Lisonorm có thành phần hoạt chất chính là Amlodipin 5mg và lisinopril 10mg. Thuốc được dùng để điều trị tăng huyết áp vô căn hoặc trị liệu thay thế cho các bệnh nhân mà có huyết áp được kiểm soát bằng lisinopril và amlodipine dùng đồng thời với mức liều tương đương.
Thuốc trị cao huyết áp Lisonorm được sản xuất bởi Gedeon Richter (Hungary), được bán trên thị trường dưới dạng hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Thành phần của thuốc trị cao huyết áp Lisonorm
Mỗi viên thuốc có chứa 5mg amlodipine (dưới dạng muối besilate) và 10mg lisinopril (dưới dạng muối dihydrate)
Các thành phần khác: Cellulose vi tinh thể, magnesi stearat, natri tinh bột glycolat (loại A).
Công dụng (Chỉ định) của thuốc trị cao huyết áp Lisonorm
Điều trị tăng huyết áp vô căn.
Trị liệu thay thế cho các bệnh nhân mà có huyết áp được kiểm soát bằng lisinopril và amlodipine dùng đồng thời với mức liều tương đương.
Cách dùng và liều dùng thuốc trị cao huyết áp Lisonorm
Liều khuyến cáo là 1 viên Lisonorm mỗi ngày. Liều tối đa là 1 viên mỗi ngày. Thức ăn không có ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc nên có thể dùng thuốc trước, trong hoặc sau bữa ăn.
Với người bệnh suy thận:
Để tìm được liều khởi đầu tối đa và liều duy trì cho người bệnh suy thận, các bệnh nhân cần được chuẩn độ liều bằng lisinopril và amlodipine dùng riêng rẽ.
Lisonorm chỉ được dùng cho các bệnh nhân có liều duy trì tối ưu là 10 mg lisinopril và 5 mg amlodipine sau khi chuẩn độ
Cần theo dõi chức nâng thận, mức kali và natri huyết thanh trong quá trinh điều trị bằng Lisonorm. Khi chức năng thận giảm sút đi thì cần ngừng dùng Lisonorm và thay bằng điều trị từng thành phần riêng rẽ đã được định liều đầy đủ.
Với người bênh suy gan:
Quá trình đào thải amlodipine có thể kéo dài ở người bệnh suy gan, do đó, không xác định được liều khuyến cáo chính xác cho những đối tượng này. Cần thận trọng khi dùng Lisonorm cho người bệnh suy gan.
Dùng thuốc cho trẻ em và trẻ vị thành niên:
Không khuyến cáo dùng Lisonorm cho người dưới 18 tuổi do chưa đủ dữ liệu vê độ an toàn và hiệu lực của thuốc cho đối tương này.
Người trên 65 tuổi:
Trong các nghiên cứu lâm sàng, không thấy có thay đổi về hiệu lực và độ an toàn của amlodipine hoặc lisinopril liên quan tới tuổi. Liều duy trì tối ưu cho người cao tuổi cần được chuẩn độ cho từng người bệnh bằng cách kết hợp tự do lisinopril và amlodipine.
Chỉ được dùng Lisonorm cho các bệnh nhân mà liều duy trì tối ưu là 10 mg lisinopril và 5 mg amlodipine sau khi chuẩn độ.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
Quá mẫn cảm với lisinopril hoặc với bất kỳ thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin (ACE).
Quá mẫn cảm với amlodipine hoặc bất kỳ dẫn xuất của dihydropyridine. Quá mẫn cảm với các thành phần tá duợc của thuốc.
Giảm huyết áp trầm trọng.
Tiền sử mạch liên quan đến việc sử dụng trước đó các thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin.
Phù mạch do di truyền hoặc tự phát.
Tắc nghẽn rõ rệt về huyết động lực ở đường ra của tâm thất trái (hẹp động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại), hẹp van hai lá hoặc sốc tim.
Suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp tính (trong 28 ngày đầu tiên dùng thuốc). Cơn đau thắt ngực không ổn định (ngoại trừ chứng đau thắt ngực Prinzmetal).
