#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Dấu Hiệu Bệnh Thoái Hoá Điểm Vàng Và Cách Phòng Bệnh Ở Người Trẻ

Phòng Và Trị Bệnh

Bệnh thoái hóa điểm vàng ở người trẻ là một trong những bệnh về mắt ngày càng xảy ra phổ biến hơn trong xã hội. Thoái hóa điểm vàng tuy không phải là một bệnh lý cấp tính nhưng lại gây cản trở và làm xáo trộn sinh hoạt thường ngày của người mắc bệnh này. Tình trạng thoái hóa điểm vàng đa phần tăng lên theo độ tuổi, do đó chúng ta thường thấy bệnh lý này ở người cao tuổi, người già.

Tuy nhiên bệnh thoái hóa điểm vàng cũng ngày càng thường xuyên gặp phải ở những người trẻ tuổi, vì vậy trong bài viết ngày hôm nay, Vivita sẽ chia sẻ cho các bạn về “Dấu Hiệu Bệnh Thoái Hoá Điểm Vàng Và Cách Phòng Bệnh Ở Người Trẻ”.

QC

Bệnh thoái hóa điểm vàng là gì?

Thoái hóa điểm vàng hay thoái hóa hoàng điểm là một vấn đề bệnh lý xảy ra tại võng mạc. Đây là một căn bệnh gây cản trở việc nhận cảm ánh sáng và hình ảnh tại trung tâm thị giác. Bạn không thể nhìn thấy các chi tiết nhỏ, cho dù vật đó ở gần hay ở xa. Tuy nhiên thị lực ngoại vi của bạn vẫn nhìn thấy vật bình thường.

Bệnh thoái hóa điểm vàng là gì

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa điểm vàng

Nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa điểm vàng là do tuổi tác. Từ sau 50 tuổi, các dấu hiệu thoái hóa điểm vàng dần biểu hiện rõ. Tỉ lệ người mắc bệnh này ở người trên 75 tuổi là 30%.

Thoái hóa điểm vàng cũng có thể liên quan đến gen di truyền. Nếu ai đó trong gia đình mắc bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh có thể cao hơn. Bệnh có thể xảy ra ngay ở cả trẻ em và người trưởng thành.

Ngoài ra, một nguyên nhân làm cho bệnh thoái hóa điểm vàng ngày càng tăng nhanh và trẻ hóa; đó là lối sống sinh hoạt và do sự phát triển của thời đại công nghệ hiện nay. Người trẻ thường hay hút thuốc lá, ăn uống nhiều đồ ăn nhanh gây béo phì, huyết áp cao hoặc cholesterol cao…

Hút thuốc lá là một nguyên nhân có thể gây bệnh thoái hóa điểm vàng ở người trẻ

Hút thuốc lá tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện thoại di động, máy tính, tivi,… là tác nhân làm điểm vàng thoái hóa nhanh hơn. Do đó việc người trẻ ngày càng dễ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng nhiều hơn là không thể tránh khỏi

Phân Loại bệnh thoái hóa điểm vàng

Phân Loại bệnh thoái hóa điểm vàng 

Bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô

Những người mắc chứng này có thể có cặn màu vàng, được gọi là drusen, trong điểm vàng. Ban đầu một vài hạt nhỏ có thể không làm thay đổi tầm nhìn. Nhưng khi chúng lớn hơn và nhiều hơn, bạn có thể cảm thấy nhìn mờ hoặc sai lệch. Điều này thấy rõ khi đọc sách.

Theo thời gian, khi tình trạng trở nên xấu đi, các tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong điểm vàng sẽ bị tổn thương và chết đi. Lúc này, bạn sẽ có điểm mù ở trung tâm tầm nhìn của mình. Dần dần nặng hơn, bạn có thể mất hoàn toàn thị lực trung tâm.

Bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt

Ở thể ướt, các mạch máu bên dưới điểm vàng xảy ra tình trạng chảy máu. Dịch chảy vào võng mạc và làm cho tầm nhìn bị bóp méo và mờ hơn. Những mạch máu này và sự chảy máu sau đó sẽ tạo thành sẹo, dẫn đến mất thị lực trung tâm vĩnh viễn.

