#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Viêm Dạ Dày Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không?

Dạ Dày - Ruột

Viêm dạ dày mãn tính là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của không ít người bệnh. Theo số liệu thống kê, có tới khoảng 50% số người đi nội soi đường tiêu hoá mắc phải căn bệnh viêm dạ dày mạn tính này. Vậy viêm dạ dày mãn tính là gì? Bệnh có ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh hay không? Hãy để chúng tôi giúp bạn đi tìm câu trả lời nhé.

QC

Viêm dạ dày mãn tính là gì?

Bệnh viêm dạ dày mãn tính là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm. Loại viêm dạ dày này là do ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút, căng thẳng hoặc ăn uống các chất kích thích như rượu, lạm dụng thuốc NSAID, steroid hoặc ăn thức ăn cay. Nếu bệnh viêm dạ dày cấp tính không được chữa trị kịp thời sẽ diễn tiến thành căn bệnh mãn tính.

Khi bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính, niêm mạc dạ dày sẽ mắc biến đổi và mất những tế bào bảo vệ. Bởi vì bệnh xảy ra trong khoảng thời gian dài nên nó làm mòn dần đi lớp niêm mạc dạ dày và có khả năng dẫn tới chuyển sản hoặc dị sản. Một số biến đổi này có khả năng dẫn đến ung thư nếu như không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày

Sau đây là một số nguyên nhân điển hình dẫn tới viêm dạ dày bạn cần lưu ý.

  • Biến chứng xuất phát từ đau dạ dày cấp tính: Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đến nơi đến chốn bệnh viêm dạ dày cấp tính, thì có thể dẫn đến viêm dạ dày mãn tính, đe dọa tính mạng người bệnh. 
  • Vi khuẩn Helicobacter Pylori: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn H.P xâm nhập vào dạ dày qua đường miệng rồi cư trú sâu dưới lớp niêm mạc, đồng thời tiết ra chất độc gây viêm, mài mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và có nguy cơ bị ung thư dạ dày.
  • Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích: Lạm dụng thức uống có chất kích thích như uống quá nhiều rượu, bia hoặc ăn những món cay, món nướng, chiên nhiều dầu mỡ, … cũng là nguyên nhân khiến bạn bị viêm dạ dày.
  • Thuốc chống viêm steroid: Việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh như: thuốc aspirin, chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, thuốc giảm đau kháng viêm non – steroid, các thuốc giảm đau hạ sốt, quinin, … sẽ gây nhờn thuốc và gây hại cho dạ dày, đồng thời gây trở ngại trong quá trình điều trị.
  • Căng thẳng thần kinh: Stress, làm việc quá sức và suy nghĩ nhiều, sau phẫu thuật hay do tia xạ trong điều trị, đều là những yếu tố có thể làm dạ dày tăng tiết axit, giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dẫn đến tình trạng viêm dạ dày.
  • Do bị nhiễm bệnh: Các bệnh nhiễm khuẩn cấp như cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, viêm ruột thừa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa… cũng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm dạ dày.

nguyên nhân gây viêm dạ dày mãn tính

Nguyên nhân gây nên viêm dạ dày mãn tính

Dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày mãn tính

Những triệu chứng viêm dạ dày cấp tính xuất hiện khá phổ biến do thói quen ăn uống và sinh hoạt kém khoa học của chúng ta. Khi mắc bệnh viêm dạ dày cấp tính, cơ thể sẽ có hàng loạt những biểu hiện bất thường sau:

Những cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên

Tùy theo cơ địa và mức độ bệnh mà những cơn đau nhiều hay ít. Có nhiều người chỉ đau ở thời điểm quá đói hoặc quá no, còn có nhiều trường hợp thì cơn đau xuất hiện ở mức độ dày hơn. 

Những cơn đau này không chỉ tập trung ở vùng bụng mà còn lan sang vùng ngực khiến cho bệnh nhân có cảm giác tức ngực, khó chịu.

Thường xuyên bị ợ chua

Viêm dạ dày mãn tính là một trong những nguyên nhân làm bạn hay bị ợ chua. Do lúc này, niêm mạc dạ dày bị tổn thương nên lượng acid sẽ tiết ra nhiều hơn. Khi số lượng acid tăng lên quá mức cho phép thì hiện tượng ợ chua sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. 

Dấu hiệu ợ chua xuất hiện nhiều khiến người bệnh có cảm giác ăn không ngon miệng và kéo theo hàng loạt các hệ lụy liên quan đến sức khỏe khác.

Buồn nôn và nôn

Đây là một trong những dấu hiệu viêm dạ dày cấp tính mà chúng ta thường gặp nhất. Lúc này dạ dày đã gặp trục trặc nên thức ăn không tiêu hóa được, tích tụ lại trong dạ dày và gây ra cảm giác buồn nôn. Thậm chí có trường hợp nôn đến mức làm rách niêm mạc dạ dày, khiến những tổn thương của dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Bên cạnh đó việc nôn quá nhiều lần làm cho bạn bị rơi vào tình trạng mất nước, trạng thái này rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình chuyển hóa cũng như các hoạt động của cơ thể.

Chướng bụng

Đây cũng là dấu hiệu rất hay gặp ở bệnh nhân bị viêm dạ dày. Khi bị viêm dạ dày, hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng nên thức ăn sẽ không được tiêu hóa kịp mà tích tụ lại ở dạ dày. Điều này không chỉ gây ra cảm giác nặng bụng mà còn gây khó chịu, đặc biệt khi nằm nghỉ thì cảm giác sẽ càng khó chịu hơn.

