Các biến chứng của bệnh gout và cách khắc phục
Xem nhanh nội dung bài viết
Bệnh gout là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến và trở nên trẻ hóa do lối sống thiếu lành mạnh. Căn bệnh này cần được điều trị một cách kỹ càng để mang đến hiệu quả cao. Cúng chúng tôi tìm hiểu các biến chứng của bệnh gout và cách khắc phục để có những phương pháp phù hợp nhất nhé!
1. Những biến chứng của bệnh gout
Hỏng khớp, bại liệt
Khi bệnh gút đã bước sang giai đoạn mãn tính thì ở khớp tổn thương thường xuất hiện các hạt tophi. Hạt tophi chính là tập hợp của nhiều tinh thể muối urat.
Hạt tophi thường dễ xuất hiện ở các vị trí như ngón, cổ tay, chân, mắt cá chân… Khi hạt tophi phát triển, chúng có thể ăn mòn da cũng như các mô sụn xung quanh khớp. Từ đó, có thể làm phát sinh những cơn đau mãn tính, khớp sẽ dễ bị biến dạng.
Nếu không sớm điều trị, khớp có thể bị phá hủy hoàn toàn. Lúc này, người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ bại liệt, mất hẳn khả năng vận động khớp.
Nguy cơ đột quỵ, tai biến
Đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải khi không kiểm soát tốt bệnh gút. Ngoài việc lắng đọng trực tiếp ở thận, các tinh thể muối urat cũng có thể lắng đọng cả trong lòng mạch máu.
Tình trạng này sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu. Từ đó, gây ra những tổn thương trong hệ mạch, van tim, gây viêm màng cơ tim. Nguy hiểm hơn là việc muối urat tích tụ ở mạch máu não.
Chính điều này là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến ở bệnh nhân gút. Nhiều trường hợp người bệnh còn đứng trước nguy cơ tử vong khi các biến chứng này không được phát hiện kịp thời.
Tổn thương thận
Ở bệnh nhân gút, lượng axit uric thường được sản xuất vượt ngưỡng cho phép. Trong khi, axit uric lại được đào thải qua đường nước tiểu. Điều này khiến cho thận và hệ thống dẫn niệu phải chịu nhiều áp lực. Khi không được đào thải tốt, muối urat cũng có thể được hình thành ngay tại cơ quan này.
Thống kê cho thấy rằng, có tới 10 – 15% tổng số bệnh nhân gút gặp phải các vấn đề về thận. Thường gặp nhất là các bệnh như sỏi thận, viêm khe thận, tắc ống thận…
Trường hợp không can thiệp sớm, chức năng của thận sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này tạo cơ hội cho các loại thuốc điều trị phát sinh các tác dụng phụ khiến thận bị tổn thương trầm trọng hơn. Người bệnh có thể bị ngộ độc thận hay suy thận rất nguy hiểm.
Các biến chứng khác
Ngoài những biến chứng nghiêm trọng nêu trên, bệnh nhân gút còn có thể gặp phải các vấn đề khác. Một số vấn đề về mắt như tầm nhìn kém, khô mắt, đục thủy tinh thể… cũng được cho là có liên quan đến bệnh gút.
Ngoài ra, người bệnh còn dễ gặp phải tình trạng rối loạn cảm xúc. Bởi triệu chứng của bệnh nếu kích hoạt ở mức độ nặng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Người bệnh dễ trở nên bi quan, cảm xúc bất ổn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh gút trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân phát sinh biến chứng. Thường gặp nhất là tình trạng viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khi dùng thuốc giảm đau, kháng viêm.
2. Triệu chứng của bệnh gout
– Đau khớp dữ dội: Bệnh gút thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái đầu tiên, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Khi bị bệnh gút, bạn sẽ nhận thấy cơn đau dữ dội nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ đầu tiên.
– Cơn đau khớp dữ dội về đêm: Một triệu chứng bệnh gút điển hình khác là bạn sẽ có những cơn đau khớp dữ dội về đêm.
