#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

[GIẢI ĐÁP] Bệnh Thiểu Năng Vành Là Gì? Cách Điều Trị Bệnh Thiểu Năng Vành

Bệnh thiểu năng vành là một bệnh lý thuộc hệ tim mạch, đây là hậu quả của tình trạng xơ vữa động mạch do sự lắng đọng của cholesterol ở thành động mạch. Bệnh thiểu năng vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý tim mạch nói chung. 

Bệnh thiểu năng vành nguy hiểm như thế nào?

Thiểu năng vành (hay còn gọi là bệnh động mạch vành, suy vành, xơ vữa mạch vành,…) là bệnh lý xảy ra khi có một hoặc nhiều nhánh động mạch vành (động mạch cung cấp máu nuôi tim) bị xơ vữa và thu hẹp, làm giảm lưu lượng máu tới tim, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não,….đe dọa sức khỏe của người bệnh.

Để cải thiện bệnh thiểu năng vành, bệnh nhân cần phải thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế, giúp theo dõi và kiểm soát mức độ tắc hẹp của động mạch vành, từ đó tăng cường dòng chảy của máu qua hệ thống này.

Chúng ta có thể hình dung các động mạch vành như những ống dẫn nước, khi lòng mạch vành bị hẹp, lượng máu chảy qua chỗ bị hẹp đó sẽ giảm. Hậu quả là thiếu máu đến nuôi phần cơ tim phía sau. 

Vùng cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng sẽ kích thích các đầu dây thần kinh gây nên cảm giác đau ở ngực (vùng trước tim), khiến nhiều bệnh nhân tìm đến bác sĩ với tình trạng đau nhói vùng ngực trái như có ai bóp nghẹt ở ngực.

Đặc điểm của bệnh thiểu năng vành

Bệnh thiểu năng vành hình thành là do sự tạo ra các mảng xơ vữa trong cơ thể và bám vào bên trong thành mạch, tích tụ lâu dần trở nên nhiều hơn và lấp kín lòng mạch, gây cản trở lưu thông dòng máu.

Đặc điểm của bệnh thiểu năng vành thường thấy như:

  • Khi người bệnh làm việc gì đó quá gắng sức như khuân vác đồ nặng, leo cầu thang, đi bộ xa, căng thẳng, sợ hãi, bị lạnh đột ngột,…
  • Cảm giác đau ngay giữa ngực hay lệch sang trái, ranh giới vùng bị đau không rõ ràng, có khi chỉ cảm giác nặng hoặc nhói nhói vùng ngực, chứ không đau thật sự. Thời gian cơn đau kéo dài tối thiểu là 3 – 4 phút.
  • Đau sẽ giảm dần khi nghỉ ngơi, hoặc khi dùng thuốc dãn mạch vành.

Lưu ý, Đđau ngực còn có thể do nhiều nguyên nhân khác ngoài hoạt động của chức năng tim.

Để xác định chính xác có phải người bệnh đang mắc phải bệnh lý này không, các bác sĩ chuyên khoa tim phải làm thêm các xét nghiệm tại bệnh viện cho bệnh nhân như: Đo điện tâm đồ, làm nghiệm pháp gắng sức, làm xạ hình tưới máu cơ tim hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) tim, chụp hình động mạch vành. 

dac-diem-cua-benh-thieu-nang-vanh
Bệnh thiểu năng vành hình thành là do sự tạo ra các mảng xơ vữa trong cơ thể và bám vào bên trong thành mạch.

Biến chứng thường thấy của bệnh thiểu năng vành

Biến chứng của bệnh thiểu năng vành vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh, thậm chí, bệnh này nếu để lâu có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

