#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Khô khớp ở người trẻ có nguy hiểm không?

Hiện nay, khô khớp ở người trẻ đang có xu hướng tăng lên và mang lại nhiều sự bất tiện, khó khăn trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Vậy khô khớp là bệnh gì, có nguy hiểm không? Hãy cùng theo dõi các thông tin được chia sẻ bởi các chuyên gia khoa Xương khớp dưới đây nhé.

Bệnh khô khớp là gì?

Bệnh khô khớp là hiện tượng các mô sụn đệm khớp và đầu xương tại các khớp bị khô, đồng thời lớp dịch bôi trơn khớp giảm mạnh. Những điều này sẽ khiến cho khớp phát ra tiếng động lạo xạo hoặc lục khục khi vận động.

Khô khớp có thể là chỉ là biểu hiện đơn độc, nhưng cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác như sưng khớp, đỏ khớp, đau khớp. Bệnh càng đi kèm nhiều triệu chứng càng trở nên phức tạp khi điều trị và gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh, ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt hàng ngày cũng như tới công việc.

Nguyên nhân gây ra bệnh khô khớp

Có 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh khô khớp có bản sau đây:

  • Do tổn thương sụn khớp

Sụn khớp bị tổn thương đồng nghĩa với việc lớp đệm cho các đầu xương không còn nguyên vẹn. Chính sự tổn thương này sẽ khiến cho bề mặt xương phải tiếp xúc, va chạm nhiều với nhau khi cử động. Lâu dài, lớp sụn này sẽ không còn êm trơn nhẵn mà trở nên xù xì, thô ráp, lồi lõm. Từ đó, lớp sụn sẽ ngày càng mỏng đi, nứt nẻ không thể tiếp tục thực hiện được chức năng đệm khớp, làm trơ lớp xương nằm bên dưới khiến cho khớp bị đau khi cử động.

  • Do tổn thương xương dưới sụn

Các đầu xương tổn thương sẽ mất đi sự trơn nhẵn, tạo nên các vết lồi lõm. Về lâu dài, các vết này sẽ tạo nên các ụ xương, gai xương co xát lên màng xương ở các đầu xương gây ra cảm giác đau cho người bệnh khi di chuyển, đồng thời làm phát ra tiếng động lạo xạo nghe khá rõ. Đây cũng chính là hiện tượng thoái hóa khớp.

  • Do giảm dịch tiết bôi trơn khớp
kho khop vai o nguoi tre
Khô khớp ở người trẻ là do giảm dịch tiết bôi trơn

Lớp dịch bôi trơn khớp đóng vai trò rất quan trọng, giúp cho các đầu khớp trượt trên nhau một cách êm ái hơn, linh hoạt và dẻo dai hơn. Nhờ thế mà khớp không bị đau và không có tiếng kêu khi cử động. Khi bị khô dịch khớp, khớp sẽ trở nên cứng hơn, khô hơn, gây hạn chế cho việc vận động, từ đây sẽ kéo theo hiện tượng mô sụn khớp bị mòn mỏng và lớp xương bị thoái hóa.

Nhận biết triệu chứng của bệnh khô khớp

Đúng như tên gọi của bệnh, khô khớp gây ra những triệu chứng rất đặc trưng sau đây:

  • Gây đau đớn tại vị trí khớp bị khô: Thông thường ở các khớp luôn có một lớp sụn đệm khớp, cộng thêm sự tiết dịch nhầy bôi trơn giúp cho các khớp xương trượt trên nhau một cách dễ dàng, trơn tru. Nhưng khi bị khô khớp, sự tiếp xúc giữa các khớp xương đã không còn thuận lợi mà trở nên khó khăn hơn, các đầu xương khó khăn khi trượt trên nhau trong lúc chúng ta cử động, di chuyển. Dẫn đến các đầu xương tiếp xúc nhau theo các không thuận lợi nên bệnh nhân thường bị đau, đặc biệt cơn đau tăng nặng hơn nếu có sự vận động, đặc biệt là vận động nặng.
  • Phần khớp bị khô phát ra tiếng lạo xạo, lục khục: Bởi vì lớp sụn và mô đệm khớp bị thoái hóa và dịch bôi trơn giảm nên khi có sự cử động, chúng ta có thể nghe thấy rõ tiếng lục khục, lạo xạo ở bên trong vị trí bị khô khớp xương.
  • Vận động bị hạn chế: Do cảm giác đau cộng với các yếu tố đảm bảo cho các đầu xương cử động không còn thuận lợi và đầy đủ nên việc vận động di chuyển tại vị trí bị khô khớp xương trở nên khó khăn hơn.
  • Bị sưng cứng ở vị trí khớp bị khô: Tại vị trí khớp bị khô có thể bị sưng và trở nên đơ cứng khó cử động. Nguyên nhân một phần do bị khô khớp và đau, một phần do tâm lý người bệnh sợ đau hạn chế vận động càng khiến cho tình trạng sưng và đơ cứng khớp trở nên phức tạp hơn.

