#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Cách chữa bệnh gout bằng sữa chua hiệu quả

Gần đây, theo một vài nghiên cứu cho thấy, bổ sung sữa ít béo và sữa chua giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút nhờ tác dụng làm giảm acid uric trong máu. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết bị bệnh gút có ăn được sữa chua không? Và để biết câu trả lời chính xác, các bác sĩ chia sẻ cách chữa bệnh gout bằng sữa chua hiệu quả bằng những thông tin dưới đây.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout hay còn gọi là bệnh gút hoặc thống phong, là một dạng viêm khớp đặc biệt, tiến triển ngầm song bộc phát đột ngột bằng các cơn đau từ nhẹ cho đến nặng tại các khớp, cuối cùng có thể dẫn đến tàn phế.

Cơ chế sinh ra bệnh gout là do sự phân hủy thừa purin gây tích tụ quá nhiều acid uric trong máu. Acid uric vốn được hòa tan trong máu, thận bài tiết và đưa ra ngoài bằng đường nước tiểu, nhưng khi lượng purin được cung cấp quá nhiều làm sản sinh nhiều acid uric, thận không thể bài tiết hoàn toàn, lắng đọng lại trong máu và gây ra bệnh gout.

Người bị gout, các khớp bị sưng, nóng đỏ và đau nhức, người bệnh khó cử động và di chuyển. Thường những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện ở ngón chân cái, mắc cá chân, khớp tay… nếu người bệnh không phát hiện sớm và được hỗ trợ điều trị kịp thời, dần dà các cục tophi xuất hiện quanh khớp và mô mềm khiến các khớp đau dữ dội hơn, tần suất tăng cao và có nguy cơ tàn phế.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh gout?

Nguyên phát:

Đây là dạng bệnh gout bẩm sinh, do sự di truyền và cơ địa của mỗi người từ quá trình tổng hợp purin nội sinh là tăng lượng acid uric và gây ra bệnh gout.

chua benh gout bang sua chua
Bệnh gout có thể là do bẩm sinh, do sự di truyền và cơ địa của mỗi người

Thứ phát:

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa purin: gan, thịt, cá, tôm, cua,…, uống nhiều bia rượu.
  • Các bệnh lý về thận làm hạn chế quá trình đào thải acid uric, tạo cơ hội cho acid uric tích tụ lại gây bệnh.
  • Một phần do chuyển hóa từ các bệnh lý khác: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu… mà nên.
  • Béo phì dễ mắc bệnh gout gấp 5 lần so với bình thường.

Mối nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh gout

Bệnh gout vẫn được đánh giá là bệnh nguy hiểm bật nhất trong các bệnh lý về xương khớp:

  • Gây đau đớn, phiền toái trong sinh hoạt: Tình trạng đau, sưng, viêm khiến bệnh nhân cứng khớp, khó co duỗi, hạn chế vận động, mất ngủ, mệt mỏi, cơ thể suy nhược…
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh thận: Axit uric gây bệnh gout không được đào thải ra bên ngoài, tích tụ tại thận khiến cơ quan này hoạt động kém, làm hẹp dần ống thông tiểu, gây suy thận, sỏi thận, nhiễm trùng thận thậm chí nhiễm độc toàn thân…
  • Dẫn đến tàn phế: Các hạt tophi (hạt sần dưới da) sẽ làm phá hủy cấu trúc tự nhiên của khớp, gây biến dạng khớp, vận động vô cùng khó khăn. Hơn nữa, khi các hạt tophi này bị vỡ ra, gây nhiễm trùng khiến vi khuẩn xâm nhập vào khớp, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ cắt bỏ các chi, gây tàn phế…
  • Tăng nguy cơ đột quỵ: Người mắc bệnh gout thường kèm theo những bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, cao mỡ máu,… nên rất dễ bị đột quỵ nếu không được phát hiện và điều trị bệnh gout kịp thời.

Cách chữa bệnh gout bằng sữa chua hiệu quả

Như đã nói ở trên, sữa chua có công dụng rất tốt đối với người mắc bệnh gout, chính vì vậy, các bác sĩ chỉ ra những lợi ích bất ngờ về sữa chua.

Sữa chua là một trong những sản phẩm được làm từ sữa nhờ quá trình lên men tự nhiên. Vi khuẩn lên men tương tác với các loại đường tự nhiên trong sữa tạo thành acid lactic, làm cho sữa chua có hương vị đặc biệt. Sữa chua cũng là một trong những món ăn chiếm được tình cảm của nhiều gia đình, nhiều lứa tuổi bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng.

