#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Viêm khớp dạ̣ng thấp theo y học cổ truyền là bệnh gì?

Cơ Xương Khớp

Có thể bạn chưa biết, viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền là những đánh giá – nhận xét dựa trên góc độ bằng đông y. Chính vì vậy, người thực hiện điều trị theo y học cổ truyền thường có tỷ lệ đạt hiệu quả cao, khả năng phục hồi nhanh và hầu như là không xảy ra biến chứng sau điều trị như một số cách chữa thông thường khác.

QC

Viêm khớp dạ̣ng thấp theo y học cổ truyền là bệnh gì?

Trước khi nói về quan niệm của y học cổ truyền, chúng ta hãy cùng xem y học hiện đại giải thích cơ chế của bệnh viêm khớp dạng thấp như thế nào qua những thông tin dưới đây nhé.

Đối với các bác sĩ Tây Y thì thực trạng viêm là bênh tự miễn nhiễm xuất phát từ cơ thể con người. Khi khớp xương có những vấn đề lạ thường do vi khuẩn, virus… gây ra thì hệ miễn dịch sẽ tự tạo ra phản ứng viêm để chống lại các tác nhân đó. Điều này không những không giúp ích mà còn là một sự nhầm lần tai hại. Bởi các khớp xương đang khỏe mạnh vô tình bị viêm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn ở các khớp xương, khớp sưng đỏ và nóng lên,… kèm theo nhiều biểu hiện khác.

Ngược lại, theo các chuyên gia Đông Y thì lại có cái nhìn hoàn toàn riêng biệt về căn bệnh này. Viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền được gọi là chứng Tý. Tý có nghĩa là bí, là kinh mạch khí huyết bị bế tắc do không được thông suốt với nhau. Những biểu hiện mà chứng Tý gây ra thường là những cơn tê buốt, nhức đau khớp, mỏi mệt, suy nhược cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp theo Đông y

Hiểu biết rõ về bệnh giúp chúng ta có thể sớm phát hiện bệnh và tìm ra cách giải triệt để nhất. Sau đây là các dấu hiệu để nhận biết bệnh từ sớm và chính xác nhất.

  • Cứng khớp
viem khop dang thap theo y hoc co truyen
Cứng khớp là triệu chứng xuất hiện ở người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Là một biểu hiện điển hình đầu tiên xuất hiện ở người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Thông thường, người bệnh sẽ gặp khó chịu do các khớp xương ở ngón tay, ngón chân, bàn chân, cổ chân, đầu gối trở lên khô cứng, không thể co duỗi một cách bình thường, nhất là vào buổi sáng khi mới tỉnh dậy. Bạn phải mất thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng để xoa nắn, chân tay mới trở lại hoạt động bình thường.

  • Sưng đau khớp

Sưng đau khớp cũng được xem là biểu hiện thường thấy của bệnh nhân. Các khớp sưng đỏ, đau nhức, chạm vào có cảm giác nóng ran… là tình trạng xảy ra do thể dịch tích tụ nhiều hoặc bị phù thũng.

  • Sốt

Khi mới bị viêm do các bệnh nhiễm khuẩn của viêm khớp dạng thấp gây ra, cơ thể bệnh nhân sẽ phản ứng lại bằng cách tăng nhiệt dộ cơ thể. Tuy nhiên, do hệ miễn dịch của người bị viêm khớp đã rối loạn, nên gây ra sốt. Đây cũng là biểu hiện sớm nhất của bệnh.

  • Các triệu chứng khác

Người mắc bệnh còn có các dấu hiệu khác như: khô miệng, khó thở, mắt đỏ và đục thủy tinh thể, loãng xương, xương mềm giòn, dễ gẫy, cơ thể mệt mỏi, suy nhược…

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Những nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp ở người thường do hệ miễn dịch bị suy giảm. Lúc đó, theo y học cổ truyền, các khí Phong Hàn Thấp Nhiệt sẽ lợi dụng điều này xâm nhập vào kinh đởm, gan, thận gây tổn thương khiến khí huyết bít tắc và làm cho các khớp bị sưng đỏ, viêm. Vì thế, muốn điều trị bệnh, các chuyên gia về y học cổ truyền thường sẽ tập trung vào 5 điểm:

  • Khai thông khí huyết, giải tỏa kinh lạc
  • Khu phong, trừ thấp, tán hàn và giải nhiệt.
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Bồi bổ chức năng của gan – thận, nội tạng và các hệ xương khớp
  • Giải tỏa chứng viêm đau khớp

Y học cổ truyền Việt Nam nằm trong một quần thể y học cổ truyền Đông Nam Á, chính vì thế quan niệm về có nét giống và khác nhau. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với kho tàng Đông Y đồ sộ, các lương y quốc gia này cũng có cái nhìn tương tự với Việt Nam.

viem khop dang thap theo y hoc co truyen
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền là do trạng tắc nghẽn máu

Theo y học cổ truyền tại Trung Quốc thì bệnh viêm khớp dạng thấp cũng được cho là thuộc tình trạng tắc nghẽn máu. Để khớp khỏe mạnh thì máu cần được lưu thông đến khớp, xương và dây chằng. Các lương y giải thích rằng hoạt huyết chính là năng lượng thiết yếu của chúng ta, bao gồm cả năng lượng thần kinh và năng lượng sinh học. Nếu không có máu, các khớp khó có thể vận động được như bình thường.

