#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Bị gai cột sống cần kiêng ăn gì để cải thiện bệnh

Gai cột sống ngày nay khá phổ biến với nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Việc điều trị bệnh cũng cần có những phương pháp phù hợp nhất. Ngoài sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống cũng cần được chú trọng để có hiệu quả nhất. Vậy gai cột sống cần kiêng ăn để cải thiện bệnh? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Bệnh gai cột sống nên kiêng ăn gì để cải thiện bệnh?

Bệnh gai cột sống không nên ăn thực phẩm giàu đạm từ thịt đỏ

Người bệnh không nên ăn các loại thịt đỏ giàu đạm như: trâu, bò, lợn, dê, chó,… vì những loại này khó tiêu hóa sẽ không tốt cho bệnh gai cột sống. Nguyên nhân do ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng axit uric máu. Do đó khi máu với hàm lượng axit uric cao sẽ không tốt cho tương khớp và làm tăng những cơn đau nhức.

Đặc biệt gan sẽ phải hoạt động với công suất lớn khi ăn nhiều các loại thức ăn này. Làm giảm hiệu quả chữa trị với thuốc Đông y

Bệnh nhân gai cột sống nên hạn chế ăn thịt đỏ

Người bị gai cột sống nên kiêng ăn các loại thức ăn nhanh và hạn chế đường, muối

Các loại thức ăn nhanh như: gà rán, khoai tây chiên,… rất không tốt cho bệnh nhân bị gai cột sống nói riêng và người mắc bệnh xương khớp nói chung. Do đó người bệnh nên hạn chế và thay vào đó là chế độ dinh dưỡng đầy đủ với rau củ, quả trong các bữa ăn. Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cho hệ xương khớp hoạt động tốt và có được sức khỏe tốt, từ đó nâng cao khả năng tự chống lại bệnh tật.

Bên cạnh đó, đường muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, người bệnh gai cột sống cần chú ý kiêng cử.

Bệnh nhân gai cột sống nên kiêng thức ăn nhanh
Bệnh nhân gai cột sống nên kiêng thức ăn nhanh

Người bệnh gai cột sống nên kiêng rượu, bia, nước ngọt và các loại nước có ga

Khi bị bất kỳ bệnh nào, bệnh nhân đều được khuyên là nên hạn chế rượu bia và các loại đồ uống có cồn. Bệnh gai cột sống cũng không phải ngoại lệ, bởi xét từ sâu xa, các bệnh đều có liên quan đến nhau, từ bệnh này có thể dẫn đến bệnh khác.

Sử dụng rượu bia, nước ngọt sẽ khiến gan suy yếu, khả năng tẩy độc, lọc sẽ bị suy giảm, điều này có thể dẫn đến các cơn đau cột sống kéo dài.

Chính bởi vậy, để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh và giúp bệnh tiến triển tốt hơn, bệnh nhân gai cột sống nên kiêng tối đa các loại thức ăn, thức uống được kể trên.

Bệnh nhân gai cột sống nên kiêng rượu bia nước ngọt
Bệnh nhân gai cột sống nên kiêng rượu bia nước ngọt

2. Những thực phẩm tốt cho người bị gai cột sống

Đồ ăn chứa nhiều Omega 3 rất tốt cho người bị gai cột sống

Omega 3 là thành phần chính tạo nên khớp xương, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị bệnh. Các loại cá biển như cá trích, cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ… là những thực phẩm giàu Omega 3, rất tốt cho những người bị gai đốt sống.

Tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi

Theo các chuyên gia, canxi chính là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương. Do đó để giúp xương phục hồi những tổn thương nhanh hơn và giảm thời gian tạo nên các gai xương, chúng ta cần cung cấp đầy đủ canxi, hỗ trợ xương thêm khỏe mạnh và rắn chắc.

những thực phẩm giàu canxi tốt cho người bệnh gai cột sống

Bổ sung nhiều vitamin D

Ngoài việc giúp cho hệ thống xương được khỏe mạnh. Vitamin D hỗ trợ tăng cường hấp thụ và chuyển hóa lượng canxi trong cơ thể. Do đó sẽ giúp bảo vệ và tăng cường hệ xương.

