#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Bật Mí 5 Nhóm Thực Phẩm Bổ Mắt Cho Bé Mà Mẹ Nên Biết

Mắt

Mẹ muốn giúp bé phát triển toàn diện cùng với một đôi mắt sáng khỏe thì việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho mắt trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày là rất quan trọng. Vì vậy, các mẹ cần phải lưu ý trong việc xây dựng thực đơn dồi dào dưỡng chất nhằm giúp con sở hữu thị lực hoàn hảo. Thông tin dưới đây sẽ cung cấp chi tiết các nhóm thực phẩm bổ mắt cho bé giúp mẹ xây dựng bữa ăn đủ dưỡng chất và phù hợp nhất. 

QC

5 nhóm thực phẩm tốt cho đôi mắt của bé

Thực phẩm chứa vitamin A

Vitamin A là dưỡng chất thiết yếu đối với chức năng hấp thụ ánh sáng của các thụ thể võng mạc và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các tế bào mắt giao tiếp với nhau. Ngoài ra, vitamin A còn nổi trội với công dụng chống oxy hóa và giảm nguy cơ phát triển các bệnh kích ứng mắt.

Để tránh nguy cơ mắc bệnh về mắt sau này, các mẹ nhất thiết phải duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, giàu vitamin A thông qua các thực phẩm bổ mắt cho bé

Nguồn cung cấp vitamin A lý tưởng không chỉ từ thực vật mà còn có nguồn gốc từ động vật:

Rau lá xanh:

Vitamin A trong nửa chén rau bina hoặc bông cải, cải thìa có thể lên đến hơn 550mcg. Vì vậy, đây là một trong những loại rau xanh chứa lượng vitamin A đáng kể cùng với chất sắt giúp đôi mắt luôn khỏe mạnh, tránh khỏi các triệu chứng khô mắt, viêm giác mạc,… 

Cà rốt:

Chỉ với củ cà rốt nặng 60 gram chứa hơn 500 mcg vitamin A đã có thể cung cấp đủ đủ giá trị vitamin A cho một ngày. Bên cạnh đó, cà rốt còn có các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như vitamin B, K và C, cũng như chất xơ và magiê. 

Gan, pate từ bò, heo, ngỗng:

Là một nguồn dinh dưỡng đặc biệt giàu vitamin A vì các loại động vật này lưu trữ vitamin A đa phần trong gan. Với 100g gan bò có thể chứa khoảng 6600 mcg vitamin A.

Trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa:

Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo và được tìm thấy khá nhiều trong trứng, sữa. Hàm lượng vitamin A từ trứng và sữa hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào mắt không bị tổn thương. Một cốc sữa nguyên chất có thể cung cấp đến hơn 110 mcg vitamin A.

vitamin a

Lượng vitamin A từ các loại thực phẩm bổ mắt cho bé sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho đôi mắt của trẻ nếu được cung cấp theo bảng số liệu sau:

Độ tuổi Liều lượng đối với bé trai Liều lượng đối với bé gái
6 đến 12 tháng tuổi 350mcg/ ngày 350mcg/ ngày
1 đến 3 tuổi 400mcg/ ngày 400mcg/ ngày
4 đến 6 tuổi 450mcg/ ngày 450mcg/ ngày
6 đến 9 tuổi 500mcg/ ngày 500mcg/ ngày
10 đến 18 tuổi 600mcg/ ngày 600mcg/ ngày

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là chất chống oxy hóa cực kỳ tốt và đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho đôi mắt của trẻ khỏe mạnh. Bổ sung đủ vitamin C giúp nuôi dưỡng thị lực và bảo vệ các mao mạch cũng như bề mặt của võng mạc khỏi các tổn thương. 

Một nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung vitamin C thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể đến 45%. Vì vậy, bạn nên tham khảo ngay những loại thực phẩm bổ mắt cho bé có chứa vitamin C để hạn chế hết mức các vấn đề về mắt:

Trái cây

Các loại trái cây có màu cam, vàng như cam, quýt, dứa, chuối, đu đủ, dưa lưới,… là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào giúp cơ thể hình thành và duy trì các mô mắt liên kết.

Rau củ

khoai tây, cà chua, súp lơ và các loại rau lá xanh đều chứa hàm lượng vitamin C cần thiết cho trẻ. Đồng thời, rau củ quả còn có các thành phần dinh dưỡng khác giúp tăng cao sức đề kháng và cải thiện vấn đề tiêu hóa. 

Cam và quýt được biết đến với vai trò là loại trái cây giàu vitamin C nhất.
Cam và quýt được biết đến với vai trò là loại trái cây giàu vitamin C nhất.