Một nghiên cứu của Đại học Vienna – Áo đã chỉ ra, tiêu thụ sữa chua hàng ngày có thể làm tăng số lượng các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Do đó, sữa chua được coi là có tác dụng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, có tác dụng chống lại bệnh tật.

Bên cạnh đó, sữa chua còn giúp giữ ổn định trọng lượng cơ thể, giảm cholesterol “xấu”, tốt cho quá trình tiêu hóa, phòng ngừa loãng xương và làm mịn màng, trẻ hóa làn da…

chua benh gout bang sua chua
Chữa bệnh gout bằng sữa chua hiệu quả

Tác dụng trị gout kỳ diệu của sữa chua

Sữa chua cũng là thực phẩm được các chuyên gia đầu ngành khuyên nên sử dụng mỗi ngày để điều trị bệnh gout. Đây được xem là phát hiện vô cùng bất ngờ của giới y học bởi thông thường, người bệnh gout đang trong quá trình điều trị luôn được khuyến cáo là không nên sử dụng các thực phẩm có tính chua, vì sẽ làm tăng hàm lượng acid uric trong máu.

Nhưng sữa chua lại là ngoại lệ vì sữa chua là một thực phẩm thuộc hàng hiếm có tác dụng khá tốt trong quá trình điều trị bệnh gout, nhất là việc làm giảm các cơn đau gout cấp tính và ngăn chúng quay trở lại.

Sở dĩ sữa chua làm được điều này là do sữa chua là một sản phẩm của quá trình lên men sữa động vật bởi một số vi khuẩn có lợi như: streptococcus, thermophiles, lactobacillus bungaricus, lactobacillus caucasicus, streptococcus lactic, streptococcus cremoris, nấm men… đóng vai trò chuyển hoá đường đa thành đường đơn, làm giảm nồng độ pH của sữa chua kéo theo sự tích tụ canxi trong sữa, chuyển hoá các loại đạm trong sữa thành peptone và acid amin.

Trong quá trình lên men, sữa chua sản sinh ra một số vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hoá, tăng nhu động đường ruột giúp loại bỏ một số chất gây hại cho cơ thể người bệnh, trong đó có cả acid uric thừa tồn tại trong máu nên sữa chua đặc biệt tốt đối với người bệnh gout. Với hàm lượng carbohydrat, protein ở mức vừa phải, sữa chua giúp duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định, sữa chua còn giúp người bệnh gout ăn ngon miệng hơn trong quá trình kiêng cữ, cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn để người bệnh khoẻ mạnh hơn.

Cách chữa bệnh gout bằng sữa chua khoa học

Bệnh gout được biết đến là một trong những căn bệnh kinh niên với tỷ lệ người mắc bệnh không ngừng gia tăng theo từng năm. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên, nam giới mắc bệnh chiếm tới 95% và những người bị thừa cân, béo phì, thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích và gia đình có tiền sử bị bệnh gout có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Để đối phó lại với bệnh gout không hề đơn giản, đó là lý do nếu chỉ “đơn phương độc mã” sử dụng sữa chua thì không thể tiêt diệt được hết căn bệnh nan y này.

Tuy nhiên, với những lợi ích mà sữa chua mang lại, người bệnh gout vẫn rất nên dùng sữa chua hàng ngày nhưng cần nhớ sử dụng ở mức vừa phải, tránh lạm dụng thái quá. Theo đó, người bệnh chỉ nên sử dụng tối đa 1 hộp/ngày. Mức ăn này sẽ giúp hỗ trợ dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh gout mà không bị lắng đọng acid uric trong máu từ việc sử dụng sữa chua.

Ngoài ra, người bệnh gout nên hạn chế thịt nạc và cá nạc, gia cầm; tuyệt đối tránh thực phẩm chứa rất nhiều purin (óc, gan, bầu dục, tuyến ức bê, lưỡi, thịt lợn). Thay vào đó, nên sử dụng các loại rau xanh không chứa nhân purin, duy trì lượng nươc cần thiết cho cơ thể ở mức từ 2-3 lít nước/ ngày giúp cơ thể bài tiết tốt acid uric, hạn chế sự lắng đọng sỏi ở ống thận do kết tủa acid uric gây ra.

Trên đây là những vấn đề liên quan việc chữa bệnh gout bằng sữa chua hiệu quả. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về bệnh Xương khớp để bảo vệ mình và những người xung quanh tránh khỏi căn bệnh này nhé.

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)