.

Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng giờ. Không nên tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh khác ngoài đơn kê toa của bác sĩ nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Các mẹo chữa đau dạ dày hiệu quả

Dưới đây là những mẹo giúp giảm đau hiệu quả đơn giản và dễ thực hiện tại nhà:

Pha nghệ cùng với mật ong

Nghệ có chứa thành phần Curcumin giúp tiêu diệt vi khuẩn HP – nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Ngoài ra nghệ giúp trung hòa được các axit trong dạ dày và đồng thời  giảm lượng Cholesterol có trong máu. Bên cạnh đó mật ong có chứa nhiều chất oxy hóa khiến lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày khỏe mạnh hơn.

Cách thực hiện, pha 20gr bột nghệ cùng với 200ml nước ấm và 2 muỗng cà phê mật ong, khuấy đều và uống sau bữa ăn 30 phút. Nên thực hiện mỗi ngày 2 lần và duy trì sử dụng lâu dài để có một da dày khỏe mạnh.

viêm xung huyết hạng vị dạ dày

Mật ong và nghệ là hỗn hợp không thể thiếu của người đau dạ dày

Thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa

Sử dụng những thực phẩm mềm như bánh mì, cháo, súp,…. khiến dạ dày không phải tốn quá nhiều hoạt động trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Từ đó tần suất các cơn đau sẽ được giảm, các vết loét cũng dễ được lành lặn hơn.

Làm ấm bụng xoa dịu cơn đau

Khi bụng ấm giúp máu được lưu thông, khiến các cơn đau co thắt ở dạ dày được giảm đi. Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn sạch nhúng vào nước ấm vắt khô và đặt lên vùng bụng, tiếp tục vắt nước ấm mới nếu khăn bắt đầu lạnh đi.

Hoặc bạn có thể rang muối trên chảo nóng, sau đấy để muối ấm bỏ vào một chiếc khăn và chườm lên bụng. Lưu ý không nên chườm khi muối quá nóng vì dễ gây tình trạng bị bỏng.

Uống trà gừng

Gừng tươi có tính cay, ấm có chứa các thành phần chống oxy hóa, kháng khuẩn. Có tác dụng làm dịu các cơn đau cũng như kích thích sự hoạt động nhẹ nhàng của dạ dày, giúp làm lành các vết loét.

Cách làm chuẩn bị 10g gừng rửa sạch đun cùng 200ml nước sôi. Dùng khi nước còn ấm, nên sử dụng mỗi ngày và kiên trì thực hiện.

đau dạ dày nên uống gì

Trà gừng hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả

Massage vùng bụng giúp giảm đau

Xoa bụng cũng là biện pháp hiệu quả giúp giảm các cơn co thắt từ dạ dày. Rất đơn giản chỉ cần bạn áp tay lên bụng, rồi xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trong vòng 10 phút. Điều này giúp việc thực hiện quá  trình tiêu hóa dễ dàng hơn cũng như các cơn đau cũng được giảm đáng kể.

Hít thở sâu và đều

Cách thực hiện như sau, ngồi thoải mái hít một hơi thật sâu nín thở 3 giây rồi từ từ truyền hơi thở ra bằng miệng. Mỗi ngày thực hiện 10 phút để giúp tinh thần được thoải mái.

Ngoài ra đây cũng là cách giúp quá trình co thắt của dạ dày được hoạt động bình thường. Các axit có trong dạ dày được giảm thiểu, từ đó tần suất đau cũng được giảm.

Đau dạ dày kiêng ăn gì?

Ngoài những điều cần làm thì người bệnh cần kiêng cử những vấn đề sau nếu muốn mang lại một dạ dày khỏe mạnh như:

Không bỏ bữa, ăn đúng giờ, giấc, nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ giúp dạ dày hoạt động quá trình tiêu hóa với mức độ vừa phải.

Không để dạ dày quá no hoặc quá đói vì dễ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn từ có các vết viêm loét ngày một trầm trọng hơn.

Tránh các thực phẩm chua như: chanh, quýt, cam,… dễ tổn thương đến dạ dày.

Không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng vì khiến các vết loét ngày một tệ hơn.

Nên kiêng các thực phẩm nhiều dầu mỡ như chiên, rán, thức ăn nhanh,… thay vào đó có thể chế biến món ăn theo cách luộc hoặc hấp.

Hạn chế những thực phẩm kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê….. bởi tác động tổn thương lên các niêm mạc xuất hiện tình trạng viêm dạ dày.

đau dạ dày kiêng ăn gì

Những thực phẩm và đau dạ dày nên kiêng

Những thông tin trên đã giải đáp cho bạn câu hỏi đau dạ dày phải làm sao rồi đúng không nè? Bạn cần nhanh chóng điều trị để không phải đau đầu với căn bệnh làm bạn khổ sở mỗi ngày. Cũng nhưng tránh tình trạng gây ra các bệnh lý nghiêm trọng hơn và đặc biệt hơn là xây dựng cho mình một dạ dày khỏe mạnh và sức khỏe tốt nhé. Nếu còn những thắc mắc hay cần giải đáp thì bạn hãy liên hệ chúng tôi qua Website: VIVITA.VN hoặc hotline: 1900 2061 hoặc có thể bình luận dưới đây để chúng tôi kịp thời giải đáp nhé!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)