3. Các loại sữa hỗ trợ điều trị gai cột sống

các loại sữa tốt cho người bệnh gai cột sống

Sữa Anlene

Đây là sản phẩm dành cho những người mắc bệnh loãng xương, nhất là người cao tuổi. Thành phần chính của sữa là canxi và vitamin D giúp bổ sung các chất cần thiết giúp xương chắc khoẻ. Đặc biệt, uống sữa anlene mỗi ngày giúp ngăn ngừa được tình trạng loãng xương ở người già.

Sữa Ensure Gold

Đây là sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ, bán khá chạy ở Việt Nam. Sữa dành cho nhiều đối tượng từ người kém ăn, người bệnh cần phục hồi nhanh, người cao tuổi muốn tăng cường hệ xương khớp…

Với thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng lớn canxi, vitamin D, photpho giúp bổ sung những dưỡng chất thiếu hụt khi bị gai cột sống từ đó giảm đau nhức, cải thiện bệnh tốt hơn.

Sữa Enplus Gold

Đây là sản phẩn có hàm lượng canxi, vitamin D dồi dào thích hợp cho người cao tuổi, những người có hệ xương khớp kém, người suy dinh dưỡng, mới ốm dậy…

Người bệnh gai cột sống có thể uống sữa này để giúp hệ xương cắc khoẻ hơn, tăng sức đề kháng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Sữa chua

Bệnh nhân bị gai cột sống cũng có thể ăn sữa chua mỗi ngày, không chỉ tốt cho hệ tiêu hoá mà còn cung cấp lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

Không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hoá mà trong sữa chua còn chứa hàm lượng canxi cao vì vậy mà rất tốt cho người bệnh xương khớp.

5. Các biện pháp điều trị bệnh Gai cột sống

Điều trị gai cột sống có thể kết hợp các phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu cùng với tập thể dục thường xuyên.

Các biện pháp không gây hại có thể áp dụng như mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng cũng đem lại hiệu quả tích cực

Các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid hoặc corticoid, vitamin, thuốc giãn cơ dùng để điều trị triệu chứng. Các dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ cũng giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh

Phẫu thuật chỉ được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép thần kinh gây ra tê tay, chân, rối loạn đại tiểu tiện. Dù vậy thì phẫu thuật không đảm bảo các gai xương không tái phát vì đây là một đáp ứng viêm tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ để phát hiện và xử trí diễn tiến xấu kịp thời

Các phương pháp điều trị bệnh gai cột sống

6. Phòng ngừa bệnh gai cột sống

Chế độ dinh dưỡng

– Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và đặc biệt tăng cường các thực phẩm giàu canxi. Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200 mg canxi.

– Các loại thức ăn chứa nhiều calci như sữa, các sản phẩm từ sữa. Bởi vì những loại thức ăn này rất giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra còn kể đến các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể.

– Hãy bổ sung các loại thực phẩm sau đây vào thực đơn hằng ngày của bạn để có một hệ xương chắc khỏe:

+ Sử dụng các loại xương khác nhau để hầm canh hằng ngày. Bởi vì trong những loại thực phẩm đó có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe, bổ sung nguồn canxi cho cơ thể.

+ Nấm và mộc nhĩ: không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… là các bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi.

+ Hoa quả: nên ăn các loại ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố vitamin C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong phòng ngừa bệnh gai cột sống
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong phòng ngừa bệnh gai cột sống

Tập thể dục

– Tập thể dục thường xuyên luôn tốt cho sức khỏe không chỉ người bệnh mà còn người bình thường.  Đặc biệc nên tập các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Duy trì việc tập thể dục buổi sáng 10-15 phút với các bài tập thở, thực hiện các động tác vận động các phần cột sống về tất cả các hướng.

– Tránh những môn thể thao quá sức chịu đựng bình thường của mình (như cử tạ quá nặng, gymnastics: vận động quá khó), nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga.

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe phòng ngừa bệnh gai cột sống
Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe phòng ngừa bệnh gai cột sống

Tránh các thói quen xấu

– Hạn chế các tư thế đứng, khuân vác nặng,  ngồi khom lưng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.

– Không hút thuốc lá

– Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh

Trên đây là một số thông tin giúp các bạn biết bệnh gai cột sống cần kiêng gì. Hãy tham khảo để có chế độ ăn uống hợp lý giúp hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị gai cột sống. Cần hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)