#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Viêm gan A là gì? Viêm gan A lây qua đường nào? [2022]

Viêm gan A là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gan và lây lan thông qua con đường tiêu hóa. Đây là căn bệnh ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của gan. Hãy cùng vivita.vn tìm hiểu về căn bệnh viêm gan A lây qua đường nào nhé.

Viêm gan A là gì?

Viêm gan siêu vi A (Hepatitis A Virus – HAV) là căn bệnh do virus viêm gan A gây ra. Virus viêm gan A có thể làm tổn thương tế bào biểu mô gan và suy giảm chức năng gan. Tuy nhiên, virus viêm gan A không gây ra bệnh cảnh viêm gan mạn tính và rất hiếm khi gây chết người. Bệnh viêm gan A hoàn toàn có thể được điều trị khỏi sau 2-4 tuần.

viem gan a lay qua duong nao 1
Viêm gan siêu vi A còn được gọi là Hepatitis A Virus – HAV

Viêm gan A là một trong 6 chủng gây viêm gan do virus hiện đã được xác định. Bên cạnh một số loại viêm gan do virus gây ra khác là B, C, D, E và G. Các chủng này khác nhau về đường lây truyền và mức độ nguy hiểm.

Triệu chứng của bệnh viêm gan A

Thời gian ủ bệnh viêm gan A thường là 14 – 28 ngày. Người bệnh viêm gan A có thể làm giảm chức năng gan và có một số dấu hiệu điển hình như: sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, ngứa, vàng da, vàng mắt, đau cơ, đau bụng, tức ngực, nước tiểu sẫm màu… Không phải tất cả những người bị nhiễm bệnh sẽ có tất cả các triệu chứng.

Người lớn có dấu hiệu và triệu chứng bệnh rõ hơn trẻ em. Trẻ em bị nhiễm bệnh dưới 6 tuổi thường không gặp phải các triệu chứng đáng chú ý. Ở nhóm lớn hơn có mức độ nghiêm trọng của bệnh và kết quả gây tử vong cao hơn.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan A

Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hóa với các nguyên nhân chính sau đây:

  • Ăn thức do người bị viêm gan A chế biến nhưng không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh.
  • Uống nước ở nguồn nước ô nhiễm có virus gây viêm gan A.
  • Ăn sò, ốc sinh sống ở nguồn nước ô nhiễm có virus gây viêm gan A.
  • Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh viêm gan A.
  • Quan hệ tình dục với người đang mang virus viêm gan A.

Chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh viêm gan A

Các trường hợp viêm gan A không thể phân biệt lâm sàng với các loại viêm gan siêu vi cấp tính khác. Để chuẩn đoán bệnh viêm gan A thì người bệnh cần phải thực hiện các xét nghiệm để phát hiện các kháng thể Immunoglobulin G (IgM) đặc hiệu của HAV trong máu. Hãy đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để làm xét nghiệm chuẩn đoán bệnh chính xác nhất.

viem gan a lay qua duong nao 3
Làm xét nghiệm viêm gan A

Viêm gan A lây qua đường nào?

Bệnh viêm gan A có lây không?

Bệnh viêm gan A là một bệnh lây nhiễm và lây qua đường tiêu hóa là chủ yếu. Đây là một bệnh lây nhiễm từ người sang người theo đường phân miệng do nguồn nước bị nhiễm bẩn, thực phẩm nhiễm virus nhưng chưa được nấy kỹ.

Rất hiếm có trường hợp lây qua đường máu vì có rất ít virus viêm gan A tồn tại trong máu. Các dụng cụ cá nhân và quần áo của người bệnh cũng có thể là nguồn lây bệnh nhưng không quan trọng.

Khi một người khỏe mạnh thường xuyên ăn phải những thực phẩm bẩn, uống nước không vệ sinh thì rất dễ bị lây nhiễm virus viêm gan A. Đặc biệt là do ăn phải các loại trai, sò, ốc, hến… chưa được nấu chín hoặc cái loại thực phẩm sống không được làm sạch kỹ.

