#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

[TỔNG HỢP] Kinh Nghiệm Làm Gì Để Hết Ngứa Vùng Kín Nhanh Và An Toàn

Phòng Và Trị Bệnh

Ngứa vùng kín luôn mang lại sự khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của các chị em phụ nữ. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tất cả các kinh nghiệm làm gì để hết ngứa vùng kín nhanh và an toàn. Các chị em hãy tham khảo ngay để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng này nhé.

QC

Làm gì để hết ngứa vùng kín nhanh và an toàn?

Trị ngứa vùng kín bằng thảo dược tự nhiên

Lá chè xanh

Lá chè xanh có các thành phần diệt khuẩn, chống viêm giúp giảm ngứa rát, khó chịu khi bị viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra, lá chè xanh có chứa tanin, chất chống oxy hóa giúp se khít và trẻ hóa cô bé. Do đó, khi chị em bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục ngoài và không biết làm gì để hết ngứa vùng kín nhanh thì có thể sử dụng lá chè xanh để vệ sinh “ cô bé” theo hướng dẫn sau đây.

Cách làm: 

  • Lấy 1 nắm lá chè xanh rửa sạch rồi vào cho nồi nước cùng với ít muối trắng, đun đến khi sôi. 
  • Để nước chè xanh nguội bớt thì dùng vệ sinh bên ngoài vùng kín, sau đó dùng khăn khô lau sạch vùng kín từ trước ra sau.
  • Khuyến cáo nên thực hiện từ 3 – 4 lần/ tuần để mang lại hiệu quả tốt.
lá chè xanh giảm ngứa vùng kín
Dùng nước lá chè xanh vệ sinh “cô bé” hàng ngày giúp giảm ngứa vùng kín

Dầu dừa

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dầu dừa có chứa các chất chống oxy hóa, vitamin E và các axit béo có tác dụng diệt khuẩn, chống nấm. Đặc biệt, dầu dừa đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị viêm nấm, đặc biệt là nấm candida albicans – vốn là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nấm phụ khoa ở nữ giới. Vậy nếu bạn đang không biết làm gì để hết ngứa vùng kín thì hãy thử dùng dầu dừa xem nhé.

Cách làm: 

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín và lau khô lại bằng khăn mềm.
  • Bôi một lớp dầu dừa mỏng lên vùng da bị ngứa, để khô trong khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước.
  • Chị em nên thực hiện 2 – 3 lần/tuần để thấy được hiệu quả tốt nhất.

Nha đam (lô hội)

Nha đam là thảo dược giúp giảm viêm nhiễm và dưỡng ẩm rất tốt cho vùng kín của chị em. Đặc biệt, gel nha đam có hoạt tính sát khuẩn và làm mát da giúp giảm nhanh ngứa rát vùng kín. 

Cách làm:

  • Lấy 2 cành nha đam rửa sạch và lấy phần gel trong suốt ngâm trong nước muối loãng trong khoảng 10 – 20 phút.
  • Lấy phần gel nha đam chà nhẹ lên vùng kín, để yên sau 10 – 15 phút hãy vệ sinh lại bằng nước sạch. Chị em nên thực hiện 2 lần/tuần để có kết quả tốt nhất.
lô hội giảm ngứa vùng kín
Lô hội có tính sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa vùng kín cho nữ giới

Lá trầu không

Lá trầu không được sử dụng nhiều trong các dung dịch vệ sinh phụ nữ giúp kháng khuẩn và bảo vệ vùng kín cho các chị em. Trầu không có hoạt tính kháng sinh tự nhiên giúp giảm ngứa, viêm nhiễm và khử mùi hôi vùng kín hiệu quả. Bên cạnh đó, trầu không thúc đẩy nhanh lành các tổn thương trên da và giúp vùng kín được se khít hơn. 

Cách làm: 

  • Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun đến khi sôi thì dừng lại. 
  • Dùng nước lá trầu không đã nguội bớt để vệ sinh bên ngoài vùng kín, sau đó lau lại bằng khăn khô và mềm.
  • Nên kiên trì thực hiện từ 2 – 3 lần/tuần để kết quả tốt nhất.

>>>> Xem thêm: Chia sẻ 5 cách trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không cực tốt

Lá ổi

Lá ổi có chứa các hợp chất flavonoids có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa và giúp giảm ngứa hiệu quả. Đồng thời, hoạt chất tanin trong lá ổi giúp săn se các vết viêm loét, thúc đẩy quá trình lành thương và hạn chế các tổn thương viêm trên niêm mạc. 

