#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Trĩ Ngoại Độ 1: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhanh Nhất

Theo thống kê, trĩ là một trong những bệnh lý hậu môn trực tràng phổ biến nhất tại Việt Nam và trên thế giới. Trong đó, trĩ ngoại độ 1 khá phổ biến và chiếm khoảng 30% đối tượng mắc bệnh trĩ. Trong bài viết dưới đây, Vivita mời khách hàng tìm hiểu chi tiết về các triệu chứng và giải pháp điều trị hiệu quả.

Thông tin chung về bệnh trĩ ngoại độ 1

Bệnh trĩ ngoại độ 1 là gì?

Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn đầu nhẹ nhất của bệnh trĩ ngoại. Khi đó, các búi trĩ xuất hiện ở bên ngoài hậu môn nhưng không gây đau đớn nhiều. Đôi khi đi đại tiện, người bệnh vẫn thấy có máu, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh trĩ, nhưng nó có thể trở nên trầm trọng hơn và phát triển thành trĩ cấp độ 2 nếu không được điều trị sớm.

Thông tin chung về bệnh trĩ ngoại độ 1
Thông tin chung về bệnh trĩ ngoại độ 1

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố dẫn đến bệnh trĩ ngoại độ 1, trong đó các nguyên nhân phổ biến là:

  • Táo bón kéo dài: Khi rặn mạnh để đi đại tiện, áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn tăng lên, gây giãn nở và hình thành búi trĩ.
  • Ngồi lâu, ít vận động: Tư thế ngồi lâu một chỗ, đặc biệt là dân văn phòng làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
  • Chế độ ăn ít chất xơ: Thiếu chất xơ làm phân cứng, khó đi hoặc cọ vào vách hậu môn gây chảy máu.
  • Mang thai: Trong quá trình mang thai, tử cung có thai nhi to nên chèn ép vào các tĩnh mạch hậu môn.
  • Yếu tố di truyền: Chỉ chiếm phần trăm nhỏ, thành tĩnh mạch ở vùng hậu môn yếu do di truyền nên dễ bị trĩ ngoại.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Từ các nguyên nhân trên, có thể rút ra được đối tượng dễ bị trĩ ngoại là: 

  • Dân văn phòng phải ngồi lâu một chỗ và ít vận động.
  • Người có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn ít rau củ, uống ít nước.
  • Người phải làm việc hoặc mang vác nặng.
  • Phụ nữ đang mang thai.
Phụ nữ có thai dễ bị trĩ ngoại độ 1
Phụ nữ có thai dễ bị trĩ ngoại độ 1

tel: 1900 2061

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại độ 1 thường gặp nhất

Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn đầu nên các dấu hiệu không quá rõ ràng và dễ bị nhầm thành táo bón. Vì người bệnh chưa cảm thấy quá đau đớn, chỉ đôi khi thấy ngứa ngáy, hơi vướng mắc khó chịu. Vậy nên, ngay khi gặp các dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra sớm:

  • Ngứa ngáy hậu môn.
  • Đau rát hậu môn.
  • Chảy máu (chỉ có ít máu thấm trên giấy vệ sinh).
  • Cảm giác có vật cứng ở hậu môn mỗi khi đi vệ sinh xong hoặc khi ngồi.

Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ kiểm tra cơ bản bằng cách khám trực tràng bằng ngón tay hoặc nội soi hậu môn.

Cách điều trị trĩ ngoại độ 1 hiệu quả

Ngâm và xông hậu môn

Ngâm và xông là phương pháp dân gian được đánh giá là hiệu quả khi điều trị trĩ ngoại độ 1. Phương pháp này có tác dụng giảm sưng, giảm đau, làm sạch vùng hậu môn, tăng cường tuần hoàn máu.

Khi xông: Người bệnh dùng các loại lá có tính sát khuẩn như lá trầu không, lá ngải cứu, lá khế,… Sau đó, mọi người cho vào nồi nước, đun sôi, sau đó đổ ra chậu để xông hơi phía trên.

Khi ngâm: Người bệnh tận dụng lại nước xông khi đã nguội bớt (khoảng 38-40 độ C), pha thêm chút muối rồi ngâm hậu môn trong khoảng 15-20 phút.

Cách điều trị trĩ ngoại độ 1 hiệu quả
Cách điều trị trĩ ngoại độ 1 hiệu quả

Sử dụng thuốc uống và thuốc bôi

Trĩ ngoại độ 1 chưa cần làm phẫu thuật cắt bỏ. Thay vào đó, bác sĩ sẽ kê cho bạn kem bôi, thuốc đặt hoặc viên uống để làm co búi trĩ, giảm đau, giảm sưng, kháng viêm và làm se vết thương. 

Trĩ cấp độ 1 có thể được điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn như thuốc mỡ hydrocortisone, Analpram và Proctofoam. Bác sĩ có thể kê thêm Hydrocortisone để giảm ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn cho người bệnh.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Nguyên nhân chính gây ra trĩ chính là chế độ ăn uống không lành mạnh. Do đó, người bệnh có thể phòng ngừa và giảm các biến chứng của trĩ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống.

  • Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để giúp phân mềm, dễ đi.
  • Uống đủ nước: Ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp làm mềm phân và tăng nhu động ruột.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, rượu bia: Những thực phẩm không tốt kích thích hậu môn, gây đau rát.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Tất cả mọi người, đặc biệt là dân văn phòng, học sinh, sinh viên hay ngồi lâu cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh. 

  • Tập thể dục đều đặn: Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, pilates, đi bộ,… giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm táo bón.
  • Tránh ngồi lâu một chỗ: Nên đứng dậy đi lại thường xuyên và hạn chế ngồi xổm.
  • Giữ vệ sinh vùng hậu môn: Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện bằng nước ấm, lau khô nhẹ nhàng.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt để điều trị trĩ ngoại
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt để điều trị trĩ ngoại

Điều chỉnh thói quen đi vệ sinh

Một vấn đề mà rất ít người nghĩ đến, nhưng lại cực kỳ hiệu quả là thói quen đi vệ sinh hàng ngày. Theo các chuyên gia, các vấn đề về đường ruột sẽ giảm đi đáng kể nếu mọi người:

  • Không rặn mạnh: Rặn mạnh sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, gây tổn thương.
  • Đi đại tiện đúng giờ: Hình thành thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định mỗi ngày.

Bệnh trĩ ngoại độ 1 có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ngoại độ 1 không gây nguy hiểm hay biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, cảm giác ngứa ngáy, đau rát, chảy máu khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển lên độ 2 khó trị hơn, thời gian trị bệnh cũng lâu hơn.

Để phòng bệnh, mọi người nên xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao như người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người làm việc văn phòng,… cần khám sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào, mọi người phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị phù hợp.

Qua bài viết trên, khách hàng đã được tìm hiểu về căn bệnh trĩ ngoại độ 1 và cách điều trị hiệu quả. Nếu mọi người còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy gọi ngay cho các dược sĩ Vivita qua số 1900 2061 nhé!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)