#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, tập thể dục không?

Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, tập thể dục không? là một trong những vấn đề mà nhiều người bệnh đang thắc mắc hiện nay, ngoài việc điều trị bệnh bằng các phương pháp ra việc vận động cũng ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị. Vậy để giải quyết vấn đề này thì hãy cùng chuyên gia phân tích qua bài viết dưới đây.

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa của xương khớp, không thể tránh khỏi khi tuổi tác càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bạn trẻ có nguy cơ bị thoái hóa cột sống sớm do tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc và thói quen ít vận động. Quá trình chữa trị thoái hóa cột sống không thể gấp gáp, một sớm một chiều mà cần có sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị chuyên khoa với yếu tố vận động mỗi ngày.

thoai-hoa-cot-song-co-nen-chay-bo-the-duc-khong
Chạy bộ, thể dục là môn thể thao rất tốt cho sức khỏe

Thoái hóa đốt sống có nên chạy bộ, thể dục không

Thoái hóa cột sống là một căn bệnh phổ biến hiện nay. Theo thống kê tại Việt Nam có đến 80% người đều có nguy cơ mắc thoái hóa. Nếu như trước đây bệnh lý này chỉ xảy ra ở người cao tuổi thì hiện nay người trẻ vẫn có thể mặc phải cao. Những người độ tuổi 30 đến 45 cũng dễ bị thoái hóa.

Theo lời khuyên của chuyên gia, chạy bộ & thể dục chỉ nên áp dụng với bệnh nhân thoái hóa đốt sống mức độ nhẹ còn với những người đã thoái hóa ở mức độ trung bình hay nặng thì không nên áp dụng bài tập này. Do khi đó cột sống của bạn đã rất kém, dễ bị chấn thương, chạy bộ, thể dục sẽ làm trọng lực tác động lên cột sống của bạn trở nên mạnh hơn bình thường, có thể chèn ép dây thần kinh và làm tổn thương đốt sống gây đau nhức cho người bệnh.

Chạy bộ, thể dục là môn thể thao rất tốt cho sức khỏe. Chạy bộ, thể dục giúp tăng cường máu lên não, cơ xương củng cố dẻo dai, chắc khỏe. Việc vận động cũng giúp cơ thể thúc đẩy khoáng chất. Nhờ vậy mà sức khỏe người bệnh ngày càng ổn định, phòng tránh nhiều bệnh tật.

Tác dụng mà chạy bộ, thể dục mang lại cho người bị thoái hóa đốt sống nhẹ đó là:

  • Tăng cường nuôi dưỡng cấu trúc của đốt sống: Khi chạy bộ, giúp các đốt sống hoạt động linh hoạt và tăng khả năng đàn hồi từ đó tăng khả năng vận động cột sống cho bệnh nhân.
  • Đảm bảo sự linh hoạt cho các khớp: Người bị thoái hóa cột sống thường ít muốn vận động do đau, điều này khiến các khớp của bệnh nhân dễ bị co cứng, càng làm bệnh nhân gặp khó khăn trong hoạt động sinh hoạt. Việc chạy bộ, thể dục làm giảm tình trạng co cứng đồng thời tăng khả năng chịu lực cho xương khớp.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng: Tạo cho mình thói quen chạy bộ, thể dục không chỉ giúp đảm bảo được cân nặng lý tưởng, hạn chế áp lực lên cột sống mà còn làm giảm mỡ thừa, tránh các bệnh do rối loạn chuyển hóa lipid và béo phì gây ra.
  • Giảm tần suất các cơn đau nhức: Chạy bộ, thể dục giúp dây thần kinh đốt sống thoát khỏi trạng thái chèn ép giúp giảm đau nhức , từ đó người bệnh thấy thoải mái, khỏe khoắn hơn.

Một số cách chạy bộ, thể dục tốt cho người bị thoái hóa cột sống

Chạy bộ, thể dục là một hoạt động đơn giản và dễ làm. Do đó, có rất ít người quan tâm đến việc liệu mình đã chạy bộ, thể dục đúng kỹ thuật chưa? Việc biết và áp dụng đúng các kỹ thuật sẽ giúp cho việc tập các môn thể thao này mang lại hiệu quả tối ưu cho chính bạn.

thoai-hoa-cot-song-co-nen-chay-bo-the-duc-khong
Chạy bộ, thể dục giúp tăng cường máu lên não, cơ xương củng cố dẻo dai, chắc khỏe. Việc vận động cũng giúp cơ thể thúc đẩy khoáng chất

Làm nóng cơ thể trước khi chạy bộ, thể dục

Thực hiện các động tác khởi động như: Xoay cổ, xoay cổ tay, cẳng tay, cánh tay, xoay hông, xoay cổ chân, cẳng chân và xoay khớp háng. Các động tác thực hiện một cách nhẹ nhàng và từ từ. Không xoay nhanh và mạnh do dễ gây tổn thương khớp. Thực hiện quá trình này trong vòng 5 – 10 phút rồi mới bắt đầu đi bộ hoặc chạy bộ.