Mang thai và thời kỳ cho con bú.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Do tác dụng làm giảm huyết áp đáng kể, nên có thể xảy ra hạ huyết áp triệu chứng ở ngươi bệnh bị thiếu hụt thể tích và/hoặc mất natri do dùng thuốc lợi niệu, hoặc mất dịch do những nguyên nhân khỏe như toát mồ hôi nhiều, nôn và/hoặc tiêu chảy kéo dài.
Phải thận trọng khi dùng Lisonorm cho người bệnh bị tắc nghẽn đường ra của thất trái và hẹp van hai lá.
Nếu chức nâng thận bị hư hại, cần ngừng dùng Lisonorm và thay thế bằng liệu pháp với từng thành phần riêng rẽ được chuẩn độ liều đầy đủ. Cũng có khi cần giảm liều và/hoặc ngừng dùng thuốc lợi niệu.
Trong thời gian dùng các thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin, bao gồm lisinopril, có thể gặp phù mạch ở mặt, tứ chi, lưỡi, môi, thanh môn và/hoặc thanh quản.
Đã gặp sốc phản vệ ở người bệnh được điều trị bằng thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin trong thời gian thẩm tách lọc máu bằng màng polyacrylonitrile (ví dụ AN 69).
Rất hiếm gặp ở người bệnh được dùng thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin có các triệu chứng như vàng da, ứ mật hoặc viêm gan và hoại tử tiến triển đột ngột và đôi khi tử vong.
Cần thận trọng cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể có trước khi dùng Lisonorm cho người bệnh suy gan.
Có gặp tăng mức kali huyết thanh ở người bệnh được dùng thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Nôn, khó tiêu, thay đổi thói quen đại tiện, khô miệng.
Viêm tụy, viêm dạ dày, tăng sản lợi.
Nhồi máu cơ tim, nhịp nhanh thất, rung tâm nhĩ, loạn nhịp tim.
Rối loạn thị giác.
Tăng glucose huyết.
Giảm tiểu cầu.
Hồng ban da dạng, phù mạch, mề đay.
Tăng cân, giảm cân.
Tương tác với các thuốc khác
Những thuốc lợi niệu giữ kali (ví dụ spironolacton, amiloride và triamterene), chất bổ sung kali, hoặc các chất thay thế muối có chứa kali, và các chất khác có thể làm tăng hàm luợng kali (ví dụ heparin) có thể gây tăng kali huyết khi phối hợp với thuốc ức chế ACE, đặc biệt là ở người bệnh suy thận và người sẵn có các bệnh khác.
Các thuốc chống tăng huyết áp khác: khi phối hợp với Lisonorm có thể làm hạ huyết áp quá mức. Sử dụng đồng thời với glyceryl trinitrate và các nitrate khác hoặc các chất gây giãn mạch khác sẽ làm giảm thêm huyết áp.
Các thuốc chống trầm cảm ba vòng/thuốc chống loạn thần/thuốc gây mê/thuốc gây nghiện phối hợp với thuốc ức chế ACE: có thể làm hạ huyết áp quá mức.
Rượu làm tăng tác dụng hạ huyết áp.
Allopurinol, procainamide, các thuốc ức chế miễn dịch hoặc kìm tế bào (corticosteroid đường toàn thân) có thể làm tăng nguy cơ giảm bạch cầu khi dùng cùng thuốc ức chế ACE.
Các thuốc kháng acid làm giảm sinh khả dụng của thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin.
Các thuốc cường giao cảm có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc ức chế ACE.
Các thuốc chữa trị tiểu đường: các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy các thuốc chữa tiểu đường (insulin, các thuốc giảm glucose huyết dùng đường uống) khi dùng cùng thuốc ức chế ACE có thể làm tăng tác dụng hạ glucose huyết kèm nguy cơ giảm glucose huyết.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): dùng NSAID lâu dài, bao gồm acid acetylsalicylic liều cao hơn 3g/ngày có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của các thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin.
Lái xe và vận hành máy móc
Lispnorm có thể ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc (nhất là vào thời gian đầu sử dụng thuốc).
Phụ nữ có thai và cho con bú có sử dụng thuốc trị cao huyết áp Lisonorm được không?
