#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

[GIẢI ĐÁP] Bệnh Xơ Gan Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Bệnh xơ gan có lây không?” là câu hỏi của đa số các bệnh nhân và mọi người xung quanh có người thân mắc bệnh xơ gan. Trước khi giải đáp thắc mắc câu hỏi trên thì chúng ta nên tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bệnh xơ gan nhé! Hãy đọc bài viết dưới đây.

Bệnh xơ gan có lây không?

Để biết được bệnh xơ gan có lây không thì bạn cần phải tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây nên bệnh xơ gan. Bởi vì, bệnh xơ gan có lây hay không còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân bệnh: nếu bệnh nhân bị xơ gan do các nguyên nhân như: sử dụng rượu, bia, thuốc lá,…và các bệnh lý liên quan như bệnh tim mạch, viêm ruột, xơ gan do bẩm sinh,… thì không có khả năng lây cho người khác.

Nhưng nếu nguyên nhân xơ gan là các sinh vật lây nhiễm như virus, ký sinh trùng thì lúc này có thể lây bệnh cho người khác.

Bệnh xơ gan có thể lây nhiễm qua một số đường như:

  • Từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai có tiền sử mắc bệnh viêm gan B thì thai nhi có khả năng mắc bệnh.
  • Đường tình dục: Virus viêm gan B có thể lây qua đường tình dục nếu quan hệ không an toàn.
  • Đường máu: Tiêm hoặc sử dụng chung xilanh bơm máu không sạch sẽ có nguy cơ lây bệnh xơ gan từ người này sang người khác. Người khỏe mạnh tiếp xúc với vết thương của người bệnh cũng bị lây nhiễm.
benh xo gan lay nhu the nao
Bệnh xơ gan có lây hay không còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân bệnh.

Giải đáp các câu hỏi liên quan “bệnh xơ gan có lây không?”

Bệnh xơ gan có trị được không?

Theo mức độ phân cấp ở trên nếu bệnh xơ gan mới phát hiện sớm thuộc giai đoạn 1,2 hay còn gọi là xơ gan giai đoạn còn bù. Lúc này các tế bào gan bị tổn thương ít, số lượng tế bào gan khỏe mạnh có thể bù trừ được với các tế bào gan bị hư hại. Ở giai đoạn này, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh xơ gan có thể trị khỏi.

Bệnh xơ gan sống được bao lâu?

Bệnh xơ gan sống được bao lâu tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu người bệnh kịp thời phát hiện và điều trị sớm thuộc các giai đoạn 1,2 thì vẫn có khả năng phục hồi. Nhưng nếu bệnh đến giai đoạn 4 hình thành xơ gan cổ trướng hoặc ung thư gan thì bệnh nhân có rất ít cơ hội.

Ở giai đoạn cuối các tế bào gan đã bị phá hủy hoàn toàn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, khả năng sống chỉ còn khoảng 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được tiến hành cấy ghép gan thì thời gian sống có thể kéo dài được vài năm.

benh xo gan song duoc bao lau
Bệnh xơ gan sống được bao lâu tùy thuộc vào mức độ của bệnh

Bệnh xơ gan cổ trướng có lây qua đường ăn uống hay không?

Như đã giải đáp ở câu hỏi phía trên: “bệnh xơ gan có lây không?” thì để trả lời cho câu hỏi này cũng tương tự như thế. Bệnh xơ gan có thể lây nếu người mắc bệnh do virus viêm gan, ký sinh trùng,.. và qua các đường máu, quan tình dục, từ mẹ sang con. Bệnh xơ gan cổ trướng không lây qua đường ăn uống như mọi người hay nghĩ.

Bệnh xơ gan là gì? Có nguy hiểm không?

Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan, các tế bào gan bị tổn thương sau một thời gian dài rồi mô gan bị thay thế bởi các mô xơ, mô sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh.

Các mức độ nguy hiểm do bệnh xơ gan gây ra tùy thuộc vào các giai đoạn của bệnh. Có 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Đây là mức độ này nhẹ nhất của bệnh xơ gan, các tổn thương gan còn có thể phục hồi nếu được điều trị. Bệnh nhân chưa có biểu hiện cụ thể, có thể là cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng làm việc.
  • Giai đoạn 2: Các mô xơ, mô sẹo xuất hiện nhiều hơn, tăng áp lực tĩnh mạch, gan sẽ bị tổn thương nặng hơn và biểu hiện của bệnh cũng nặng hơn giai đoạn 1.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này các mô gan bị hầu hết các mô xơ chiếm đóng, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn cơ thể có nhiều biểu hiện nặng như xanh xao, thiếu máu, đau vùng gan, suy giảm chức năng gan,…
  • Giai đoạn 4: Mức độ nghiệm trọng nhất của bệnh xơ gan. Các mô xơ đã thay thế gần như hoàn toàn bộ phận gan trong cơ thể, giai đoạn này chuẩn bị bước sang bệnh xơ gan cổ trướng (tích dịch trong xoang bụng). Biểu hiện ở người bệnh là vàng da, thiếu máu,…
benh xo gan la gi
Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan

Nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ gan

Các nguyên nhân thường gây ra xơ gan bao gồm: 