Cách làm:

  • Rửa sạch lá ổi, vò nát rồi cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 15 – 20 phút, thêm muối vào rồi để nguội.
  • Dùng nước lá ổi có độ ấm vừa phải để rửa phía ngoài vùng kín, chú ý rửa từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Lau khô bằng khăn mềm sau khi rửa xong.
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước lá ổi từ 2 – 3 lần/tuần cho đến khi triệu chứng ngứa giảm dần. Có thể kết hợp xen kẽ xông vùng kín bằng nước lá ổi cũng giúp giảm ngứa hiệu quả.
lá ổi trị ngứa vùng kín
Lá ổi giúp giúp giảm ngứa và săn se vùng kín

Lá ngải cứu

Lá ngải cứu là một trong những thảo dược tốt cho phụ nữ và thường có trong một số bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa. Trong lá ngải cứu có nhiều tinh dầu giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy nhanh chóng. Ngoài ra, việc rửa xông, rửa vùng kín bằng nước lá ngải cứu còn giúp phục hồi “cô bé” và giảm tiết dịch bất thường. 

 Cách làm:

  • Cho 20g lá ngải cứu khô cho vào nồi cùng 300ml nước, lấy đem đun với lửa nhỏ cho đến khi sôi. 
  • Xông vùng kín bằng nước lá ngải cứu vừa nấu trong khoảng 15 phút. 
  • Tận dụng nước xông sau khi nguội để rửa lại vùng kín.
  • Chị em bị ngứa vùng kín có thể rửa 1 – 2 lần/ngày và làm liên tục để phát huy hiệu quả.

Trị ngứa vùng kín bằng nước muối sinh lý

Từ lâu, nước muối được biết đến với vai trò sát khuẩn, giảm ngứa, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh phát triển. Do đó, dung dịch này thường được dùng để diệt khuẩn, rửa vết thương và trị ngứa vùng kín. Đây là cách thường được áp dụng để giảm ngứa và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa trong giai đoạn nhẹ. Còn khi các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm đã trở nên nặng kèm theo ngứa dữ dội thì nước muối lại ít có tác dụng.

Có một sự thật là không phải nước muối nào cũng phù hợp để rửa vệ sinh vùng kín. Chị em chỉ nên sử dụng nước muối NaCl 0,9% (đẳng trương) vì dung dịch này phù hợp với sinh lý cơ thể. Nếu chị em dùng nước muối quá mặn (ưu trương) sẽ gây khô rát và nếu rửa thường xuyên còn làm tổn thương niêm mạc da vùng kín. 

trị ngứa vùng kín bằng nước muối
Chị em chỉ nên sử dụng nước muối NaCl 0,9% (đẳng trương) vì dung dịch này phù hợp với sinh lý cơ thể

Các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng nước muối tự pha để vệ sinh vì không kiểm soát được nồng độ tiêu chuẩn của nước muối. Chị em cần lưu ý cách vệ sinh bằng nước muối sinh lý theo hướng dẫn sau:

  • Rửa qua vùng kín với nước sạch.
  • Tiếp theo lấy nước muối sinh lý rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín. Chú ý rửa từ trước ra sau, không thụt rửa sâu và ngâm vùng kín trong nước muối.
  • Sau khi vệ sinh bằng nước muối, rửa lại bằng nước sạch rồi sử dụng khăn vải mềm để lau khô.

Sử dụng dung dịch vệ sinh giúp giảm ngứa vùng kín

Dung dịch vệ sinh được biết đến là vật bất ly thân trong hành trang chăm sóc sức khỏe của các chị em. Đây là dung dịch có tác dụng tẩy rửa được bào chế dành riêng cho việc vệ sinh “vùng kín” nhằm phòng ngừa và giảm thiểu bệnh phụ khoa ở phụ nữ. 

Khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, chị em sẽ cảm thấy sạch sẽ, khô thoáng hơn rất nhiều. Để lựa chọn được dung dịch vệ sinh phụ nữ giúp giảm ngứa vùng kín hiệu quả, chị em cần lựa chọn theo các tiêu chí sau:

  • Độ pH trong dung dịch vệ sinh phụ nữ phải phù hợp với độ pH sinh lý vùng kín. Các dung dịch này phải đảm bảo không gây khô rát, không làm thay đổi pH và hệ vi khuẩn trong vùng kín. Đặc biệt, dung dịch vệ sinh phụ nữ trị nấm ngứa thì pH nên có tính kiềm nhẹ (pH > 4,5) vì nếu pH có tính axit sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh.
  • Theo các bác sĩ sản khoa, chị em nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có thành phần từ tự nhiên, dịu nhẹ và an toàn. Một số thành phần thảo dược có tính kháng khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa vùng kín như trầu không, trà xanh, cúc La Mã,…thường được sử dụng trong các sản phẩm vệ sinh vùng kín.
dung dịch vệ sinh trị nấm ngứa
Dung dịch vệ sinh phụ nữ trị nấm ngứa thì pH nên có tính kiềm nhẹ (pH > 4,5) để hạn chế nấm phát triển

Dùng thuốc bôi trị ngứa vùng kín nữ giới

Việc dùng các thuốc bôi là một trong những biện pháp giảm ngứa vùng kín nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ tư vấn loại thuốc phù hợp với tình trạng viêm nhiễm của mình. Tùy theo nguyên nhân gây ngứa vùng kín là do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hay vì các bệnh da liễu khác mà sẽ có thuốc bôi đặc trị như:

  • Thuốc bôi trị ngứa vùng kín do ký sinh trùng (rận mu): D.E.P, permethrin, pyrethrins kết hợp với Piperonyl butoxide, Malathion 0.5%.
  • Thuốc bôi trị ngứa vùng kín do vi khuẩn: Clindac A (clindamycin 1%), Betaderm – Neomycin (neomycin), tetracyclin,…
  • Thuốc bôi trị ngứa vùng kín do nấm gây bệnh phụ khoa: Nizoral (ketoconazole), Gentrisone (clotrimazole),…

Các chị em nên sử dụng các thuốc bôi theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, nên điều trị theo đúng liệu trình để bệnh nhanh khỏi và hạn chế các biến chứng. 

Những biện pháp hỗ trợ giảm ngứa vùng kín

Để hỗ trợ giúp giảm ngứa vùng kín nhanh , chị em cần  lưu ý các điểm sau:

  • Không gãi, cọ xát mạnh vùng kín khi bị ngứa để tránh làm gây tổn thương.
  • Giữ vệ sinh vùng kín cũng như cơ thể sạch sẽ hằng ngày và sử dụng dung dịch vệ sinh an toàn, lành tính, phù hợp với cơ địa.
  • Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hằng ngày thường xuyên, chỉ nên dùng vào ngày đầu và ngày cuối kỳ kinh khi dịch ít.
  • Khi đang bị ngứa vùng kín, nên hạn chế số lần “gần gũi”, đặc biệt lưu ý vệ sinh “cô bé” trước và sau mỗi lần quan hệ tình dục. 
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tích cực và tăng cường tập luyện thể dục.
  • Ăn nhiều các thực phẩm tăng sức đề kháng và chứa nhiều vitamin như trái cây, rau xanh,… và bổ sung lợi khuẩn tự nhiên từ sữa chua.  
  • Hạn chế mặc quần áo bó sát, dày dặn khi đang bị ngứa vùng kín. 
  • Quần áo, đặc biệt là đồ lót nên được giặt sạch sẽ và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. 
  • Đi khám phụ khoa định kỳ và điều trị theo lời khuyên của bác sĩ.
giảm ngứa vùng kín
Duy trì lối sống lành mạnh, tích cực và tăng cường tập luyện thể dục để hạn chế mắc các bệnh lý vùng kín

Bài viết trên đây, Vivita.vn vừa tổng hợp lại tất cả các kinh nghiệm làm gì để hết ngứa vùng kín ở nữ giới một cách hiệu quả và an toàn. Mỗi phương pháp đều có một ưu điểm riêng và phù hợp với từng trường hợp khác nhau. Quan trọng là các chị em phải nhận biết sớm dấu hiệu ngứa vùng kín và đi khám bác sĩ để nhận được lời khuyên cho bản thân. 

Bên cạnh đó, chị em nên xây dựng chế độ ăn, lối sống lành mạnh và vệ sinh sạch sẽ để cải thiện tình trạng ngứa vùng kín ở nữ giới. Nếu chị em còn băn khoăn vấn đề gì xung quanh tình trạng ngứa vùng kín thì có thể bình luận ngay dưới bài viết để được các Chuyên viên tư vấn, giải đáp kịp thời.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)