Phần lớn người bệnh sẽ bị thoái hóa điểm vàng thể khô. Chỉ khoảng 10% người bị thoái hóa điểm vàng có dạng ướt. Tuy nhiên, thoái hóa điểm vàng thể khô có thể dẫn đến thể ướt.

Dấu hiệu bệnh thoái hóa điểm vàng ở người trẻ

Các dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng thường xuất hiện rất sớm, tuy nhiên không rõ rệt và rất khó để nhận biết. Phần lớn bệnh nhân chỉ phát hiện sau khi bị giảm thị lực.

Dấu hiệu bệnh thoái hóa điểm vàng ở người trẻ
Dấu hiệu bệnh thoái hóa điểm vàng: nhìn mờ, mờ ở vùng trung tâm.

Dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng có thể thấy đó là:

  • Thấy mỏi mắt và mờ hơn khi nhìn gần một vật như đọc sách, báo, xem tivi,…
  • Khó khăn trong việc nhận diện khuôn mặt người khác.
  • Màu sắc vật qua mắt nhìn có xu hướng giảm độ đậm hơn.
  • Cần nhìn các vật ở khoảng cách gần hơn.
  • Khi nhìn cần có độ sáng cao hơn mức bình thường.
  • Định hình các vật xung quanh khó khăn.

Cách phòng tránh bệnh thoái hóa điểm vàng ở người trẻ

  • Bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng sự kết hợp nhất định của các loại vitamin và chất dinh dưỡng đã giúp làm giảm thoái hóa điểm vàng thể ướt và thể khô, nhưng nó phụ thuộc vào giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Gọi chung các dưỡng chất này là AREDS2, bao gồm Vitamin C và E, Đồng, Kẽm, Lutein và Zeaxanthin. Vì vậy, người trẻ nên bổ sung các sản phẩm có đủ các thành phần này để phòng ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng hiệu quả.

Cách phòng tránh bệnh thoái hóa điểm vàng ở người trẻ - Bổ sung dưỡng chất cho mắt

Ngoài ra, các bạn nên tuân thủ các điều sau để giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng:

  • Ngừng hút thuốc.
  • Kiểm soát huyết áp.
  • Tập luyện thể dụng thể thao và kiểm soát cân nặng.
  • Tăng cường chất chống oxy hóa trong bữa ăn hằng ngày.
  • Giảm carbs (tinh bột) trong chế độ ăn uống.
  • Nên ăn nhiều cá như cá hồi, các ngừ, cá thu…
  • Hạn chế làm việc quá căng thẳng, dùng điện thoại quá nhiều.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi cho mắt khoảng 10 – 15 phút mỗi lúc làm việc lâu trên máy tính.
  • Đeo kính chống tia UV và ánh sáng xanh.
  • Thăm khám mắt định kỳ để tầm soát các bệnh về mắt và có phương pháp hỗ trợ sớm.

Giải đáp các thắc mắc thường gặp về bệnh thoái hóa điểm vàng

Bị thoái hóa điểm vàng khi nào cần đi khám?

Bạn cần đi khám ngay khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Thị lực bị mất đột ngột tạm thời hoặc thoáng qua, tần suất mất thị lực tạm thời tăng dần theo thời gian.
  • Vẫn có khả năng nhìn thấy nhưng không toàn diện. Có xuất hiện 1 điểm trống hoặc đen ngay giữa tầm nhìn.
  • Nhìn thấy các vật xung quanh nhưng ảnh hiện lên méo mó, thay đổi kích thước bất thường.
  • Độ nhận diện màu sắc, chi tiết bị giảm đi, màu sắc mờ nhạt hơn.

Ngoài ra, kể cả khi không có các dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng, bạn vẫn nên thường xuyên thăm khám mắt. Đặc biệt với những người hút thuốc lá, bị bệnh tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch khác, tiền sử gia đình có người bị thoái hóa điểm vàng.

Thoái hóa điểm vàng có gây mù mắt không?

Hiếm khi bệnh nhân bị mất toàn bộ thị lực do thoái hóa điểm vàng với nguyên nhân tuổi tác. Thị lực trung tâm có thể kém, nhưng tầm nhìn ngoại vi vẫn khá ổn định. Người bệnh vẫn có thể thực hiện nhiều hoạt động bình thường hàng ngày.

