#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Trật khớp vai bao lâu thì khỏi? Chữa trị như thế nào

Cơ Xương Khớp

Chủ đề: Trật khớp vai bao lâu thì khỏi?

Khớp vai là khớp di động nhiều nhất trên cơ thể, thực hiện nhiều động tác cho toàn bộ hoạt động của chi trên nên rất dễ gặp chấn thương. Những người trẻ ở độ tuổi 20 – 40 thường xuyên vận động nhiều có nguy cơ bị trật khớp vai cao nhất. Sử dụng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng làm giảm cơn đau tạm thời. Nếu không chữa trị tận gốc và đúng cách, người bệnh phải đối mặt với cơn đau dai dẳng, gặp khó khăn trong các sinh hoạt hàng ngày và không thể chơi được các môn thể thao hoặc thực hiện các hoạt động đòi hỏi phải vung tay quá đầu.

QC

Bệnh trật khớp vai là gì?

Bình thường khớp vai được cố định và bao bọc bởi các dây chằng. Khi gặp chấn thương, dây chằng bị giãn đột ngột khiến hai mặt khớp của chỏm xương cánh tay trật khỏi hốc xương. Nếu bị trật nhiều lần, các dây chằng bị giãn hoặc bị đứt làm cho hệ thống cố định của khớp mất vững. Lúc này, hệ thống sụn viền và dây chằng bao khớp bị tổn thương giống như tình trạng miệng chén đã bị vỡ. Trên thực tế, vai thường bị trật ra trước, sau hoặc đi xuống dưới, trật hoàn toàn hoặc một phần.

Không có gì khó chịu hơn khi các cơn đau cứ tìm đến khiến các vận động ở khớp vai bị hạn chế. Bởi khớp vai là khớp có tầm hoạt động rộng và lớn nhất so với các khớp khác trong cơ thể ở cả không gian 3 chiều. Khớp vai giúp  đảm bảo sự linh hoạt và khéo léo trong các vận động của cơ thể như: giữ thăng bằng, cầm, ném, nắm…

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi bị trật khớp vai, nên gặp bác sĩ ngay lập tức vì đây là chấn thương nghiêm trọng.

Trật khớp vai bao lâu thì khỏi?

Đối với những các trường hợp khớp vai mới bị trật (từ 1 đến 3 lần) thì áp dụng kỹ thuật mổ sẽ đơn giản và bệnh nhân phục hồi cũng tốt hơn. Trường hợp để trật khớp vai quá nhiều lần thì kỹ thuật sẽ phức tạp hơn (ghép xương có thể được xem xét thực hiện) và sự phục hồi của người bệnh sẽ lâu hơn.

Mổ nội soi khớp đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt ở các khớp lớn của cơ thể như khớp vai, khớp gối… Đối với khớp vai, nội soi khớp có thể giải quyết hoàn toàn những thương tổn. Ngoài ra sẹo mổ thẩm mỹ cùng thời gian nằm viện ngắn (1,2 ngày) sẽ giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi phẫu thuật

Sau khi tiến hành mổ nội soi trật khớp vai, bệnh nhân sẽ cần tập vật lý trị liệu và hồi phục dần sau 6 – 8 tháng là có thể hồi phục gần như hoàn toàn.

khi-bi-trat-khop-ba-vai-nen-lam-gi
Hạn chế tối đa việc nâng vật nặng, đưa tay lên cao quá đầu cho tới khi khớp vai được cải thiện

Nguyên nhân gây trật khớp vai

Chấn thương vai xảy ra khi có một lực rất mạnh tác động trực tiếp lên phía trước hoặc phần trên cùng của vai, khiến các khớp xương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu.

Một số nguyên nhân phổ biến khiến vai bị trật khớp:

  • Chấn thương khi chơi thể thao: vai bị trật khớp là chấn thương thường gặp khi chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, những môn thể thao dễ té ngã như trượt tuyết núi cao, trượt tuyết phản lực…
  • Va chạm đột ngột: vật thể nặng rơi trúng vai, va đập mạnh trong tai nạn giao thông dễ gây trật khớp vai.
  • Té ngã: ngã chống tay, đập vai khiến vùng vai bị ảnh hưởng trực tiếp, chẳng hạn như ngã trên sàn nhà do trơn trượt, ngã từ cầu thang…

Dấu hiệu và triệu chứng của trật khớp vai

Các triệu chứng phổ biến khi vai bị trật khớp bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau, biên độ vận động khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn, không cử động được.
  • Cánh tay dạng 30 – 40 độ xoay ra ngoài.
  • Các cơ bắp ở vai có thể bị co thắt, cơn đau trở nên dữ dội.
  • Bằng mắt thường người bệnh có thể nhìn thấy rõ vai bị trật biến dạng, nhìn khác hẳn so với vai lành.
  • Ở vùng vai – cánh tay bị sưng, bầm tím hoặc có cảm giác tê, yếu.

