Nên Uống Sữa Bầu Khi Nào Để Thai Nhi Hấp Thu Tốt Nhất?
Xem nhanh nội dung bài viết
Sữa bầu là một trong những nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết trong suốt thai kỳ cho bà mẹ mang thai. Sữa bầu không những giúp mẹ tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch mà còn giúp thai nhi phát triển tốt. Vậy uống sữa bầu khi nào để đảm bảo hấp thụ tốt nhất cho cả mẹ và con? Mẹ bầu cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Uống sữa bầu khi nào thì hợp lý?
Uống sữa bầu thời điểm trước và trong khi mang thai
Sữa bầu là thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Thế nhưng không ít các bà mẹ đang thắc mắc rằng liệu uống sữa bầu khi nào là thích hợp? Thật ra, mẹ có thể uống sữa bầu trong thời gian trước khi có ý định sinh con hoặc thời điểm sớm biết tin mình mang thai. Bởi vì trong sữa bầu có chứa nhiều loại dưỡng chất như axit folic, canxi, sắt và nhiều nhóm vitamin giúp cho mẹ bổ sung kịp thời các chất cần thiết cho thai nhi ngay từ khi bắt đầu hình thành bào thai. Điển hình như việc bổ sung đủ axit folic trong 3 tháng đầu của thai kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
Đặc biệt, đối với những mẹ bầu bị ốm nghén không ăn được, thường xuyên nôn, chán ăn dẫn đến tình trạng thiếu chất, sụt cân, sức đề kháng kém. Lúc này, sữa bầu sẽ là “vị cứu tinh” tuyệt vời giúp mẹ hồi phục sức khỏe và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi.
Trong suốt giai đoạn thai kỳ, việc uống sữa bầu mỗi ngày là điều tất yếu. Vì hầu hết hệ cơ quan của thai nhi sẽ phát triển trong 12 tuần đầu thai kỳ và tăng trưởng nhanh đến tuần 20. Đây là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng, do đó mẹ nên cố gắng dành thời gian uống sữa bầu mỗi ngày, để giúp thai nhi phát triển tối ưu và toàn diện.
Uống sữa bầu thời điểm sau khi sinh
Theo như lời khuyên của bác sĩ, mẹ có thể duy trì uống sữa bầu sau khi sinh, trong giai đoạn cho con bú. Khi “vượt cạn” xong, nếu như vẫn duy trì uống sữa bầu, mẹ sẽ nhanh lại sức, đồng thời nguồn sữa cho bé cũng dồi dào và chất lượng hơn. Bên cạnh đó, mẹ nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh thì sẽ dễ dàng trong việc chăm sóc cho bé yêu. Mẹ có thể ngưng sử dụng sữa bầu trong một vài tháng sau khi em bé chào đời. Nhưng nếu có điều kiện, mẹ vẫn nên tiếp tục uống cho đến khi bé ngừng bú.
Uống sữa bầu vào thời gian nào trong ngày?
Uống sữa bầu đúng cách và khoa học sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt nhất cho mẹ. Do đó, uống sữa bầu khi nào trong ngày cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng vào mẹ và thai nhi.
Theo các chuyên gia, mẹ nên uống 2 ly sữa mỗi ngày, tương đương khoảng 250 – 500ml/ ngày vào buổi sáng và buổi tối. Mẹ chỉ nên uống sữa bầu sau khi ăn sáng từ 1 đến 2 giờ để hệ tiêu hóa không bị làm việc quá tải. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, mẹ sử dụng 1 ly sữa ấm cũng sẽ giúp giấc ngủ được ngon hơn. Tuy nhiên, mẹ nên tránh việc uống sữa sát giờ ngủ vì dễ bị tiểu đêm, gây mất ngủ và mệt mỏi.
Hướng dẫn uống sữa bầu để có hiệu quả nhất
Khi pha sữa, mẹ hãy sử dụng nước ấm vừa đủ, không quá nóng cũng không quá lạnh, vì như thế sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng sữa bầu. Ngoài ra, mẹ không nên sử dụng sữa bầu thay cho nước lọc vì thai nhi sẽ nặng hơn nhưng mẹ lại bị thừa chất, có thể dẫn đến hiện tượng béo phì sau sinh hoặc khó sinh.
Đối với trường hợp bị ốm nghén nặng, mẹ có thể chọn cách uống từ từ từng lượng nhỏ một cho đến khi quen dần. Ban đầu, mẹ hãy pha loãng sữa hơn một chút và sau đó tăng dần độ đậm đặc sao cho cảm thấy dễ chịu khi uống nhất. Trong khi uống, mẹ có thể chọn loại sữa có mùi vị mẹ yêu thích và ăn kèm với bánh quy hoặc trái cây. Việc này có thể giúp mẹ dễ uống hơn đấy.
Lợi ích của sữa bầu đối với mẹ và thai nhi
Sở dĩ sữa bầu tốt cho mẹ và bé bởi vì như đã nêu ở trên, sữa bầu có chứa các loại dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng cả mẹ lẫn con, bao gồm:
- Axit folic hỗ trợ vào quá trình tạo máu cho cơ thể mẹ và giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ngay trong giai đoạn đầu khi thai nhi hình thành.
