#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout là gì? Các cách điều trị hiệu quả nhất

Cơ Xương Khớp

Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hoá đang có xu hướng ngày càng tăng bởi thói quen ăn uống dư thừa chất dinh dưỡng. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ tiến triển theo chiều hướng tiêu cực, có thể phá hủy khớp, gây tàn phế và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

QC

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do tăng lượng axit uric trong máu, tạo ra các tinh thể muối urat sắc nhọn tích tụ ở mô mềm quanh khớp, gây nên những cơn đau của viêm khớp cấp và đồng thời làm suy giảm chức năng thận.

Ăn uống thả ga

Chế độ ăn uống không khoa học, dung nạp ít chất xơ nhưng tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa hàm lượng lớn đạm và purin như: hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, nấm, măng… dẫn đến tăng axit uric trong máu, dần dần sẽ hình thành tinh thể muối urat bao quanh các khớp, gây ra những cơn gout cấp. Không những thế, các loại thức ăn chế biến sẵn như: gà rán, xúc xích… chứa nhiều dầu mỡ dễ gây béo phì cũng tạo môi trường tốt để bệnh gout phát triển.

Béo phì

Theo các nhà khoa học, những người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do họ thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đạm, dầu mỡ,… làm nồng độ axit uric trong máu tăng.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc chống bệnh lao…là làm ảnh hưởng tới chức năng của thận, giảm khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, gây tích tụ từ đó dẫn đến bệnh gout.

Bệnh lý chuyển hóa

Những ngươi có tiền sử bị bệnh rối loạn lipid máu, tăng glucose máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… có khả năng bị tăng nồng độ axit uric trong máu, gây nên bệnh gout.

Sinh hoạt không khoa học

Những người thường xuyên thức khuya, ăn uống không điều độ, lười vận động dễ bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tạo điều kiện để bệnh gout phát triển.

nguyên nhân gây ra bệnh gout

Trong đó có 3 nguyên nhân chính của bệnh gout:

– Gout nguyên phát: Loại này do yếu tố di truyền và cơ địa, bệnh khởi phát thường do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin và thường kèm theo uống quá nhiều rượu, bia. Những người có bố mẹ mắc gout sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người thường khoảng 20%. Loại này chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên và số ít là nữ ở tuổi sau mãn kinh.

– Gout thứ phát: Do tăng acid uric trong máu sau một số bệnh khác nên được gọi là bệnh gout thứ phát. Gout thứ phát cũng có thể gặp sau khi dùng nhiều và kéo dài một số thuốc như steroid, pyrazinnamid, lactat Natri, thuốc lợi tiểu nhóm chlorothiazid hoặc dùng các phương pháp diệt nhiều tế. Gout thứ phát chiếm tỷ lệ thấp (5-10%) so với gout nguyên phát, nhưng thường nặng và khó điều trị hơn. Trong nhóm bệnh gout phụ nữ, gout thứ phát lại chiếm tỉ lệ khá cao.

– Gout do bất thường về enzym: Sự thiếu hụt enzym HGPRT, khiến quá trình chuyển hóa axit uric bị rối loạn, dẫn đến bệnh gout. Bệnh có thể bộc phát khi còn nhỏ hoặc có thể tới khi trưởng thành bệnh mới bộc phát (rất nặng và hiếm gặp).

Triệu chứng của bệnh gout là gì ?

Bệnh gout thường phát nặng và có triệu chứng rõ ràng sau một thời gian tích tụ tinh thể axit uric trong khớp và các mô bao quanh. Triệu chứng dễ nhận thấy gồm: nóng, đau, sưng, và rất mềm ở 1 khớp, thường là 1 ngón chân cái.

Các cơn đau, sự khó chịu tăng nhanh, thường xuất hiện ban đêm, kéo dài vài tiếng đồng hồ.

Khi cơn đau gout thuyên giảm, các lớp da quanh khớp bị đau có thể tróc ra hay ngứa.

Các triệu chứng khác có thể gồm:

  • Da rất đỏ hay hơi tím quanh khớp bị đau, có vẻ bị nhiễm trùng.
  • Sốt
  • Cử động khớp hạn chế

Triệu chứng của bệnh Gout

Triệu chứng gout thay đổi

  • Triệu chứng có thể xuất hiện sau khi cơ thể gặp 1 cơn bệnh hay kết thúc giải phẫu
  • Một số trường hợp có thể bị gout nhưng tần suất và mức độ các cơn đau cực kì thấp, đó là gout mãn tính. Gout mãn tính ở những người lớn tuổi có thể ít đau hơn và có thể bị nhầm với các loại viêm khớp đơn giản khác.
  • Bệnh gout thông thường sẽ xuất hiện như những cục u xương, thịt trên bàn tay, khuỷu tay, hay tai. Tuy nhiên, có những trường hợp không thấy những triệu chứng thông thường này.
  • Ngón chân cái thường là nơi xuất hiện triệu chứng rõ nhất; tuy nhiên, khớp bàn chân, mắt cá, đầu gối, cổ tay, ngón tay cũng có thể xuất hiện những biểu hiện tương tự.