Dù vitamin C mang lại rất nhiều lợi ích cho đôi mắt cũng như sức khỏe tổng thể nhưng các mẹ vẫn cần phải tuân theo mức giới hạn của vi chất này:

Độ tuổi Liều lượng
6 đến 12 tháng tuổi Dưới 25mg/ngày
1 đến 3 tuổi 30mg/ngày
4 đến 8 tuổi 40mg/ngày
9 đến 13 tuổi 40-50mg/ ngày
14 đến 18 tuổi 60mg/ ngày

Thực phẩm giàu axit béo omega-3

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, axit béo omega-3 tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành các tế bào thị giác và hỗ trợ nuôi dưỡng các mô võng mạc. Loại axit béo lành mạnh này không chỉ góp phần vào sự phát triển võng mạc mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như khô mắt, viêm kết mạc,… Đó là lý do mà các mẹ nên bổ sung ngay chất dinh dưỡng omega-3 cho trẻ để trẻ được phát triển chức năng thị lực từ khi còn nhỏ.

Omega 3 có nhiều trong cá béo

Được biết, cơ thể không tự tạo ra loại dưỡng chất này nên cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu,… được xem là nguồn thực phẩm bổ mắt tốt nhất nhờ sự dồi dào axit béo omega-3. Đồng thời, các loại dầu hạt lanh, hạt chia và dầu cá bổ mắt cho trẻ em cũng là lựa chọn không tồi để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. 

Hiện nay, chưa có cơ sở nào khẳng định axit béo omega-3 có thể đem lại tác dụng phụ cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần tuân theo liều lượng khuyến cáo để cung cấp lợi ích lâu dài cho thị lực của các con.

Liều lượng bổ sung omega 3 theo độ tuổi cho trẻ

Độ tuổi Liều lượng đối với bé trai Liều lượng đối với bé gái
1 đến 12 tháng tuổi 0,5g/ ngày 0,5g/ ngày
1 đến 3 tuổi 0,7g/ ngày 0,7g/ ngày
4 đến 8 tuổi 0,9g/ ngày 0,9g/ ngày
9 đến 13 tuổi 1,2g/ ngày 1g/ ngày
14 đến 18 tuổi 1,6g/ ngày 1,3g/ ngày

Axit béo omega 3 rất tốt cho cơ thể, nó có tác dụng kháng viêm cực kì hiệu quả, giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính

Thực phẩm giàu Kẽm

Kẽm được tìm thấy ở khắp tế bào mắt, đặc biệt là võng mạc và mô mạch máu nằm dưới võng mạc. Khoáng chất quan trọng này giúp cho mắt được dễ chịu khi môi trường bị thay đổi cường độ ánh sáng cũng như ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

Trứng gà:

Bổ sung trứng trong các bữa ăn cho bé không chỉ giúp ngăn ngừa các triệu chứng viêm mắt mà còn hỗ trợ cơ thể hấp thụ được vitamin A tốt hơn. Có thể nói đây là thực phẩm hàng đầu cho sức khỏe đôi mắt vì trứng gà đặc biệt dồi dào kẽm, Lutein và Zeaxanthin.

Hải sản:

Là nguồn cung cấp kẽm không thể bỏ qua cho bé có đôi mắt tinh anh. Lượng kẽm trong các loại cá biển, tôm, cua, ốc,… có khả năng duy trì mức kẽm cần thiết và bảo vệ võng mạc, đặc biệt tránh khỏi nguy cơ bị khô, mỏi mắt, đau mắt đỏ,…

Thịt nạc:

Kẽm cũng có thể được tìm thấy trong thịt gà và thịt heo nhưng không giàu hàm lượng kẽm như trong thịt bò. Vì vậy, thịt bò được xem như trợ thủ đắc lực có lượng kẽm phong phú giúp trẻ tăng cường thị lực và cải thiện tầm nhìn rõ rệt.

Do cơ thể không tự sản sinh sản được kẽm nên các mẹ cần cung cấp cho bé đủ hàm lượng dưỡng chất theo khuyến cáo sau:

Độ tuổi Liều lượng
0 đến 6 tháng tuổi 2mg/ngày
7 đến 12 tháng tuổi 3mg/ngày
1 đến 3 tuổi 4mg/ngày
4 đến 8 tuổi 5mg/ngày
9 đến 13 tuổi 8mg/ngày
14 đến 18 tuổi 10g/ ngày

ăn gì để tinh trùng khỏe mạnh sinh con trai

Thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin

Lutein và Zeaxanthin là chất chống oxy hóa mạnh và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, cả hai được biết đến nhiều nhất là loại thực phẩm bổ mắt cho bé có khả năng bảo vệ đôi mắt khỏi các sóng ánh sáng có hại như tia cực tím trong ánh sáng mặt trời, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử.

Cải xoăn:

Chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng khác nhau tốt cho sức khỏe của mắt. Cải xoăn như một loại “siêu thực phẩm” chứa chất chống oxy hóa Lutein và Zeaxanthin hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng sau này.