Tình trạng khô khớp ở người trẻ và sự nguy hiểm tiềm ẩn

Khô khớp là tình trạng khớp xương phát ra những âm thanh lạo xạo hoặc lục cục mỗi khi vận động. Một số triệu chứng thường gặp là đau nhức, sưng đỏ, hạn chế vận động… Tùy vào mức độ, người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ hoặc đau bùng phát dữ dội.

kho khop vai o nguoi tre
Khô khớp ở người trẻ đáng báo động

Trong những năm gần đây, tỉ lệ thanh niên mắc bệnh khô khớp đã được chứng minh rằng tăng lên khoảng 20%.

Đặc biệt là ở những đối tượng văn phòng ít hoạt động hoặc những người vận động quá mức.

Lý do chính khiến người trẻ bị khô khớp gối chính là:

  • Vận động khớp quá mức trong thời gian dài, đặc biệt là khi vận động trên cùng một khớp sẽ làm dịch tiết không tiết ra kịp, độ trơn của đầu sụn bị ảnh hưởng.
  • Lười vận động, ít vận động cũng làm cấu trúc xương khớp bị yếu đi, kèm theo đó thì chức năng sản sinh ra dịch khớp cũng không còn linh hoạt.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý ở người trẻ làm cho cơ thể bị mất dưỡng chất. Sụn khớp không được nuôi dưỡng đầy đủ, tiết dịch nuôi sụn giảm dần và khả năng tái tạo tế bào sụn mới bị hạn chế gây ra khô khớp.
  • Bệnh béo phì cũng làm xương khớp người trẻ bị yếu đi. Trung bình thì nếu bạn lên 0,45kg thì khớp gối phải chịu thêm khoảng 1,5kg. Điều này khiến các khớp phải liên tục chịu áp lực lớn, lâu dần gây ra chứng bệnh khô khớp.
  • Chấn thương xương khớp: Một số chấn thương ở vùng xương khớp sẽ làm bề mặt sụn bị mất độ trơn vốn có.

Một số chứng bệnh bẩm sinh như viêm đa khớp, viêm khớp, bệnh gout mãn tính… cùng một số dị tật bẩm sinh ở khớp cũng làm dịch khớp giảm thiểu và gây khô khớp ở người trẻ. Bệnh nếu không sớm được thăm khám sẽ gặp nhiều nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Điều trị bệnh khô khớp như thế nào cho hiệu quả?

Điều trị bệnh khô khớp quan trọng nhất nằm ở việc phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời. Đây có thể là chìa khóa giúp bệnh ổn định sau một thời gian điều trị. Khi điều trị, cơ bản người bệnh sẽ được áp dụng các hướng trị liệu sau đây:

  • Dùng thuốc phục hồi khớp bị tổn thương

Việc phục hồi sụn khớp là chỉ định điều trị mang tính lâu dài để tái tạo lại lớp sụn khớp đệm cho xương. Khi đó, người bệnh có thể được dùng các thuốc có thành phần sụn khớp như glucosamin, chondroitin, acid hyaluronic, collahgen type 2

kho khop vai o nguoi tre
Dùng thuốc phục hồi khớp bị tổn thương
  • Tiêm thuốc nội khớp điều trị khô khớp

Việc tiêm nội khớp acid hyaluronic trực tiếp tại vị trí bị viêm khô khớp sẽ giúp giảm đau nhanh cho khớp. Thuốc sẽ giúp bôi trơn khớp, giảm xóc và giảm ma sát, khiến cho khớp vận động trơn tru hơn. Một đợt tiêm có thể duy trì hiệu quả trong 6 – 12 tháng, mỗi đợt tiêm khoảng từ 3 – 5 mũi cách nhau 1 tuần tùy cơ địa từng người. Acid hyaluronic tiêm vào khớp có thể kích thích tế bào sụn và màng hoạt dịch khớp tự sản sinh ra acid hyaluronic nội sinh để phục hồi sụn khớp.

  • Vật lý trị liệu chữa khô khớp

Với những người đau khớp vật lý trị liệu là phương pháp có thể duy trì sự linh hoạt cho khớp tương đối, giúp hạn chế tối đa việc cứng và teo khớp trong thời gian bệnh kéo dài.

Khi đó, các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp ích cho người bệnh, bạn nên duy trì thường xuyên hàng ngày để khớp quen với sự vận động này.

  • Bổ sung các khoáng chất và vitamin có ích

Vitamin D và các khoáng chất như magie, vitamin K, B6, B12, acid folic,… trong các loại thực phẩm, rau củ quả và sữa sẽ giúp xương chắc khỏe hơn.

  • Chữa khô khớp bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian có khá nhiều vị thảo dược có thể sử dụng làm “vị thuốc” chữa khô khớp công hiệu, giúp giảm đau và kiểm soát viêm khớp rất tốt.

Trên đây là những vấn đề liên quan việc khô khớp ở người trẻ. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về bệnh Xương khớp để bảo vệ mình và những người xung quanh tránh khỏi căn bệnh này nhé.

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)