Các giai đoạn của bệnh Gout

Các giai đoạn của bệnh Gout

Giai đoạn 1: Nồng độ acid uric trong máu tăng cao

Giai đoạn 2: Viêm khớp cấp tính

Các tinh thể axit uric bắt đầu tích tụ trong chất dịch ở khớp và cơ thể phản ứng sưng đột ngột: đó là cơn đau gout.

Khoảng 25% người bị gout có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Khoảng 40% người bị gout xuất hiện sỏi thận trước khi cảm nhận được các cơn đau khớp.

Sau các cơn đau gout, khớp và các mô xung quanh cảm thấy bình thường trong vòng vài ngày cho đến khi bị lần tiếp theo, quá trình này lặp đi lặp lại trong khoảng 2 năm.

Giai đoạn 3: Đau cách khoảng

 Ở nhiều người, giai đoạn này tiến triển chậm, tuỳ vào cơ địa. 

Giai đoạn 4: Gout mãn tính

Nếu triệu chứng gout tái đi tái lại mà không được điều trị đúng cách và kịp thời, chúng có thể trở thành mãn tính và thường tấn công nhiều khớp hơn. Có thể không còn khoảng cách giữa các cơn đau. Bệnh sẽ trở nên mãn tính sau khoảng 10 năm xuất hiện những triệu chứng đầu tiên

Khi xuất hiện ở dưới da, những cục này cứng và có khả năng di chuyển qua lại. Lớp da trên đó có thể mỏng và đỏ hơn những vùng khác. Những cục tophi sát da thường có màu kem hoặc màu vàng, rất dễ phát hiện bằng mắt thường

Nếu tình trạng này cứ tiến triển mà không điều trị đúng cách sẽ gây đau đớn, sưng, đỏ, nóng cho người bềnh. Nguy hiểm hơn có thể phá huỷ sụn và xương, gây tàn phế.

Các giai đoạn của bệnh Gout

Làm thế nào để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh gút?

Giảm đau gút theo phương pháp chườm lạnh

Khi một cơn đau do gút ập đến, bạn sẽ vô cùng khó chịu, hãy sử dụng một túi vải dày đựng đá và chườm lạnh để giảm nhẹ cảm giác đau. Đây chỉ là giải pháp tạm thời, khi cơn đau dịu xuống, bạn cần phải đi khám và xin tư vấn của bác sĩ về cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Người bị bệnh gút chắc chắn sẽ có triệu chứng đau khớp, sưng, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh có thể lựa chọn sử dụng các thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm nhẹ tình trạng đau đớn.Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng các loại thuốc tác động lên hormone và những loại thuốc có tác dụng phụ, để không làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gout.

Trước khi đi ngủ vào ban đêm, bạn có thể dùng một chậu nước ấm để ngâm bàn chân nóng để giảm đau, đồng thời đẩy mạnh quá trình tinh thể acid uric được hòa tan, đào thải ra khỏi cơ thể.

Ngâm nước ấm giảm triệu chứng đau đớn

Thường xuyên vận động các khớp

Con người khỏe ở vận động, khi bị đau khớp, bạn lại càng phải cố gắng chăm sóc để giảm nhẹ cơn đau. Một trong những cách quan trọng là vận động các khớp xương thường xuyên, các bài tập dành cho xương khớp chuyên sâu sẽ giúp thúc đẩy sự phân hủy của các tinh thể acid uric, cải thiện tình trạng đau của bạn.

Khi có các dấu hiệu của bệnh gout, hãy nhanh chóng tìm hiểu thông tin liên quan và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn và có sự can thiệp kịp thời. Áp dụng lối sống lành mạnh, thói quen tốt, tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các biện pháp điều trị bệnh Gout (gút)

Nguyên tắc điều trị gout

  • Điều trị viêm khớp cơn đau gout cấp.
  • Dự phòng tái phát cơn gout, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gout chưa có nốt tophi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) với gout có nốt tophi.

Các điều trị hiệu quả nhất

Chế độ ăn uống – sinh hoạt cho người bị gout:

  • Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua, … Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150 gram mỗi ngày.
  • Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày
  • Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, chấn thương, …

Chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bị Gout

Điều trị nội khoa

  • Thuốc kháng viêm: dùng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm
  • Thuốc giảm acid uric máu: dùng trong giai đoạn mãn tính để tránh tái phát cơn gout cấp

Điều trị ngoại khoa:

Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:

  • Gout kèm biến chứng loét
  • Bội nhiễm nốt tophi
  • Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ

Khi phẫu thuật cần dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp và kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)