- Canxi được bổ sung cho mẹ nhằm đáp ứng nhu cầu cao ở những tháng cuối thai kỳ và thời điểm cho con bú. Bổ sung canxi đầy đủ trong thai kỳ giúp đảm bảo quá trình phát triển hệ xương, răng của thai nhi.
- Omega 3 là một trong số những loại axit béo không no quan trọng nhất. Omega 3 giúp nâng cao sức khỏe của mẹ và hỗ trợ sự hình thành, phát triển hệ thần kinh, thị lực của bé.
- Protein là chất dinh dưỡng nền móng giúp duy trì sức sống, cung cấp năng lượng cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, protein còn giúp tạo cơ, xương và tạo máu cho bé từ khi còn ở trong bụng mẹ.
- Sắt là chất khoáng mà mẹ bầu cần bổ sung nhiều trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối và sau khi sinh. Sắt đóng vai trò quan trọng cho quá trình tạo máu, giúp vận chuyển oxy trong máu đến các mô trong cơ thể của mẹ và thai nhi. Đồng thời, việc bổ sung đủ sắt cũng đảm bảo sức đề kháng cho mẹ trong suốt thai kỳ. Mẹ nên chọn các loại sữa có thành phần sắt hữu cơ dễ hấp thu để tránh tình trạng táo bón khi uống sữa bầu.
- Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đầu tiên của thai nhi, đặc biệt là quá trình phân chia tế bào. Trong trường hợp mẹ mang thai bị thiếu kẽm sẽ có nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra không đảm bảo về cân nặng, chiều cao và kích thước vòng đầu. Do đó, mẹ nên bổ sung kẽm có trong sữa hoặc các thực phẩm bổ sung ngay từ những giai đoạn sớm của thai kỳ.
- I-ốt rất cần thiết để đáp ứng đủ nhu cầu hormon tuyến giáp của cả mẹ và thai nhi. Cùng với đó, i-ốt đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.
Chính vì vậy, việc uống sữa bầu hàng ngày không những giúp bé phát triển tốt trong bụng mẹ mà còn tạo nền tảng cho sức khỏe sau này.
Nên uống sữa bầu loại nào?
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại sữa bầu với nhiều hương vị khác nhau. Do đó làm cho nhiều mẹ băn khoăn không biết lựa chọn loại sữa bầu nào thì tốt. Việc mẹ chọn cho mình loại sữa bầu phù hợp từ ban đầu sẽ giúp hạn chế được việc phải thay đổi sữa giữa chừng trong các giai đoạn mang thai. Mẹ hãy ghi chú lại những bí kíp sau.
Lựa chọn sữa tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi
Mẹ bầu nên theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và con để cân nhắc mua sữa bầu sao cho phù hợp. Đối với những mẹ bị có sức khỏe yếu, thường xuyên chóng mặt và mệt mỏi thì nên chọn sữa có hàm lượng sắt, kẽm cao. Mặt khác, mẹ hãy theo dõi sự phát triển của thai khi trong những lần khám định kỳ. Nếu thấy thai nhi đang phát triển chậm hơn so với tiêu chuẩn thì mẹ nên chọn loại sữa bầu có giàu protein, canxi, vitamin và khoáng chất.
Lựa chọn sữa của thương hiệu uy tín
Khi mua sữa bầu, mẹ nên lựa chọn những thương hiệu uy tín và được nhiều người phản hồi tích cực. Điều này giúp cho mẹ lựa chọn được loại sữa tốt và tránh việc thay đổi nhiều lần. Bên cạnh đó, mẹ hãy mua sữa bầu tại các cửa hàng chuyên phân phối sản phẩm chính hãng để không bị mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lựa chọn hương vị mẹ thích
Đối với một số mẹ sữa bầu khó uống và rất dễ bị ngán. Chính vì thế, mẹ nên lựa chọn sữa theo hương vị yêu thích để kích thích vị giác tốt hơn. Có nhiều loại hương vị sữa bầu như socola, trà xanh, vani, đậu nành,… Tuy nhiên, ngoài việc lựa chọn hương vị ra, mẹ cần đảm bảo bản thân không bị dị ứng với bất kì thành phần nào của sữa.
Cân đối giữa uống sữa bầu và chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và phát triển của thai nhi thì việc bổ sung các chất từ sữa bầu và thực phẩm hàng ngày rất quan trọng. Việc uống sữa bầu khi nào và uống bao nhiêu sẽ phụ thuộc một phần vào lượng chất dinh dưỡng mà mẹ bổ sung từ thực phẩm hàng ngày. Mẹ bầu cần lưu ý để cân đối được tỷ lệ các chất dinh dưỡng từ các nguồn bổ sung sao cho hợp lý.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ
Tam cá nguyệt đầu tiên (12 tuần đầu khi mang thai)
Giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn hình thành cấu trúc và chức năng của não bộ thai nhi. Trong thời kỳ này, mẹ cần được cung cấp đủ năng lượng trung bình cho một phụ nữ là 2200kcal/ngày từ các chất dinh dưỡng có trong sữa và thực phẩm dùng hàng ngày.