Tư thế chạy bộ, thể dục đúng cho người thoái hóa đốt sống

  • Lưng luôn thẳng, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước.
  • Thả lỏng khớp vai, giữ vai thẳng.
  • Chân và hông cùng di chuyển về phía trước. Bước đi một cách tự nhiên nhất (các sải chân ở mức độ vừa phải).
  • Đánh tay nhẹ nhàng theo nhịp di chuyển của chân và hông, không đánh tay quá cao hay quá mạnh.
  • Thở đều, chậm rãi, hít sâu, thở hơi dài. Hít vào thở ra bằng mũi, không thở bằng miệng.
  • Ban đầu đi bộ hoặc chạy bộ, thể dục với tốc độ chậm, vừa phải, sau đó có thể tăng dần tùy thuộc vào mức chịu đựng của từng người. Nên tăng từ từ, không đi bộ hay chạy bộ, thể dục quá nhanh gây thở không ra hơi, mệt mỏi. Khi muốn dừng lại cũng phải dừng một cách từ từ, chậm dần. Không dừng đột ngột.

Một số lưu ý khi tập luyện đối với người bị thoái hóa cột sống

  • Lựa chọn những bộ quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi cao, thoáng mát. Sử dụng giày kích thước vừa chân, có độ êm, độ mềm khi tập.
  • Ăn nhẹ trước khi luyện tập. Tuyệt đối không ăn quá no vì có thể gây hại cho dạ dày.
  • Nên chạy vào buổi sáng hoặc buổi chiều, ở nơi rộng rãi, thoáng mát, ít phương tiện đi lại.
  • Trong quá trình luyện tập, nếu có biểu hiện bất thường thì cần ngừng luyện tập và tới bác sĩ khám, xin ý kiến tham khảo.
  • Kết hợp việc tập luyện với các biện pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa, giúp bệnh tiến triển tốt hơn.

Một số lưu ý khi chạy bộ, thể dục

Để nhận được hiệu quả tối đa từ việc chạy bộ. Người bệnh cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây. Lưu ý đừng bỏ qua hoặc thực hiện không nghiêm túc sẽ khiến cột sống tổn thương nặng hơn.

  • Đầu tiên hãy lựa chọn quần áo, giày dép vừa vặn, mặc thoải mái. Không nên mặc đồ quá ôm sát vào người.
  • Không đi dép lê, chân đất mà đi giày tập. Chú ý giày có độ mềm vừa phải để phần cột sống giảm xóc hiệu quả.
  • Khi chạy bộ, thể dục đầu thẳng về phía trước, lưng thẳng, không chạy dúi về trước. 2 cánh tay thả lỏng khi chạy bộ. Điều này giúp dòng máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Khi bắt đầu tập chỉ chạy chậm. Lâu dần mới tăng tốc để cơ thể quen dần với việc tập luyện.
  • Chạy kết hợp thở vài hít ra đều đặn, ổn định. Việc này giúp người bệnh không mất sức khi chạy.
  • Không chạy bộ, thể dục ngay sau khi vừa ăn no xong.
  • Mỗi ngày dành ra 30 – 40 phút chạy bộ, thể dục vào buổi sáng sớm, chiều tối để hỗ trợ chữa bệnh. Cột sống nhờ vậy cũng phục hồi tổn thương, sớm khỏe lại như ban đầu.

Người bệnh sau khi chạy bộ, thể dục đúng quy tắc khoa học thời gian ngắn. Bạn sẽ thấy đau nhức thuyên giảm, cơ thể sảng khoái hơn nhiều lần. Bạn còn yêu thích việc chạy bộ, thể dục này hơn đó nhé.

Trên đây, bài viết đã giúp bạn trả lời cho thắc mắc bệnh nhân thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, thể dục không và cung cấp cho bạn lợi ích của việc chạy bộ, thể dục cùng với phương pháp chạy bộ, thể dục đúng. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có những lời khuyên đúng đắn, hợp lý nhất cho chính mình. Hy vọng đây sẽ là một bài viết bổ ích đối với bạn. Chúc bạn có sức khỏe tốt!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)