  • Bệnh xơ gan do uống nhiều bia rượu: sử dụng bia rượu trong thời gian dài là nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ gan ở người khỏe mạnh. Khi sử dụng rượu bia thường xuyên gan phải hoạt động hết công suất để giải độc cơ thể, chính vì vậy dẫn đến xơ gan. Nếu sử dụng bia rượu thì các bạn nên sử dụng thuốc giải rượu hỗ trợ giải độc và hạn chế các bệnh về gan.
  • Bệnh xơ gan do virus viêm gan gây ra: Virus gây bệnh viêm gan B, C là tác nhân gây ra bệnh xơ gan ban đầu nếu không kịp điều trị hình thành các mô xơ dẫn đến gan bị phá hủy nặng nề.
  • Bệnh xơ gan do ký sinh trùng: ký sinh trùng cũng có thể làm cho gan bị xơ hóa. một số ký sinh thường gặp là sán lá, lỵ amip…
  • Bệnh xơ gan do thuốc kháng sinh, chất độc: Một số loại thuốc sử dụng lâu ngày ảnh hưởng đến gan như kháng sinh Corticosteroids, thuốc kháng viêm Tetracycline. Các chất độc như thạch tín, asen,…
  • Bệnh xơ gan do tắc mật gây nên hiện tượng ứ mật trong gan, do ứ máu lâu ngày làm tắc tĩnh mạch gan.
  • Ngoài ra, chế độ ăn uống hằng ngày không hợp lý làm con người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì phát triển thành bệnh xơ gan.
nguyen nhan gay xo gan
Bệnh xơ gan do nhiều nguyên nhân như: rượu bia, virus viêm gan B C, thuốc kháng sinh,….

Các biến chứng do bệnh xơ gan gây ra

Bệnh xơ gan dẫn đến chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Nếu tiến triển nặng có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê do bị nhiễm độc axit amoniac.

Các biến chứng do bệnh xơ gan gây ra nguy hiểm đến tính mạng như:

  • Xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản. người bị bệnh nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu có thể dẫn đến tử vong.
  • Phù chân, cổ trướng (báng bụng): nếu tình trạng báng bụng tích tụ quá lâu người bệnh sẽ đau bụng dữ dội, đi ngoài ra phân lỏng.
  • Rối loạn đông máu: do xơ gan làm suy giảm chức năng gan nên không thể sản xuất đủ protein cần cho việc điều hòa đông máu đến nỗi gây nguy cơ bị chảy máu hoặc hình thành khối huyết và đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
  • Hôn mê gan, bệnh não – gan: người bị bệnh xơ gan nặng ngoài các độc tố ở gan còn chứa các khí amoniac ở ruột, các khí này bị đẩy lên não và tích tụ tại não gây ra bệnh não gan.
  • Suy thận: biến chứng do xơ gan gây ra ảnh hưởng đến thận dấu hiệu ban đầu là người bệnh sẽ đi tiểu ít dần và lâu ngày không thể đi tiểu được nữa. 
  • Ung thư gan: người bị bệnh xơ gan có khả năng mắc bệnh ung thư gan rất cao nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh, hạn chế các biến chứng.
cac bien chung do xo gan gay ra
Bệnh xơ gan dẫn đến chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Cách phòng ngừa bệnh xơ gan

Để phòng bệnh xơ gan, mỗi người cần chủ động bảo vệ gan của mình bằng các cách sau:

  • Có lối sống lành mạnh, hạn chế các thức uống có cồn như rượu bia, hút thuốc lá.
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đạm. Ưu tiên ăn thực phẩm thực vật.
  • Không lạm dụng thuốc, nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ tránh gây tổn hại gan.
  • Chú ý khi tiếp xúc, chăm sóc người bệnh viêm gan do virus B, C.
  • Tẩy sán lá gan định kỳ. Khám sức khỏe định kỳ.
  • Tiêm ngừa vacxin viêm gan do virus.
cach phong ngua benh xo gan
Có lối sống lành mạnh, hạn chế các thức uống có cồn như rượu bia, hút thuốc lá.

Phương pháp điều trị bệnh xơ gan

Một số phương pháp điều trị bệnh xơ gan mà hiện tại được y học áp dụng như sau:

  • Điều trị theo nguyên nhân mắc bệnh: đối với mỗi bệnh nhân có các nguyên nhân mắc bệnh khác nhau thì bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.
  • Điều trị các biến chứng kèm theo (nếu có): kết hợp với điều trị bệnh chính thì người bệnh cũng được điều trị các bệnh lý liên quan tăng khả năng phục hồi cao.
  • Chọc dịch ổ bụng: nếu phát hiện bệnh nhân có ổ dịch ở bụng các bác sĩ sẽ tiến hành chọc dịch ổ bụng ngăn ngừa bệnh biến chứng.
  • Ghép gan: nếu có gan hiến tặng của người bệnh chết não thì bệnh nhân sẽ được tiến hành ghép gan.
phuong phap dieu tri benh xo gan
Một số phương pháp điều trị bệnh xơ gan mà hiện tại được y học áp dụng như chọc dịch ổ bụng, ghép gan,….

Với những thông tin hữu ích trên từ Vivita.vn hi vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh xơ gan cũng như giải đáp một số thắc mắc liên quan đến câu hỏi “bệnh xơ gan có lây không? giúp các bạn có phương pháp phòng ngừa bệnh đúng cách. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 1900 2061 để được các Dược sĩ giải đáp.

Xem thêm:

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)