Chữa trị trật khớp vai như thế nào? Trật khớp vai bao lâu thì khỏi?

Một số phương pháp phổ biến thường được sử dụng để điều trị trật khớp vai bao gồm:

nan-trat-khop-vai

  • Nắn trật khớp vai: biện pháp này thường được áp dụng với những trường hợp trật khớp nhẹ, bác sĩ sẽ thử một số thao tác nhẹ để giúp xương vai trở về vị trí ban đầu của nó. Tùy thuộc vào mức độ đau, sưng, mà người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc giãn cơ hay thuốc an thần. Bác sĩ sẽ không cần phải gây mê bệnh nhân khi tác động vào xương vai. Khi xương khớp vai trở lại vị trí ban đầu, các triệu chứng đau sẽ được cải thiện ngay lập tức.
  • Phẫu thuật: người bệnh sẽ cần phải phẫu thuật nếu như một khớp vai hoặc dây chằng yếu có khả năng mắc lại trật khớp vai mặc dù đã được phục hồi, tăng cường chức năng. Trong các trường hợp hiếm gặp, người bệnh sẽ cần phải phẫu thuật nếu dây thần kinh, mạch máu bị tổn thương.
  • Cố định: bác sĩ sẽ sử dụng một thanh nẹp hoặc băng đeo để giúp giữ vai ổn định trong một vài ngày đến khoảng ba tuần sau. Thời gian đeo nẹp cố định hoặc băng bột còn phụ thuộc vào tình trạng trật khớp vai nhiều hay ít.
  • Thuốc: bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ để giúp bệnh nhân thấy thoải mái hơn trong thời gian hồi phục.
  • Phục hồi chức năng: khi tháo nẹp vai hay gỡ bỏ băng đeo, người bênh sẽ cần thực hiện các phương pháp giúp khôi phục khả năng vận động và sức mạnh cho khớp vai.
  • Sử dụng sản phẩm Đông Y: Nhiều người đã tìm đến các loại thảo dược Đông y để hỗ trợ điều trị căn bệnh trật khớp vai này. Các loại thảo dược sau khi sử dụng sẽ thấm vào bên trong và làm lành xương, gân, cốt. Không chỉ vậy các loại thảo dược này còn chắc khỏe xương, mạnh gân cốt về sau. Giúp bạn tự tin vận động mà không lo tái phát

trat khop vai bao lau thi khoi

Các phương pháp giúp kiểm soát và hồi phục chức năng khớp vai sau trật khớp:

  • Giảm các hoạt động vùng vai: bạn không nên lặp lại các hành động làm tăng nguy cơ trật khớp, cố gắng tránh các cử động gây ra sự đau đớn. Hạn chế tối đa việc nâng vật nặng, đưa tay lên cao quá đầu cho tới khi khớp vai được cải thiện.
  • Chườm lạnh và chườm nóng: chườm đá quanh vùng vai để giúp giảm viêm, đau. Bạn nên sử dụng túi lạnh, túi rau đông hay khăn đầy đá để chườm vết thương 15-20 phút. Thực hiện chườm lạnh lặp lại nhiều lần trong ngày, mỗi giờ một lần trong 2 ngày đầu tiên. Khi cơn đau, viêm cải thiện, bạn hãy sử dụng miếng đệm hoặc khăn ấm để giúp thư giãn các cơ bắp đang bị co thắt và giúp giảm đau (mỗi lần dưới 20 phút).
  • Duy trì sự linh hoạt của khớp: sau hai ngày, bạn cần thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng theo sự chỉ dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu. Việc này sẽ giúp duy trì phạm vi chuyển động ở vùng vai.

Trật khớp vai nên ăn gì?

Khi bị trật khớp vai người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng vì nó có ảnh hưởng lớn tới thời gian phục hồi. Sau đây là những loại thực phẩm mà người bị trật khớp nói chung, trật khớp vai nói riêng nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày.

  • Thực phẩm giàu chất canxi
  • Cà chua
  • Ngũ cốc
  • Thực phẩm giàu chất mangan
  • Thực phẩm giàu chất kali
  • Thịt và xương ống

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra những khu vực bị ảnh hưởng, sưng, biến dạng. Một điều có vai trò quan trọng là bạn cần cung cấp cho bác sĩ biết được nguyên nhân chính xác  mà bạn gặp phải gây trật khớp vai. Ngoài ra bác sĩ sẽ hỏi bạn đã từng bị trật khớp vai trước đây hay chưa.

Thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X-quang các khớp quanh vùng vai để xem xét những xương bị gãy hay các tổn hại xương khớp khác vùng vai.

Hy vọng với những thông tin bổ ích về Trật khớp vai bao lâu thì khỏi? Chữa trị như thế nào như trên sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức hữu ích cho mình. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)