Cách chữa viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Dựa vào những quan niệm và phép trị trên, các chuyên gia về Đông Y đưa ra rất nhiều bài thuốc phù hợp với từng tình trạng bệnh và theo từng thể trạng khác nhau. Trong đó, cách điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y nổi bật nhất là hai bài thuốc cổ phương “Độc hoạt tang ký sinh” và “Quyên Tý Thang”. Hai bài thuốc kinh điển này được xem là khắc tinh của các nhóm bệnh thuộc xương khớp.

Độc hoạt tang ký sinh

  • Nguyên liệu: Phục linh 12g, Cam thảo 6g, Đương quy 8g, Đẳng sâm 12g, Bạch Thược 12g, Thục địa 12g, Độc hoạt 12g, Tần giao 12g, Quế chi 8g, Tang ký sinh 12g, Đỗ trọng 12g, Phòng phong 12g.
  • Công dụng: Hỗ trợ chữa đau nhức, mỏi khớp, điều trị phong hàn thấp tý, ích can thận, bổ khí huyết, chỉ tý thống.
  • Cách dùng: Sử dụng sắc với nước uống ngày 1 thang, chia làm 2 bát.

Quyên Tý Thang

  • Nguyên liệu: Đại táo 3 quả, trích cam thảo 4g, khương hoàng 12g, phòng phong 8g, hoàng kỳ 20g, gừng 4 lát, đương quy 12g, xích thược 12g, khương hoạt 8g.
  • Công dụng: Giúp hoạt huyết, tán hàn, giải nhiệt trừ thấp…
  • Cách dùng: Hãy sắc mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần uống.

Ngoài ra, bạn còn có thể dùng thuốc nam thay thế trong quá trình chữa viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền. Đây là cách làm được dân ta sử dụng từ rất lâu và cho hiệu quả rất tốt. Đặc biệt, các cây thuốc nam khá phổ biến nên dễ tìm kiếm, dễ mua và rất dễ thực hiện tại nhà. Sau đây là một số bài thuốc chữa đơn giản mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn.

Chườm với ngải cứu trắng

viem khop dang thap theo y hoc co truyen
Dùng ngải cứu trắng chườm là cách trị viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Đem ngải cứu sao cùng với muối trắng cho nóng, rồi bọc hỗn hợp này bằng một khăn vải sạch rồi chườm lên các khớp bị viêm. Nhớ chườm đều, trong quá trình thực hiện nếu ngải cứu bị nguội thì tiếp tục sao nóng rồi chườm tiếp. Ngay từ lần đầu thực hiện, bạn sẽ thấy các cơn đau nhức được giảm đi nhanh chóng.

Ngâm chân bằng nước gừng tươi và muối

Gừng tươi rửa sạch, đập dập, đem hòa cùng với muối và nóng ấm để ngâm chân từ 20-30 phút. Khi ngâm chân có thể thêm nước nóng vào để không bị nguội. Ngâm chân bằng nước gừng muối giúp người bị viêm khớp dạng thấp giảm đau, chống viêm, ngoài ra các giúp máu huyết dễ dàng lưu thông, bàn chân không còn tê cứng, đi lại khó khăn.

Dùng mễ nhân và đu đủ xanh

Lấy mễ nhân sống, cùng đu đủ xanh 1 lượng bằng nhau, sau đó đem đun chín nhừ thì bỏ thêm chút đường cho ngọt rồi ăn nóng. Đây là món ăn bổ, có tác dụng giảm các cơn đau, nhất là ở lưng, cổ và đầu gối.

Uống nước lá lốt

Sắc từ 20-30g lá lốt tươi hoặc 10g khô với 2 bát nước cho tới khi còn nửa bát nước thì dừng, để cho nguội bớt rồi uống sau bữa ăn. Uống liên tục trong vòng 10 ngày các triệu chứng đau sẽ được giảm một cách rõ rệt.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến viêm thấp khớp dạng thấp theo y học cổ truyền. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn sẽ giúp bạn có nhìn rõ nét hơn về bệnh khớp dạng thấp để bảo vệ mình và những người xung quanh tránh khỏi căn bệnh này nhé.

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)