Nếu chẩn đoán có thai, cần ngừng dùng Lisonorm ngay. Với bệnh nhân dự định mang thai, cần thay Lisonorm bằng liệu pháp điều trị cao huyết áp khác đã được chứng minh là an toàn để sử dụng cho người mang thai.
Không dùng Lisonorm cho người mẹ trong suốt thời kỳ cho con bú vì lisinopril được tiết vào sữa mẹ. Chưa rõ sự bài tiết của amlodipine vào sữa mẹ.
Tình trạng quá liều
Quá liều có thể gây giãn mạch ngoại biên quá mức kèm theo hạ huyết áp rõ rệt, sốc tuần hoàn, rối loạn điện giải, suy thận, thở quá nhanh, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, nhịp tim chậm, chóng mặt, lo âu và ho.
Cần điều trị triệu chứng (đặt người bệnh nằm ngửa, theo dõi chức năng tim và hỗ trợ tim nếu cần, theo dõi huyết áp, cân bằng dịch/điện giải). Nếu xảy ra hạ huyết áp trầm trọng, phải kê chân cho cao. Nếu truyền dịch không đem lại hiệu quả thích hợp, có thể điều trị hỗ trợ bằng cách sử dụng thêm các thuốc co mạch ngoại biên, trừ khi có chống chỉ dịnh. Có thể cân nhắc truyền angiotensin II. Truyền dịch tĩnh mạch calci gluconate có thể có ích để đảo ngược tác dụng ức chế kênh calci.
Vì sự hấp thu amlodipine chậm, rửa dạ dày đôi khi cũng có ích.
Có thể loại lisinopril ra khỏi tuần hoàn hệ thống bằng phương pháp thẩm tách lọc máu. Tuy nhiên do amlodipine gắn kết mạnh với protein huyết tương, nên thẩm tách chưa chắc có hiệu quả để loại trừ chất này.
Dược lực học
Lisinopril là thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin có tác dụng làm giảm nồng độ angiotensin II và aldosterone huyết tương, nhưng làm tăng nồng độ bradykinin huyết tương – là chất gây giãn mạch. Thuốc làm giảm sức kháng mạch ngoại biên và huyết áp hệ thống.
Amlodipine là thuốc ức chế kênh calci thuộc nhóm dihydropyridine. Amlodipine ức chế dòng calci đi vào tế bào cơ tim và tế bào cơ trơn mạch máu bằng cách ngăn chặn các kênh ion calci chậm ở màng tế bào. Amlodipine làm giảm sức căng của cơ trơn tiểu động mạch, qua dó làm giảm sức kháng mạch ngoại biên, nên giảm áp lực máu hệ thống. Amlodipine làm giảm đau thắt ngực do làm giãn tiểu động mạch ngoại biên và giảm hậu tải tim.
Dược động học
Lisinopril đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 6 giờ sau khi uống; sinh khả dụng khoảng 29%.
Lisinopril không bị chuyển hóa trong cơ thể và được bài tiết vào nước tiểu dưới dạng không đổi.
Đào thải lisinopril sẽ kéo dài ở người bệnh suy thận, vì vậy có thể cần phải giảm liều. Có thể loại trừ lisinopril ra khỏi huyết tương bằng thẩm tách lọc máu.
Sau khi uống, amlodipine được hấp thu chậm và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sự hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Thời gian bán thải của amlodipine kéo dài ở người bệnh suy gan.
Ở người bệnh suy chức năng thận, sự thay đổi về nồng độ huyết tương của amlodipine không liên quan đến mức độ suy thận.
Đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Bảo quản
Để nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thuốc trị cao huyết áp Lisonorm có giá bao nhiêu?
Thuốc trị cao huyết áp Lisonorm có giá niêm yết tại Vivita.vn, giá sản phẩm có thể thay đổi tuỳ thời điểm, vui lòng ghé trực tiếp Nhà thuốc VIVITA để biết giá chính xác nhất.
Mua thuốc trị cao huyết áp Lisonormở đâu để được hàng uy tín, chất lượng và chính hãng?
Hiện nay thuốc trị cao huyết áp Lisonorm được bán rộng rãi trên thị trường. Một trong những nơi uy tín hàng đầu được khách hàng lựa chọn là Hệ thống Nhà Thuốc VIVITA.