Bí đỏ, khoai lang, khoai tây:

Rau củ màu cam, vàng được đánh giá là thực phẩm chứa nhiều Lutein và Zeaxanthin giúp cải thiện độ nhạy của thị giác và hạn chế bệnh tăng nhãn áp.

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa cơ sở xác định được lượng Zeaxanthin và Lutein cần thiết mỗi ngày. Tuy nhiên, khi các mẹ bổ sung quá nhiều Zeaxanthin hoặc Lutein có thể khiến màu da của trẻ chuyển vàng.

Gợi ý các món thức ăn bổ mắt cho trẻ em trong 5 ngày

Thực đơn ăn uống đa dạng các loại thực phẩm bổ mắt cho bé.
Thực đơn ăn uống đa dạng các loại thực phẩm bổ mắt cho bé.

Các bậc phụ huynh có thể cảm thấy đắn đo và không biết nên thiết kế thực đơn dinh dưỡng như thế nào để chăm sóc con mình. Đừng lo lắng nhé! Giờ đây, bạn đã có thể tham khảo các món ăn cho 5 ngày từ những loại thực phẩm bổ mắt cho bé được Vivita gợi ý trong bảng sau:

Bữa sáng Bữa trưa Bữa  xế Bữa tối
Ngày 1 2 quả trứng ốp la

2 lát bánh mì nướng bơ

1 cốc nước cam

100g cá hồi áp chảo

Mỳ ý sốt kem sữa

1 chén ngũ cốc trộn sữa chua Gan bò xào

Canh bắp cải cuộn thịt

Ngày 2 Cháo thịt bằm cà rốt

1 trái chuối

Tôm và bông cải xanh luộc

Cơm chiên trái thơm

Sinh tố dâu và cà chua 2 củ khoai tây nghiền.

Bông cải và thịt xào bằng dầu hạt lanh

Ngày 3 Ngũ cốc trộn sữa tươi và hoa quả theo ý thích Cải xoăn xào thịt bò

Cơm nắm cá ngừ

1 củ khoai lang mật nướng Miến trộn cua và các loại rau củ quả cắt sợi nhuyễn
Ngày 4 Nước ép táo
2 quả trứng luộc và xúc xích chiên
Cà ri gà hầm với nấm, khoai tây, cà rốt  2 miếng phô mai con bò cười

2 cái bánh quy lúa mạch

Cá thu kho dứa

Canh kim chi thịt bò

Ngày 5 Bánh mì pate thịt chả

1 ly sữa tươi

Phở bò

Salad rau củ trộn dầu hạt lanh

Các loại trái cây như cam, quýt, đu đủ,… Chả cá sốt cà chua

Cơm trộn rau củ thập cẩm

Lưu ý trong chế độ sinh hoạt của bé cho đôi mắt sáng khỏe

Ngoài việc lưu ý về các loại thực phẩm bổ mắt cho bé, các bé cũng cần được thiết lập một lối sống sinh hoạt điều độ để duy trì thị lực ở mức tốt nhất. Vì vậy, bên cạnh chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, Vivita sẽ gợi ý thêm những việc cần làm để bé có được thói quen sinh hoạt lành mạnh:

  • Khám mắt định kỳ: Giúp phát hiện kịp thời các bệnh tăng nhãn áp, thị lực kém để có biện pháp điều trị phù hợp và sớm nhất.
  • Bổ sung đủ chất cho đôi mắt sáng khỏe: Nếu trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất từ thực phẩm, bố mẹ có thể tham khảo thêm các loại thuốc bổ mắt cho trẻ.
  • Hạn chế tiếp xúc bức xạ từ các thiết bị điện tử: Hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi bên ngoài thay vì cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ từ nhỏ.
  • Bảo vệ mắt khỏi các tác nhân ô nhiễm môi trường: Đeo kính chống nắng khi đi ngoài đường để tránh bụi bẩn, tia cực tím từ ánh sáng mặt trời.
  • Thường xuyên thư giãn mắt: Hỗ trợ bé massage mắt, tạo thói quen cho mắt nghỉ ngơi hoặc nhỏ mắt sau khi mắt phải điều tiết trong thời gian dài.
  • Cung cấp đủ ánh sáng khi sinh hoạt: Không cho trẻ đọc sách hoặc học bài khi không có đủ ánh sáng. Điều này sẽ khiến mắt trẻ phải điều tiết liên tục gây mỏi và khô mắt, trong thời gian dài sẽ dẫn đến cận thị, loạn thị.

Nắm bí quyết về các loại thực phẩm bổ mắt cho bé để xây dựng thực đơn dinh dưỡng là việc cần làm giúp mang lại những điều tốt nhất cho con. Vivita hy vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có được lựa chọn món ăn đúng đắn trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho các con của mình.



Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)