Hầu hết căn bệnh này chỉ xuất hiện ở những nơi dân cư đông đúc có vệ sinh kém, kinh tế khó khăn, thức ăn bị nhiễm chất bẩn.

Bệnh viêm gan A có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan A là bệnh lý lây lan qua đường ăn uống. Nếu nguồn nước và thức ăn không đảm bảo vệ sinh sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ viêm gan A do virus gây bệnh tấn công. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp gây viêm gan A lây lan trực tiếp từ người bệnh thông qua thức ăn và nước uống.

Đường phân – miệng là con đường lây lan chính của bệnh. Ăn thức ăn, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh, uống nước bị nhiễm bệnh, bơi lội trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm bệnh hoặc ăn chung thức ăn người bị bệnh là những nguyên nhân gây lây bệnh nhanh nhất.

Những bệnh nhân viêm gan A sau khi thải phân ra ngoài sẽ nhanh chóng ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài hàng tuần và sẽ tấn công vào thức ăn, nước uống nếu bạn không đảm bao vệ sinh an toàn. Thường xuyên ăn những loại thức ăn chưa được nấu chín sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Viêm gan A có lây qua nước bọt không?

Viêm gan A có thể lây qua nước bọt nhưng rất hy hữu. Số virus HAV có trong tuyến nước bọt chỉ có thể tác động nhẹ lên sức khỏe của người tiếp xúc. Nếu người đối diện có sức đề kháng tốt thì rất khó mắc bệnh.

Viêm gan A có lây qua đường tình dục?

Bệnh viêm gan A có thể lây lan từ đường tình dục. Việc tiếp xúc trực tiếp với hậu môn hoặc phân của người bệnh sẽ khiến cho người kia rất dễ bị viêm gan A. Virus HAV có trong hậu môn và phân sẽ tấn công đối phương.

Cách phòng ngừa bệnh viêm gan A

Hầu hết các trường hợp viêm gan A cấp tính thường diễn biến nhẹ. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn là có thể phục hồi. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự điều trị ở nhà mà phải đến bệnh viện để được xét nghiệm thể bệnh và theo dõi nội trú. Bệnh nhân cần được chăm sóc tốt, ăn những thức dễ tiêu hóa, không nên dùng nhiều mỡ, đường… tránh cho gan phải làm việc mệt nhọc.

viem gan a lay qua duong nao 2
Cách phòng ngừa bệnh viêm gan A

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm gan A hiện nay là tiêm vacxin viêm gan A. Đây là một loại virus sống bất hoạt và giảm động lực, tạo tính miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, không có vacxin viêm gan A được cấp phép cho trẻ em dưới 1 tuổi. Các nhà sản xuất khuyến nghị tiêm 2 liều vacxin để đảm bảo bảo vệ lâu dài hơn khoảng 5 đến 8 năm sau khi tiêm vacxin.

Ngoài ra, còn một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan A là:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây. Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nguồn nước.
  • Xử lý tốt phân, chất thải của người bệnh viêm gan A.
  • Nấu chín thức ăn vì virus viêm gan A bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao.
  • Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người có bệnh.
  • Khi bị thương cần băng bó vết thương và lau sạch vết máu và không để người khác đụng vào bằng tay không.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Không sử dụng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế.
  • Không sử dụng đồ dùng cá nhân chung với người khác.
  • Các đồ dùng cá nhân như bông băng, khăn giấy… đã sử dụng cho vào túi nolon bọc kín.
  • Không để máu của mình tiếp xúc với máu của người khác.
  • Khi bị viêm gan A thì không sử dụng chung các vật dụng như bát đĩa, chén đũa, đồ ăn với người người khác.

Trên đây là giải đáp viêm gan A lây qua đường nào? Hy vọng rằng qua bài viết này, mọi người biết được các con đường lây nhiễm viêm gan A và có phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)