  • Rối loạn nhịp tim: Cơ tim không hoạt động tốt như bình thường là khi nó không được bơm đủ máu, dẫn đến hoạt động dẫn truyền điện trong tim có thể bị rối loạn, làm phát triển một số rối loạn nhịp tim nghiêm trọng chẳng hạn như rung nhĩ, nhịp nhanh nhanh thất, rung thất… có thể gây ngừng tim đột ngột và dẫn tới tử vong.
  • Đột quỵ não: cục máu đông từ động mạch vành có thể di chuyển theo dòng máu tới các động mạch khác trong cơ thể, chẳng hạn như động mạch mão, làm tắc nghẽn mạch máu não và gây ra đột quỵ.
  • Suy tim: Theo thời gian, khi cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng sẽ dẫn đến suy tim, tim không đủ khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, ho khan và phù chi,…
  • Nhồi máu cơ tim: Nếu các mảng xơ vữa trong động mạch bị nứt vỡ, một cục máu đông có thể hình thành làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng máu đến tim, gây nhồi máu cơ tim cấp và dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Những biểu hiện thường gặp của bệnh thiểu năng vành kể trên rất dễ nhận biết. Do vậy, nếu bạn thấy xuất hiện cơn đau thắt ngực với cảm giác đè nén, chèn ép, bóp nghẹt ở ngực, đau có thể lan tới cổ, vai, hàm và xuống cánh tay của bạn và kéo dài hơn 15 phút mà không thuyên giảm thì cần khẩn trương tới bệnh viện để được cấp cứu. 

bien-chung-cua-benh-thieu-nang-vanh
Biến chứng của bệnh thiểu năng vành vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

Đối tượng dễ mắc bệnh thiểu năng vành

Những đối tượng người dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh thiểu năng vành phải kể đến như:

-Người bị cholesterol cao, mỡ máu, mỡ gan.

  • Huyết áp cao
  • Người bị thừa cân, béo phì
  • Người bị tiểu đường
  • Người có thói quen hút thuốc lá
  • Nam giới và nữ giới từ 50 tuổi trở lên
  • Người ít vận động, ngồi nhiều, ít uống nước
doi-tuong-de-bi-thieu-nang-vanh
Người bị cholesterol cao, mỡ máu, mỡ gan, huyết áp cao, người bị thừa cân, béo phì…

Cách điều trị bệnh thiểu năng vành

Một số cách giúp cải thiện và phòng tránh bệnh thiểu năng vành tại nhà mà người bệnh cần chú ý như: 

  • Thay đổi cách sinh hoạt, chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi (giảm ăn mỡ, bỏ thuốc lá, bỏ rượu, tập thể dục,…)
  • Điều trị các bệnh có liên quan như tăng huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu,…
  • Uống thuốc chữa thiểu năng vành bằng nhiều loại thuốc phối hợp. Việc dùng các thuốc điều trị thiểu năng vành cần phải có sự cho phép của bác sĩ tim mạch, tuyệt đối người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc trị bệnh.
  • Nếu triệu chứng đau ngực hay suy tim vẫn không cải thiện dù đã điều trị nội khoa đầy đủ, bác sĩ sẽ chụp hình động mạch vành để tìm xem có chỗ nào bị hẹp nặng không, nếu có thì cần phải dùng dụng cụ để nong cho lòng mạch máu rộng ra và đặt vào chỗ hẹp đó một giá đỡ (STENT) để phòng ngừa bị hẹp lại sau này.

Phòng tránh bệnh thiểu năng vành 

Các cách giúp phòng tránh bệnh thiểu năng vành mà bạn cần biết:

  • Cần phải điều trị ngay lập tức nếu bệnh nhân đang có các bệnh lý trong người như bệnh cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,…
  • Tập thể dục đều đặn để duy trì cân nặng lý tưởng, tránh bị thừa cân, béo phì.
  • Tuyệt đối bỏ hút thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích.
  • Duy trì thói quen vận động, ít ngồi nhiều. Đồng thời, giảm bớt sự căng thẳng, lo âu, suy nghĩ lạc quan, vui vẻ.
cach-phong-tranh-benh-thieu-nang-vanh
Duy trì thói quen vận động, ít ngồi nhiều. Đồng thời, giảm bớt sự căng thẳng, lo âu, suy nghĩ lạc quan, vui vẻ.

Trên đây là những thông tin giải đáp về bệnh thiểu năng vành, được chia sẻ bởi Dược sĩ Linh Chi tại Vivita.vn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết hoặc gọi đến hotline 1900 2061 để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn nhiệt tình nhất nhé.

Xem thêm: Xơ vữa động mạch nên ăn gì

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)