Đặc biệt, mẹ cần chú ý tăng cường các chất tham gia vào quá trình hình thành não bộ của thai nhi như axit folic, Iot, sắt, vitamin B12. Theo khuyến nghị của DRI Hoa Kỳ (Lượng ăn vào khuyến nghị), mỗi ngày thai phụ cần bổ sung 60 mcg Axit folic, 220 mcg i-ốt, 27mg sắt, 26 mcg vitamin B12.
Tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 13 đến tuần 27)
Giai đoạn này mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để thai nhi phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện não bộ. Nhu cầu năng lượng cần bổ sung thêm là +340 kcal/ngày (so với năng lượng trung bình). Do đó, lượng protein cần bổ sung là 71g/ngày, vitamin C 85mg/ngày, vitamin E 15mg/ngày, selen 60mg/ngày theo DRI. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung sắt là 60mg/ngày, kẽm 11mg/ngày để thúc đẩy cho quá trình phát triển thai nhi và tăng cường sức đề kháng cho hai mẹ con.
Tam nguyệt cá thứ ba (từ tuần 28 đến khi e bé sinh ra)
Trong những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu năng lượng của mẹ tăng cao thêm +450 kcal/ngày. Để hoàn thiện trí não, hệ thần kinh và thị lực của trẻ, mẹ không thể không bổ sung các chất bao gồm DHA 140 mg/ngày, cholin 450mg/ngày theo DRI. Cùng với đó, giai đoạn này, thai nhi cũng phát triển nhanh hệ cơ và xương, răng nên cần bổ sung vitamin D 60 IU/ngày, canxi 1000mg/ngày. Thai phụ cần bổ sung thêm 28g chất xơ prebiotics mỗi ngày để thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột.
Giai đoạn sau sinh và cho con bú
Để hồi phục sức khỏe sau sinh và duy trì nguồn sữa chất lượng để nuôi trẻ, mẹ cần được cung cấp thêm +450 kcal năng lượng mỗi ngày. Theo DRI, hàm lượng DHA cần được bổ sung tăng lên 140g/ngày, i-ốt 290mg/ngày, vitamin D 600 IU/ngày, sắt 60mg/ngày. Lúc này, mẹ cần được cung cấp thêm các vitamin nhóm B hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất của trẻ bao gồm vitamin B1 là 1,4 mg/ngày, vitamin B2 là 1,6 mg/mỗi ngày, vitamin B16 là 2mg/ngày, vitamin B12 là 2,8 mcg/ mỗi ngày.
Các nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho mẹ bầu
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột tốt cho mẹ bầu vì giàu năng lượng và còn chứa nhiều chất xơ, sắt, vitamin nhóm B, axit folic và nhiều khoáng chất khác. Những thực phẩm giàu tinh bột mẹ nên bổ sung : gạo, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, khoai lang, yến mạch, gạo lứt, …
- Thực phẩm giàu đạm như trứng, các loại đậu, đậu phụ, bơ đậu phộng và thịt nạc … mẹ có thể thay đổi để bổ sung hàng ngày.
- Thực phẩm giàu canxi và tốt cho mẹ bầu có thể bổ sung như sữa, các sản phẩm làm từ sữa (sữa chua, phô mai, …), hải sản, cá chạch, tảo biển, rau cải xoăn, súp lơ xanh, …
- Thực phẩm giàu sắt mẹ có thể bổ sung như thịt đỏ, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau chân vịt, …
- Thực phẩm giàu các axit béo mẹ nên ăn như cá biển, các loại hạt dinh dưỡng (óc chó, hướng dương, …), dầu thực vật, rau súp lơ, quả việt quất, …
- Chất xơ giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn, hạn chế được tình trạng táo bón có trong các loại thực phẩm như các loại rau xanh, trái cây, sinh tố, nước ép hoa quả…
Kết luận
Nhìn chung, mẹ có thể uống sữa bầu từ lúc chuẩn bị mang thai cho đến khi giai đoạn đang cho con bú. Tuy nhiên, để hấp thụ hiệu quả các chất dinh dưỡng, mẹ cần uống sữa đúng cách và lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mình. Nên uống sữa bầu vào tháng thứ mấy và uống bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng mà mẹ bổ sung từ thực phẩm hàng ngày. Mẹ bầu cần lưu ý để cân đối được tỷ lệ các chất dinh dưỡng từ các nguồn bổ sung sao cho hợp lý. Chúc mẹ luôn có nhiều sức khỏe và ngày vượt cạn được mẹ tròn con vuông nhé!
Hy vọng những chia sẻ của VIVITA.VN đã giải đáp giúp mẹ nên uống sữa bầu khi nào để hiệu quả tốt nhất. Mọi thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 2061 để được Dược sĩ tư vấn và giải đáp.