Thoái hóa điểm vàng thể khô thường tiến triển từ từ, nên bạn có thể bảo vệ cho chức năng thị lực của mình. Nên thăm khám thường xuyên và bổ sung các vitamin cần thiết cho mắt.

Còn riêng với thoái hóa điểm vàng thể ướt thì đây là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực vĩnh viễn. Nếu thoái hóa điểm vàng thể ướt ở cả hai mắt thì có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Thoái hóa điểm vàng thể ướt cần điều trị nhiều lần theo chỉ định của bác sĩ.

Thoái hóa điểm vàng có chữa được không?

Không có cách chữa khỏi bệnh thoái hóa điểm vàng. Việc điều trị chỉ giúp bạn làm chậm lại tình trạng nặng thêm của bệnh. Các liệu pháp có thể hỗ trợ bao gồm: laser và bổ sung vitamin và các thực phẩm chức năng dành riêng cho mắt.

Ai dễ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng?

Như đã trình bày ở trên, người dễ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng bao gồm

  • Người trên 50 tuổi, đặc biệt từ 65 tuổi trở đi
  • Người thường xuyên hút thuốc lá
  • Người mắc các bệnh về tim mạch như huyết áp cao, mỡ máu…
  • Người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp ánh sáng xanh, tia UV

Giải đáp các thắc mắc thường gặp về bệnh thoái hóa điểm vàng 03

Bị mắc bệnh thoái hóa điểm vàng thì thăm khám ở đâu?

Địa chỉ khám thoái hóa điểm vàng ở HCM

  • Chuyên khoa Mắt – Bệnh viện Quốc tế City 

Địa chỉ: Số 3 đường số 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TP HCM

  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare

Địa chỉ: Số 37 Hoàng Hoa Thám, P. 13, Q.Tân Bình, TP HCM

  • Bệnh viện Mắt TP HCM

Địa chỉ: 280 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, TP HCM.

  • Trung tâm Mắt kỹ thuật cao – Bệnh viện 30-4

Địa chỉ: Số 9 Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 5, TP HCM

  • Khoa Mắt – Bệnh viện Trưng Vương

Địa chỉ: Số 266 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP HCM

  • Bệnh viện Mắt Sài Gòn 

Cơ sở 1: Số 100 Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM

Cơ sở 2: Số 473 CMT8, phường 13, quận 10, TP HCM

Cơ sở 3: Số 355 – 365 Ngô Gia Tự, phường 3, quận 10, TP HCM

  • Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga

Địa chỉ: Số 1 đường 3 Tháng 2, phường 11, quận 10, TP HCM.

  • Bệnh viện Gia An 115

Địa chỉ: Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM

Địa chỉ khám thoái hóa điểm vàng ở Hà Nội

  • Bệnh viện Mắt Hà Nội 2

Địa chỉ: 72 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

  • Bệnh viện Mắt Hà Nội

Địa chỉ: 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Bệnh viện Mắt Trung Ương

Địa chỉ: 85 Bà Triệu, Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

  • Bệnh viện Mắt Sài Gòn Hà Nội

Địa chỉ CS1: 77 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Địa chỉ CS2: 532 Đường Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội

  • Bệnh viện Mắt Quốc tế DND

Địa chỉ: 128 Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

  • Bệnh viện Mắt Quốc tế Nhật Bản

Địa chỉ: 32 Phó Đức Chính, Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội.

  • Bệnh viện Mắt HITEC

Địa chỉ CS1: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Địa chỉ CS2: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Địa chỉ CS3: 480 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội

  • Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt Nga

Địa chỉ: Nhà C2, làng quốc tế Thăng Long, Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Lời kết

Trên đây Vivita.vn đã chia sẻ đến các bạn đọc những thông tin cần biết về bệnh thoái hóa điểm vàng cũng như dấu hiệu và cách phòng bệnh. Đặc biệt trong thực trạng bệnh thoái hóa điểm vàng ở người trẻ ngày càng tăng cao, hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn biết cách chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của mình được tốt hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết để được các Chuyên viên giải đáp.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)