#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Mách bạn cách pha nước muối ngâm chân tăng cường sức khỏe

Đôi bàn chân nâng đỡ trọng lượng cơ thể và là bộ phận hoạt động nhiều nhất nên rất dễ gặp phải các triệu chứng sưng tấy, đau nhức. Các huyệt ở bàn chân cũng tương ứng các bộ phận: mắt, gan, dạ dày, ruột, phổi, tim, lá lách…khi tác động lên các huyệt này sẽ gây ra sự ảnh hưởng nhất định lên các hệ cơ quan. Vì vậy nếu biết cách chăm sóc bàn chân đúng cách, bạn sẽ có một sức khỏe dẻo dai và một hệ cơ quan hoạt động khỏe mạnh không ngờ.

Sau đây Vivita sẽ mách bạn cách pha nước muối ngâm chân tăng cường sức khỏe

Một số cách pha nước muối ngâm chân tại nhà

Gửi đến bạn đọc bốn công thức pha nước muối ngâm chân dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và làm được trong thời gian cực nhanh

Công thức 1: Kết hợp đơn giản nước ấm và muối tinh

Nguyên liệu chuẩn bị

1,5 lít nước + 20 gram muối hạt

Cách pha nước muối ngâm chân đơn giản

Hướng dẫn thực hiện

– Đun nước nóng đến khoảng 60 độ C (hơi lăn tăn nước) thì cho vào muối hạt vào khuấy đều cho tan

– Nhắc xuống khỏi bếp. Để nguội đến nhiệt độ khoảng 40 độ C. Có thể thêm một ít nước nếu thấy nóng quá

– Sau khi thấy nước vừa ấm, cho chân vào chậu nước để nước cao quá mắt cá chân

– Thư giãn khoảng 15 – 20 phút

– Ngâm chân xong nên lấy khăn lau khô chân và đi ngủ

Công dụng

Với cách làm này, bạn chỉ cần bỏ ra chưa đầy một tiếng trước khi đi ngủ, thực hiện khoảng 4 – 5 lần mỗi tuần, hoặc vào những ngày đi lại nhiều. Nguyên liệu thì cực kỳ đơn giản, đôi chân của bạn sẽ được thư giãn nhanh chóng, cơ thể cũng được xua tan mệt mỏi sau một ngày dài.

Công thức 2: Kết hợp gừng và muối và nước ấm

Nguyên liệu chuẩn bị

1,5 lít nước + 1 củ gừng già tươi + 20 gram muối hạt

Kết hợp gừng muối ngâm chân

Hướng dẫn thực hiện

– Cho 1,5 lít nước lên bếp đun nóng, thấy hơi có lăn tăn thì cho muối vào hòa tan

– Trong lúc chờ nước nóng, gừng rửa sạch, gọt bỏ phần kẽ bám dính đất bụi. Đập dập gừng, hoắc cắt lát mỏng rồi cho sẵn vào chậu ngâm chân

– Nhắc nồi nước + muối đã hòa tan xuống. Đổ nước vào chậu ngâm chân đã có sẵn gừng. Lấy nắp đậy lại để tránh bay hơi tinh dầu.

– Để khoảng 10 phút cho nước vừa nguội đến khoảng trên dưới 40 độ C, lúc này gừng cũng đã tiết các tinh dầu ra nước.

– Thấy nước vừa ấm thì cho chân vào ngâm, nước phải cao trên mắt cá chân. Khi ngâm có thể kết hợp massage để đạt hiệu quả tốt nhất.

Công dụng

Với công thức thứ 2 này, sự kết hợp gừng vào nước muối nóng sẽ tăng sự lưu thông tuần hoàn máu dưới chân, giảm nhức mỏi chân. Bản chất gừng tươi có tính nhiệt cao, đối với chân là chi xa nên thường bị lạnh thì gừng hỗ trợ làm ấm rất tốt. Cách này cũng được dùng cho những người bị cảm lạnh, ớn lạnh, sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ giấc ngủ ngon và giúp làm dịu trung khu thần kinh phó giao cảm.

Ngoài ra, cách pha nước muối ngâm chân kết hợp gừng như thế này cũng thúc đẩy tuần hoàn đến các khớp nên giúp giảm đau nhức khớp xương ở người già, phụ nữ đồng thời giảm viêm và giúp loại bỏ vi khuẩn và vi rút. Vì vừa làm ấm vừa cung cấp năng lượng nên ngâm chân bằng nước muối gừng cũng phù hợp vào thời tiết mùa đông.

Công thức 3: Kết hợp sả và muối và nước ấm

Nguyên liệu chuẩn bị

1,5 lít nước + 5 nhánh sả tươi +20 gram muối hạt

Kết hợp sả muối ngâm chân

Hướng dẫn thực hiện

Cách làm tương tự nước gừng muối ngâm chân

– Cho 1,5 lít nước lên bếp đun nóng, thấy hơi có lăn tăn thì cho muối vào hòa tan

– Sả rửa sạch, cắt bỏ phần lá trên. Đập dập sả, cho sẵn vào chậu ngâm chân

– Nhắc nồi nước + muối đã hòa tan xuống. Nên để nguội khoảng 40 – 50 độ C thì đổ nước vào chậu ngâm chân đã có sẵn sả.