Xem thêm: Mộc Vị Khang Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày [MỚI 2024] Hộp 15 gói

dấu hiệu viêm dạ dày mãn tính

Dấu hiệu viêm dạ dày mãn tính

Viêm dạ dày mãn tính có nguy hiểm không?

Bệnh viêm dạ dày mãn tính có ảnh hưởng đến tính mạng không? Câu trả lời là có, bệnh khởi phát và tiến triển rất nhanh, tiềm ẩn nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho tính mạng.

Xuất huyết dạ dày

Vết viêm nhiễm lâu ngày sẽ bào mòn sâu niêm mạc, phá hủy các động mạch lớn, máu sẽ chảy vào hệ tiêu hóa, người ta gọi hiện tượng này là xuất huyết dạ dày.

Người xuất huyết dạ dày rất dễ bị đe dọa tính mạng do mất máu nhiều. Vết loét khiến máu chảy ra rất khó cầm, do chúng bị phá hủy bởi axit dạ dày, cứ như vậy máu chảy liên tục khiến người bệnh có thể nguy hiểm. Những trường hợp như này thì cần phải lập tức đưa đến bác sĩ để tiến hành các biện pháp điều trị, tránh mất máu quá nhiều dễ dẫn đến tử vong.

Thủng dạ dày

Nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến vết loét ngày càng ăn sâu hơn, có thể gây thủng dạ dày. Đây là trạng thái cực kì nguy hiểm. 

Dịch dạ dày sẽ thông qua lỗ thủng tràn ra ngoài, phá hủy hết nội tạng và tế bào bởi tính axit. Nếu không phẫu thuật kịp thời may lỗ thủng lại, thì người bệnh rất dễ tử vong. Ngoài ra, các cơn đau do acid phá hủy có thể khiến người bệnh đau quằn quại hoặc bị ngất.

Hẹp môn vị dạ dày

Hẹp môn vị là hội chứng với biểu hiện chung là tình trạng lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng bị cản trở hoặc đình trệ hoàn toàn. Cụ thể, hiện tượng viêm dạ dày khiến thức ăn bị ứ đọng lại, không xuống ruột được hoặc xuống rất hạn chế.

Teo niêm mạc dạ dày

Vết viêm nhiễm khi lành sẽ để lại sẹo, một phần chúng sẽ co lại để khít lỗ loét.  Cứ như vậy thời gian dài niêm mạc sẽ bị teo lại và trở nên trơ cứng.

Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu hóa, dạ dày trở nên nhỏ hơn, thức ăn khó tiêu hóa. Nghiêm trọng hơn là có thể không tiêu hóa hoặc tiêu hóa rất kém, cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng, khiến sức khỏe người bệnh bị giảm sút trầm trọng.

 

viêm dạ dày mãn tính có nguy hiểm không

Các biến chứng của viêm dạ dày mãn tính

Chữa đau viêm dạ dày mãn tính

Để điều trị chữa đau viêm dạ dày mạn tính thì đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì. Cần đảm bảo các liệu pháp trị bệnh chữa trị từ các nguyên nhân đến các triệu chứng, đồng thời xóa bỏ các biến chứng có khả năng xảy ra. 

Các bác sĩ thường chỉ định cho các bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính dùng các loại thuốc như:

  • Thuốc ức chế cơ thể bơm proton
  • Các loại thuốc giúp chống H2 (ví dụ: Ranitidine)
  • Thuốc để dung hòa acid bên trong dạ dày 
  • Sử dụng thuốc để diệt trừ vi khuẩn Hp

Việc điều trị đau viêm dạ dày với thuốc Tây tuy mang đến hiệu quả cao nhưng lại thường dễ gây ra những tác dụng phụ với cơ thể. Bệnh nhân có thể bị đầy bụng, tiêu chảy, phát ban trong quá trình sử dụng thuốc. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp bị tăng men gan hay suy thận. 

Do đó, để chữa bệnh viêm dạ dày mãn tính an toàn, tốt hơn hết bạn cần lựa chọn những loại sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên. Đặc điểm của các bài thuốc này là hiệu quả cao về sau và đặc biệt an toàn tuyệt đối.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày điều độ thì mới chữa được bệnh đau dạ dày mãn tính:

  • Nên sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu, ăn nhiều rau xanh
  • Hạn chế tối đa ăn các món cay, đồ ăn chiên xào, đồ ngọt, bánh kẹo, những loại hoa quả chua, thức ăn cứng.
  • Hạn chế tối đa dùng các chất kích thích: thuốc là, rượu, bia,… 
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn đóng hộp và thịt chế biến sẵn.
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, không nên để bụng quá no hay quá đói.
  • Chia ra thành các bữa nhỏ, nhai kỹ trong quá trình ăn để giảm áp lực ở dạ dày.

viêm xung huyết hạng vị dạ dày

Các chế độ sinh hoạt giúp bạn điều trị bệnh dạ dày mãn tính

Bên cạnh đó, việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tâm trạng luôn thoải mái sẽ giúp cơn đau viêm dạ dày mãn tính thuyên giảm nhanh hơn.

Chắc hẳn mọi người cũng đã nhận thức được tầm nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày mãn tính cũng như những dấu hiệu của bệnh rồi phải không nào. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc sức khỏe của mình và gia đình hơn. Nếu còn những thắc mắc hay cần giải đáp thì bạn hãy liên hệ chúng tôi qua Website: VIVITA.VN hoặc hotline: 1900 2061 hoặc có thể bình luận dưới đây để chúng tôi kịp thời giải đáp nhé!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)