– Da bị đỏ, ngứa và bong tróc: Bệnh gút sẽ làm các khớp bị đỏ, trông như nhiễm trùng. Khi cơn đau thuyên giảm, bạn sẽ thấy khớp bị ngứa và vùng da xung quanh bong tróc.
– Gặp khó khăn khi vận động: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không di chuyển được khớp như bình thường, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.
– Cơn đau tái phát theo đợt: Gút sẽ hành hạ người bệnh theo từng đợt bất thường. Các đợt đau gút tái phát có thể cách nhau từ vài tháng tới vài năm tùy thuộc cách mà bạn kiểm soát bệnh.
3. Những lưu ý cho người bệnh gout
Sớm thăm khám khi tình trạng sưng đau ở khớp xuất hiện đột ngột, khó kiểm soát.
Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị từ bác sĩ, dùng thuốc đúng kế hoạch được chỉ định.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Khi đang mắc bệnh cần hạn chế các thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản..
Tránh xa rượu bia, thức uống có gas, nước ngọt cũng như chất kích thích.
Không nên làm việc quá sức, vận động mạnh. Chú ý dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, nhất là khi khớp xương đang sưng đau.
Uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi chất và thanh lọc cơ thể, hỗ trợ đào thải axit uric.
Kết hợp rèn luyện các bài tập phù hợp để xương khớp được chắc khỏe, cải thiện khả năng vận động.
4. Những thực phẩm cần bổ sung cho người bệnh gout
Bổ sung thêm 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày.
Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm.
Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo …) vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn, lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50-100g.
Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì….
Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.
Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây.
Nên thay thế các loại dầu bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng….để giảm bớt lượng chất béo.
Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh gút hiệu quả
Chế độ ăn uống dư thừa đạm purin cộng với thói quen sinh hoạt không khoa học là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gút. Để phòng tránh bệnh gút bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:
+ Giảm tiêu thụ đạm trong thực đơn mỗi ngày: Những thức ăn chứa nhiều đạm purin như các loại hải sản (tôm, cua, các trích, sò, ốc…), nội tạng động vật hay các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, … sẽ làm gia tăng tích tụ acid uric trong máu từ đó dẫn đến bệnh gút. Thay vào đó bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả như dưa chuột, súp lơ, bí đỏ, ngũ cốc, các loại hạt,…
+ Luyện tập thể dục thể thao: Việc duy trì luyện tập giúp cơ thể ổn định được cân nặng, hạn chế tình trạng dư cân béo phì từ đó giảm được áp lực cân nặng của cơ thể lên các khớp xương. Việc luyện tập thể dục thể thao làm giúp thông khí huyết, tăng cường lưu thông máu qua đó hạn chế sự lắng động các tinh thể muối urat nên ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gút cho chúng ta.
+ Hạn chế sử dụng bia, rượu và thuốc lá: Uống nhiều bia, rượu (hay những thức uống có cồn không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe toàn trạng mà chính lượng cồn trong bia rượu sẽ được chuyển hóa thành acid lactic, các chất này sẽ cạnh tranh với acid uric trong thận để ưu tiên thải loại. Do đó để phòng tránh bệnh gút bạn nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày, nhất là nước khoáng, hạn chế tối đa sử dụng đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá cũng ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh gút. Vì thuốc lá thường chứa nhiều chất độc khiến máu lưu thông kém, ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng sụn khớp, tạo điều kiện làm lắng đọng muối urat ở các khớp.
+ Kiểm soát những dấu hiệu bất thường của cơ thể: Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình một chút thời gian để quan sát xem cơ thể có xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sưng đau, tấy đỏ, nóng rát ở các khớp sau những bữa ăn giàu đạm hay uống rượu bia… Nếu có, bạn nhớ đến các cơ sở y tế uy tín ngay và luôn để kiểm tra xem đó có phải là bệnh gout hay không nhé.
Hi vọng qua những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về biến chứng của bệnh gout cũng như cách phòng ngữa và chữa trị hiệu quả. Cùng tham khảo để có được những phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Cần hỗ trợ tư vấn thêm hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!