– Ngâm chân ngập mắt cá chân khoảng 15-20 phút. Nếu kết hợp massage, có thể ngâm lâu hơn vẫn được

Công dụng

Với cách pha nước muối ngâm chân kết hợp sả + muối + nước nóng này, hệ tuần hoàn cũng được lưu thông tốt hơn.  Các huyệt vị bàn chân được massage giúp cho các cơ quan được tăng cường khả năng hoạt động. Sả cũng là loại dược liệu có tính ấm nhiệt, mùi thơm, thích hợp dùng cho trường hợp cảm lạnh, mắc mưa, cơ thể yếu, lạnh, kén ăn, mệt mỏi… Cho nên việc ngâm chân với nước sả muối mỗi ngày sẽ giúp chúng ta có được tinh thần thư thái, cải thiện giấc ngủ, trị ho do lạnh, cảm cúm, điều trị bệnh hôi chân…

Công thức 4: Kết hợp ngải cứu và muối và nước ấm

Nguyên liệu chuẩn bị

1,5 lít nước + lá ngải cứu + 20 gram muối hạt

Kết hợp ngải cứu muối ngâm chân

Hướng dẫn thực hiện

– Cho 1,5 lít nước lên bếp đun đến sôi, cho muối vào hòa tan

– Trong lúc chờ nước sôi, làm sạch ngải cứu, cắt bỏ phần rễ bám đất, rửa sạch để ráo. Thái nhỏ thành khúc ngắn cỡ 1-2 đốt ngón tay

– Nước vừa sôi, cho ngải cứu đã sơ chế vào và tắt bếp.

– Để cho nước vừa nguội đến khoảng trên dưới 40 độ C, thấy nước vừa ấm thì cho chân vào ngâm, nước phải cao trên mắt cá chân. Khi ngâm có thể kết hợp massage để đạt hiệu quả tốt nhất.

Công dụng

Ngâm chân bằng nước muối nóng kết hợp lá ngải cứu giúp cơ thể loại bỏ được độc tố, chân sẽ đỡ nhức mỏi và dễ chịu hơn. Ngoài ra, ngâm chân bằng lá ngải cứu đều đặn còn giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, bệnh đau nhức xương khớp thuyên giảm.

Các lợi ích từ thói quen dùng nước muối ngâm chân

  • Giảm nhức mỏi cho đôi chân. Đặc biệt đối với người thừa cân, người phải đi lại nhiều.
  • Hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm, sốt không ra mồ hôi.
  • Giúp các cơ quan gan thận, dạ dày ruột, lá lách…hoạt động tốt hơn
  • Hỗ trợ sức khỏe cho người có cơ địa chân tay lạnh, cơ thể yếu, hay đau bụng, chán ăn.
  • Giảm đau nhức xương khớp ở người già, người bị các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm do chấn thương, va chạm; giảm tê bì chân ở người bị viêm đa dây thần kinh ngoại biên.
  • Giúp phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch và làm giảm tiến triển bệnh.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da, ngăn ngừa viêm nhiễm nấm, ghẻ, nước ăn chân
  • Khử mùi hôi chân
  • Xua tan mệt mỏi sau một ngày dài hoạt động.
  • Thư giãn cơ thể, hỗ trợ ngủ ngon và sâu giấc hơn.Ngâm chân bằng nước muối nóng giúp ngủ ngon hơn, cơ thể thư giãn hơn

Các lưu ý khi ngâm chân với nước muối

Việc ngâm chân nước muối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bạn áp dụng sai cách cũng sẽ gây ra “lợi bất cập hại”

  • Nên ngâm chân vào lúc 9h tối, là thời điểm sau ăn khoảng 2 tiếng nhưng bụng cũng không quá đói. Đây cũng là thời điểm nhiệt độ hạ thấp, cơ thể dễ nhiễm lạnh, nên dùng nước muối ngâm chân sẽ giúp làm ấm cơ thể lúc này. Ngâm chân nước muối nóng vào các thời gian khác, đúng lúc nhiệt độ nóng có thể gây mất nước, nóng bừng cơ thể, lâu ngày sẽ nhiễm nhiệt chứng.
  • Tránh ngâm chân vào nước muối quá lâu đối với những người đang mắc bệnh về tim, người huyết áp thấp, hay bị chóng mặt vì có thể gây đến tình trạng thiếu dưỡng khí làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Không ngâm chân khi có vết thương hở.
  • Không nên đi ngủ ngay sau khi ngâm chân nước muối. Để cơ thể cân bằng lại nhiệt độ khoảng 5 – 10 phút rồi mới đi ngủ.
  • Luôn để ý ngâm chân với mực nước qua mắt cá chân để đảm bảo kích thích hệ tuần hoàn máu tốt hơn.

Tổng kết

Tóm lại, như chúng ta đã biết, nước muối ngâm chân đem lại lợi ích rất nhiều cho sức khỏe đôi chân và toàn bộ cơ thể. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng bạn cũng cần biết cách pha nước muối ngâm chân cơ bản đúng cách để tối đa lợi ích của nó nhé.

Nhà thuốc VIVITA.VN vừa mách bạn cách pha nước muối ngâm chân hợp lý giúp tăng cường sức khỏe. Hãy áp dụng ngay để có cơ thể dẻo dai cho mỗi ngày mới năng động nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc, vui lòng bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ hotline để được các chuyên viên giải đáp

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)